DeFi là gì? Cách đầu tư vào Defi và 4 ứng dụng tiềm năng của DeFi

Từ giữ năm 2019, các giải pháp DeFi đã nổi lên như những lựa chọn thay thế cho hệ sinh thái ngân hàng truyền thống (xem bài viết https://remitano.com/forum/vn/post/3317-tai-chinh-phi-tap-trung-defi-nam-2020). Nhiều giải pháp của DeFi rất mới lạ và có thể mang lại mức lợi nhuận cao hơn thị trường tài chính tập trung. Tuy nhiên, […]

Đã cập nhật 10 tháng 1 năm 2022

Bởi TopOnMedia

DeFi là gì? Cách đầu tư vào Defi và 4 ứng dụng tiềm năng của DeFi
  1. Từ giữ năm 2019, các giải pháp DeFi đã nổi lên như những lựa chọn thay thế cho hệ sinh thái ngân hàng truyền thống (xem bài viết https://remitano.com/forum/vn/post/3317-tai-chinh-phi-tap-trung-defi-nam-2020). Nhiều giải pháp của DeFi rất mới lạ và có thể mang lại mức lợi nhuận cao hơn thị trường tài chính tập trung. Tuy nhiên, nhiều NĐT ở VN còn xa lạ với DeFi.

    Bài viết này muốn giới thiệu một số trường hợp sử dụng và ví dụ thực tế của DeFi để các NĐT có những thông tin mới nhất và hữu ích nhất về nền tảng này. Hy vọng bài viết sẽ giúp các NĐT tìm được những cơ hội đầu tư hấp dẫn trong thị trường DeFi.

    DeFi là gì và các dịch vụ tài chính mà DeFi cung cấp.

    DeFi được viết tắt của từ Decentralised Finance, hay tạm dịch là Tài chính phi tập trung. DeFi tận dụng sức mạnh của Blockchain để tạo nên môi trường giao dịch được coi là hệ thống thị trường, tổ chức hay các công cụ tài chính được quản lý phi tập trung. Ở đó nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch tài chính mà không phải chịu bất kỳ sự chi phối từ tổ chức chính phủ hay bên thứ 3..

    Cụ thể hơn, thuật ngữ tài chính phi tập trung đề cập đến một phong trào mới có mục tiêu tạo ra hệ sinh thái dịch vụ tài chính mã nguồn mở, không cần sự cho phép, có tính minh bạch, dành cho tất cả mọi người và hoạt động mà không dựa vào bất kỳ một cơ quan tập trung nào. Người dùng sẽ duy trì toàn quyền kiểm soát tài sản của họ và tương tác với hệ sinh thái này thông qua các ứng dụng ngang hàng (P2P), và ứng dụng phi tập trung (dapps).

    Defi là gì

    Defi là gì?

    Các dịch vụ/sản phẩm tài chính mà DeFi cung cấp rất đa dạng, bao gồm từ tài sản kỹ thuật số có thể đại diện hoặc không đại diện cho các tài sản thực, cho đến các hợp đồng tài chính thông minh có thể mô phỏng các sản phẩm phái sinh hiện hữu trong thị trường tài chính truyền thống.

    Tại sao DeFi lại quan trọng? Defi khác gì với tài chính truyền thống

    DeFi là mạng lưới của các Dapp và Smart Contract được xây dựng trên chuỗi khối Ethereum. Có thể giúp bạn tự do chủ động quản lý, kiểm soát được tài sản của mình như giao dịch, cho vay, đầu tư,…
    DeFi được xem là quy mô tài chính đi ngược với kiểu tài chính truyền thống (Centralized Finance – CeFi). Trong CeFi, các tổ chức tài chính, công ty và thị trường tài chính sẽ luôn tồn tại, được xem là trung gian có quyền lực điều khiển, quản lý, đầu tư tài sản của bạn (ngân hàng hoặc tổ chức tài chính).
    DeFi hướng đến mục tiêu xây dựng một môi trường tài chính mới, dân chủ hóa hệ thống và quy định nên một môi trường công bằng hơn thông qua việc giao dịch minh bạch.

    Xem thêm:

    Synthetics là gì và synthetics có thể mang lại điều gì?

    Synthetics là các công cụ hoặc sản phẩm tài chính được thiết kế nhằm mô phỏng các công cụ tài chính truyền thống khác nhưng đồng thời cũng có một vài đặc điểm chính của chúng được thay đổi. Chức năng của một công cụ tài chính cũng có thể đạt được thông qua sự kết hợp của nhiều công cụ tài chính khác. Những công cụ này được tạo ra để cung cấp tính linh hoạt, các tùy biến và tính dễ sử dụng phù hợp với nhu cầu của từng nhà đầu tư và các khách hàng khác nhau.

    Nguồn: https://www.forex.academy/crypto-synthetic-assets-explained/

    Synthetics cho phép nhà đầu tư mua phiên bản mô phỏng/tổng hợp của một tài sản bằng bất kỳ tài sản nào khác mà nền tảng bán chấp nhận và sau đó bán lại nó tại mức giá giao ngay trong tương lai.

    Trên nền tảng tổng hợp (synthetics) khi một trader mua tài sản tổng hợp, giao dịch này tạo ra cơ hội đầu cơ chênh lệch giá cho các nhà tạo lập thị trường có thể mua tài sản cơ sở khi giá của nó thay đổi (Bitcoin là một ví dụ về tài sản cơ sở). Đây là động cơ lợi nhuận giữ cho giá cố định với tài sản cơ sở.

    Tại sao Synthetics lại cần thiết đối với thị trường DeFi?

    Các tài sản tổng hợp (synthetics) xác định và giải quyết bốn lĩnh vực thiết yếu có thể giúp DeFi mở rộng quy mô như sau.

    Thanh khoản

    Thiếu thanh khoản luôn là một vấn đề lớn trong không gian DeFi. Nhiều người chơi khác nhau trong thị trường này, đặc biệt là các nhà tạo lập thị trường, giao dịch một số lượng lớn các loại tiền điện tử khác nhau. Và chỉ có một số lượng rất hạn chế công cụ tài chính trong không gian DeFi thích hợp cho công việc quản lý rủi ro. Đây là lĩnh vực mà synthetics có thể giúp DeFi mở rộng quy mô bằng cách bảo vệ lợi nhuận và phòng ngừa rủi ro.

    Giải quyết rào cản công nghệ

    Hợp đồng thông minh là một trong những trụ cột của thị trường DeFi, nhưng vẫn khó để di chuyển tài sản qua nhiều chuỗi khối vì nó yêu cầu quyền truy cập trực tiếp vào tài sản trên tất cả các nền tảng. Vấn đề giao tiếp xuyên chuỗi này đặt ra một hạn chế nghiêm trọng về tính khả dụng của tài sản trên một sàn giao dịch phi tập trung. Các synthetics cho phép trader truy cập trực tiếp vào tài sản, do đó giải quyết được rào cản Công Nghệ này.

    Quy mô tài sản

    Việc bắc cầu hoặc kết nối các tài sản trong thế giới thực như tiền tệ fiat, vàng, v.v. với các nền tảng blockchain theo những giao thức không cần sự tin cậy ban đầu luôn là một trong những thách thức lớn đối với không gian DeFi. Cho đến nay, các stablecoin như Tether đã đảm nhận vai trò này khi các đồng tiền pháp định được dùng để đảm bảo. Tuy nhiên với synthetics, người mua sở hữu tài sản tổng hợp này có thể giao dịch với các loại tiền pháp định mà không cần thực sự nắm giữ tài sản đó với một cơ quan tập trung nào. Do đó, người này không trực tiếp chịu rủi ro thị trường. Và nhờ đó, synthetics cung cấp một cơ chế linh hoạt để giúp mở rộng quy mô tài sản trong không gian DeFi.

    Thu hút nhiều NĐT tham gia DeFi hơn

    Bên cạnh quy mô tài sản, một lĩnh vực khác mà các tài sản tổng hợp có thể gây ảnh hưởng trực tiếp là tính dễ dàng tham gia của nhà đầu tư. Trong tài chính truyền thống, các sản phẩm tổng hợp chỉ dành cho các nhà đầu tư lớn có nhiều yêu cầu phức tạp, và cho phép các nhà đầu tư này tạo ra các hồ sơ quản lý rủi ro tinh vi. Ngược lại, các nền tảng blockchain dựa trên hợp đồng thông minh cùng với một số công cụ fintech của chúng có thể thu hút được các nhà đầu tư quy mô nhỏ hơn. Với các sản phẩm tổng hợp của thị trường DeFi, người dùng có thể tham gia vào bất kỳ thị trường nào miễn là có dữ liệu giá. Điều này có nghĩa là quyền tham gia không bị giới hạn theo sự lựa chọn của bất kỳ bên thứ ba tập trung nào. Bất kỳ ai cũng có thể tham gia giao dịch các tài sản tổng hợp miễn là giá thị trường được công khai.

    Sàn giao dịch phi tập trung (DEX)

    DEX cho phép việc giao dịch thanh toán mua và bán được diễn ra hằng ngày trên Blockchain, mà không cần có sự can thiệp của bên thứ 3.

    Dự đoán thị trường

    Là hoạt động như dự đoán xu hướng thị trường được áp dụng Smart Contract. Ở đây, bạn có thể dự đoán biến động của một đồng coin nào đó. Nếu dự đoán đúng giá đúng thì bạn sẽ nhận được token, ngược lại thì nhà đầu tư sẽ mất token.

    Giao dịch ký quỹ (Margin trading)

    Giao dịch ký quỹ là thuật ngữ thường được dùng trong Crypto, đây là một cách đầu tư với mức lợi nhuận vô cùng cao. Bằng việc đầu tư với một khoản vay từ sàn, sau khi thanh lý sẽ trả lại khoản đã vay cộng thêm phí dịch vụ. Bạn có thể giao dịch nhiều hơn số tài sản mà bạn có hiện tại.

    Cho vay ngang hàng ( p2p lending)

    Với quy mô cho vay của DeFi đã loại bỏ trung gian. Nhờ đây, số tiền mà người cho vay thu về sẽ có khoản lợi nhuận cao rất nhiều và người đi vay cũng sẽ trả ít hơn.

    Rủi ro của DeFi là gì?

    Smart Contract được xem là môi trường được đáng giá cao về độ an toàn. Nhưng sẽ không có giới hạn, các hacker giỏi vẫn có thể tìm ra lỗ hổng nào đó để xâm nhập. Vì thế, DeFi vẫn đang và cố gắng cải thiện nhiều hơn về tính bảo mật cho Smart Contract.

    Xem thêm6 đặc điểm thường thấy của dự án Defi scam


    Rủi ro của Defi là gì

    Rủi ro của Defi là gì


    Từ khi có Blockchain các chính phủ của nhiều quốc gia đã không hài lòng với nền tảng này và giờ đây DeFi lại là nguy cơ đến khả năng kiểm soát tài chính của chính phủ. Bản thân DeFi không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân tổ chức tài chính, mà nó còn ảnh hưởng đến lợi ích bình ổn của một quốc gia.

    Vì thế việc công nhận hợp pháp DeFi là rất khó khăn. Thậm chí còn có lệnh cấm hoạt động trên hệ thống blockchain điển hình như Trung Quốc.

    DeFi có phải là tương lai của thị trường tài chính tiền tệ?

    DeFi hiện nay là thị trường có nguồn lực đổ vào và tăng dần theo thời gian. Trong 1 năm gần đây, Tổng vốn hóa thị trường đã tăng “chóng mặt” lên gấp 12 lần và mở ra nhiều tiềm năng cho nhà đầu từ vào DeFi.


    Defi có phải là tương lai của tài chính tiền tệ

    Defi có phải là tương lai của tài chính tiền tệ

    Tương lai sắp tới, chắc hẳn DeFi sẽ thay đổi và ảnh hưởng khá lớn đối với quy mô tài chính truyền thống tại nhiều quốc gia. Nhiều nhà đầu tư đang rất chán nản về tập quyền của các tài chính chính thống. Nhà đầu tư hiện nay họ muốn được tự do, không bị kiểm soát bởi một thế lực nào. Có quyền quyết định mua bán minh bạch hơn.
    Vì thế, họ sẽ có xu hướng chuyển dần sang đầu tư vào DeFi để không còn lệ thuộc vào bên thứ 3 hay tổ chức chính phủ nào. Tuy nhiên, việc DeFi sẽ thay thế hoàn toàn CeFi sẽ khó có thể xảy ra, Vì do nhiều yếu tố phụ thuộc vào chính trị quốc gia.

    4 ứng dụng chính của DeFi trong đầu tư tiền điện tử

    Có nhiều loại công cụ tổng hợp khác nhau trong không gian DeFi. Trong khi một số tương tự như các đối thủ cạnh tranh trong không gian tài chính tập trung truyền thống , thì một số lại hoàn toàn là sản phẩm độc nhất vô nhị của không gian DeFi. Chúng ta sẽ thảo luận về một vài công cụ như vậy với các ví dụ có liên quan.

    Xem thêmSự khác nhau giữa tiền điện tử và tiền pháp định


    Các ứng dụng nổi bật của Defi là gì

    Các ứng dụng nổi bật của Defi là gì

    #1. Công cụ vay và cho vay tiền kỹ thuật số

    Khái niệm chung

    Các nền tảng cho vay trong thị trường tài chính phi tập trung cung cấp các khoản vay cho người đi vay hoặc các doanh nghiệp theo các giao thức không cần thiết lập sự tin cậy ban đầu, tức là không cần bất kỳ bên trung gian nào, trong khi vẫn đem lại cho người tham gia những khoản lãi suất trên tiền gửi điện tử và stablecoin.

    Về loại blockchain được sử dụng, Ethereum và EOS là hai tên tuổi thống trị thị trường cho vay DeFi. Trong khi hầu hết các ứng dụng cho vay DeFi được xây dựng trên blockchain Ethereum (15 tính đến tháng 6 năm 2019), thì EOS lại lập kỷ lục về số tiền cao nhất (hơn 600 triệu đô la) được mã hóa bởi một công nghệ blockchain.

    Tỷ lệ cho vay và đi vay truyền thống của các tổ chức tín dụng đối với đồng USD ở Mỹ nằm trong khoảng từ 2-3%. Tuy nhiên, lãi suất cho vay và đi vay trong không gian DeFi cao hơn, cụ thể lãi suất đi vay ở mức 6-10% đối với đồng USDC và lên đến 17,5% đối với đồng DAI.

    3 nền tảng cho vay tiêu biểu trên DeFi

    Ví dụ về các nền tảng và giao thức loại không giám sát là Dharma, Compound, Maker, Nuo Network, dYdX, Fulcrum, ETHLend, v.v. Trong khi BlockFi và Nexo sẽ là ví dụ về các nền tảng có giám sát. MakerDAO, Dharma và Compound đại diện cho gần 80% tổng số đồng Ethereum được mã hóa trong các nền tảng DeFi. Hãy cùng xem xét các nền tảng này.

    Nguồn: https://github.com/qjflores/contracts

    Dharma là một nền tảng cho vay ngang hàng bán tập trung dựa trên nền tảng blockchain Ethereum. Nền tảng này cho phép dùng các đồng tiền như DAI, ETH, USDC làm tài sản thế chấp. Tỷ lệ tài sản đảm bảo trung bình là 210%. Và lãi suất thay đổi đối với mỗi đồng tiền khác nhau. Dharma cho phép người dùng cho vay và mượn tiền trong 90 ngày với lãi suất cố định. Ở đây lãi suất cho vay và đi vay ngang nhau. Lãi suất này được xác định theo cách thủ công trong một quy trình hộp đen. Một sự thật thú vị ở đây là ngay cả khi một người đi vay trả khoản vay trước 90 ngày, anh ta vẫn phải trả tổng tiền lãi cho cả 90 ngày.

    Nguồn: https://bitcoinexchangeguide.com/compound-crypto-money-market-helps-hodlers-earn-on-5-ethereum-tokens-eth-bat-rep-zrx-and-trueusd/

    Compound cũng là một giao thức thị trường tiền tệ dựa trên công nghệ blockchain Ethereum dành cho nhiều loại token khác nhau. Giao thức này hỗ trợ các token như BAT, DAI, ETH, USDC, REP, ZRX. Mọi thị trường tài sản đều được kết nối với cToken (đây là loại token hoạt động như một token trung gian cho tất cả các giao dịch) và người cho vay kiếm được lãi suất thông qua cToken. Compound là coi một giao thức ngang hàng thuộc nhóm tạo thanh khoản. Không giống như Dharma, lãi suất ở đây không cố định. Nó thay đổi dựa trên cung cầu trên thị trường tại từng thời điểm. Lãi suất sẽ tăng khi có nhu cầu dư thừa từ người đi vay và giảm khi có quá nhiều khoản có thể cho vay. Lãi suất cho vay luôn thấp hơn lãi suất đi vay để tạo tính thanh khoản cao hơn.

    Nguồn: https://medium.com/edgewallet/what-is-makerdao-ea26a13e4985

    MakerDao: Đồng stablecoin DAI của cộng đồng Maker có lẽ là đồng tiền tổng hợp nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi nhất trong DeFi. Nền tảng MakerDao hỗ trợ các token DAI và eth và cũng dựa trên blockchain Ethereum. Nền tảng này cho phép người dùng vay đồng DAI (đồng tiền được chốt giá mềm với đồng USD) bằng cách đặt token ETH trong một kho dự trữ được gọi là “Vị Trí Nợ Thế Chấp” (Collateralized Debt Position – CDP). Các khoản cho vay trong nền tảng này được tín chấp dư ở tỷ lệ trên 150% khi bắt đầu khoản vay – đến khoảng 480%. Có các cơ chế khác nhau dành cho các stablecoin được thế chấp bằng tiền điện tử để duy trì sự giá trị cố định của nó so với tiền đồng tiền pháp định.

    Không giống như các mô hình mạng ngang hàng nơi các đồng tiền số hiện có được chuyển giao trực tiếp giữa các bên của giao dịch, ở giao thức MakerDao chủ động phát hành tiền từ các kho dự trữ nói trên. Token Maker cho phép người dùng tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập như thu “phí quản lý”, phí này được xem như lãi suất của mạng lưới.

    #2. Các sản phẩm phái sinh DeFi

    Hợp đồng phái sinh là một hợp đồng tài chính giữa hai hoặc nhiều bên mà giá trị của nó tùy thuộc vào sự biến động giá của một thực thể cơ sở khác. Thực thể cơ sở này có thể là tài sản thật, lãi suất hoặc chỉ số, cũng như trái phiếu hay hàng hóa, v.v. và thường được gọi là “tài sản cơ sở”.

    Các công cụ phái sinh trong DeFi cung cấp tính linh hoạt cao trên nhiều tài sản và nền tảng. Công nghệ blockchain hợp đồng thông minh có thể phát hành các hợp đồng phái sinh đã mã hóa được thực thi một cách tự động và không cần sự cho phép của một cơ quan tập trung nào cả.

    Nguồn: https://blockgeeks.com/guides/crypto-derivatives-in-the-eu-a-breakdown/

    Mặc dù vẫn được sử dụng cho nhiều mục đích khác, có hai mục đích chính của việc sử dụng các công cụ phái sinh: 1) Bảo vệ NĐT khỏi biến động giá trong tương lai bằng cách ký hợp đồng mua một tài sản ở một mức giá nhất định; 2) Thu lợi nhuận bằng cách dự đoán giá của tài sản cơ sở sẽ thay đổi như thế nào trong tương lai.

    Có 4 loại hợp đồng phái sinh chính:

    a. Hợp đồng tương lai – Đối với loại hợp đồng này người mua phải mua một tài sản tại một mức giá thỏa thuận vào một ngày cố định trong tương lai. Các hợp đồng này được giao dịch trên các sàn .
    b. Hợp đồng kỳ hạn – Tương tự như hợp đồng tương lai nhưng có thể tùy chỉnh và linh hoạt hơn để phù hợp với cả hai bên.
    c. Hợp đồng quyền chọn – Đối với loại hợp đồng này người mua có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, mua hoặc bán tài sản cơ sở ở một mức giá cụ thể.
    d. Hợp đồng hoán đổi – Các hợp đồng này cho phép hai bên trao đổi một loại dòng tiền này cho một loại dòng tiền khác (thường là giữa dòng cố định và dòng thả nổi). Sự hoán đổi này thường là giữa lãi suất và tiền điện tử.

    Xem thêm: Phái sinh Bitcoin: Những công cụ đầu tư khôn ngoan

    Chiến lược khi đầu tư vào các hợp đồng phái sinh DeFi

    Trong không gian DeFi, hợp đồng tương lai rất cần thiết cho các trader trong việc bảo vệ vị thế lợi nhuận hiện tại và giảm thiểu rủi ro biến động giá của tiền điện tử trong tương lai. Các loại hợp đồng phái sinh khác lại cho phép trader thu được lợi nhuận từ sự biến động giá của bitcoin và các altcoin khác – mua ngay bây giờ ở mức giá thấp và bán lại ở giá cao hơn sau đó. Nhưng đây là một chiến lược rất rủi ro vì nó chỉ phù hợp trong thị trường tăng giá.

    Một chiến lược khác là bán khống (shorting) cũng được áp dụng trong không gian DeFi. Trong bối cảnh thị trường đang giảm giá, một trader có thể đi vay tài sản từ một sàn giao dịch hoặc người môi giới, và bán tài sản tại mức giá hiện tại của thị trường. Sau đó khi giá tài sản đi vay giảm nhiều, người đi vay mua lại cùng một lượng tài sản nhưng ở mức giá thấp hơn trước và trả lại bên cho vay, do đó thu được lợi nhuận từ chênh lệch giá. Trader chia một phần lợi nhuận cho người cho vay.

    Vậy, giao dịch hợp đồng phái sinh DeFi ở đâu?

    Ví dụ: Các sàn giao dịch tổ chức như LedgerX bắt đầu giao dịch các hợp đồng hoán đổi và hợp đồng quyền chọn có quy định từ tháng 10 năm 2017 theo sự chấp thuận của Ủy Ban Giao Dịch Hàng Hóa Tương Lai Hoa Kỳ (CFTC). Trong khi đó, Bakkt là một nền tảng khác cung cấp giao dịch hợp đồng tương lai đối với đồng Bitcoin. Các sàn giao dịch tiền điện tử lớn như OKEx cung cấp giao dịch hợp đồng tương lai và hợp đồng hoán đổi vĩnh viễn. Daxia, Set Protocol, Synthetix, UMA thuộc danh mục này.

    Synthetix là một nền tảng phát hành nhiều cấp, loại có tài sản thế chấp và đồng thời là một sàn giao dịch, cho phép người dùng tạo ra các tài sản tổng hợp khác nhau, bao gồm tiền pháp định, tiền điện tử, các hợp đồng phái sinh. Đây là một nền tảng giao dịch ngang hàng. Các token của Synthetix cung cấp khả năng tiếp xúc với hơn 20 tài sản khác nhau như bitcoin, đô la Mỹ, vàng, TESLA và AAPL trong chuỗi khối ethereum.

    Nguồn: https://academy.ivanontech.com/blog/defi-deep-dive-what-is-synthetix

    Lưu ý: Synthetics là các công cụ tài chính tổng hợp trong khi Synthetix là tên của một sàn giao dịch tài sản tổng hợp.

    Người dùng đặt tài sản thế chấp dưới dạng token SNX để tạo tài sản tổng hợp. Sau đó, họ có thể trao đổi hoặc hoán đổi một tài sản tổng hợp này với một tài sản tổng hợp khác, tương tự như định giá lại tài sản thế chấp thông qua một hộp tiên tri. Không có đối tác trực tiếp tham gia vào quá trình này. Synthetix sử dụng cơ chế tài sản thế chấp tổng hợp và do đó, những người tham gia cộng đồng này đồng gánh chịu rủi ro đối với các vị trí tổng hợp của người dùng.

    Nguồn: https://www.cryptoninjas.net/2020/03/26/uma-no-on-chain-price-token-contract/

    UMA là một nền tảng hợp đồng tài chính phi tập trung cho phép giao dịch hoán đổi tổng lợi nhuận trên nền tảng blockchain Ethereum từ đó cung cấp khả năng tiếp xúc với sản phẩm tổng hợp của nhiều tài sản khác.

    Giao thức mã nguồn mở của UMA cho phép bất kỳ hai đối tác nào tùy chỉnh và thiết lập hợp đồng tài chính thông minh của riêng họ, với các điều khoản riêng, yêu cầu ký quỹ và điều khoản chấm dứt hợp đồng. Nhưng các hợp đồng này được bảo đảm bằng các ưu đãi kinh tế. Nền tảng này cũng sử dụng một hộp tiên tri với dữ liệu giá được nạp vào để trả lại giá hiện tại của tài sản cơ sở.

    Một ví dụ về triển khai giao thức của UMA là token USStocks ERC20, đại diện cho chỉ số S&P 500 của Hoa Kỳ và được giao dịch trên sàn DDEX, sàn giao dịch phi tập trung có trụ sở tại Bắc Kinh. Token này thế chấp hoàn toàn một bên của hợp đồng và phát hành token cho giá trị tài khoản ký quỹ. Điều này dẫn đến kết quả là bên mua hợp đồng có quyền sở hữu tổng hợp.

    #3. Công cụ quản lý tài sản

    Các công cụ quản lý tài sản hoạt động như một bên giám sát nhưng cụ thể hơn là một tổ chức tài chính chuyên biệt nhằm bảo vệ tài sản của người dùng và không tham gia vào bất kỳ dịch vụ thương mại hoặc ngân hàng truyền thống nào cả. Trong không gian DeFi, các công cụ quản lý tài sản bao gồm ví, ứng dụng và trang tổng quan để quản lý tài sản của người dùng.

    Các cổng tiền điện tử tương tác với các Web 3.0 phải an toàn, trực quan và bất kỳ người dùng nào trên khắp thế giới đều truy cập được, nhưng vẫn cung cấp toàn quyền kiểm soát cho người dùng. Do đó, các công cụ quản lý tài sản, chẳng hạn như ví không giám sát, cần thiết trong việc phát triển web 3.0 trở thành xu hướng phổ biến.

    Đối với một nhà đầu tư mới, quá trình này rất phức tạp – thiết lập ví điện tử, tìm kiếm các sàn giao dịch, phân tán tài sản để đảm bảo mức độ đa dạng hóa, theo dõi chúng trên nhiều nền tảng, v.v. . Do đó, các công cụ quản lý tài sản tiền điện tử đã được tạo ra để giải quyết vấn đề kỹ thuật.

    Trong vài năm qua, chúng ta đã chứng kiến những cải tiến mạnh mẽ đối với ví điện tử và các công cụ quản lý tài sản khác về khả năng truy cập, các tính năng, tính bảo mật, mức độ thu hút nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, đến với không gian 400 tỷ USD này.

    Ví dụ về ví DeFi bao gồm MetaMask, Brave, Coinbase Wallet, Burner Wallet, MyEtherWallet, Abra, InstaDapp, Trust Wallet, Argent Wallet, Gnosis Safe, v.v.

    Nguồn: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.plutus.wallet&hl=en

    2 công cụ quản lý tài sản nổi tiếng trên DeFi

    Abra có lẽ là một trong những sản phẩm tổng hợp lâu đời nhất của không gian tiền điện tử. Bắt đầu là một ví tiền điện tử đơn giản, Abra hiện cho phép bạn đầu tư vào tiền điện tử cũng như các tài sản truyền thống như cổ phiếu và ETF. Nó cũng cung cấp tính năng quản lý danh mục đầu tư khi đang di chuyển thông qua ứng dụng dành cho thiết bị di động.

    Khi người dùng gửi tiền vào ví Abra của họ, số tiền ngay lập tức được chuyển đổi thành Bitcoin và được biểu thị dưới dạng USD trong ứng dụng Abra. Abra có thể làm điều này bằng cách duy trì một tỉ lệ btc /USD cố định, điều này đảm bảo rằng người dùng có thể chuyển đổi lại giá trị ban đầu, bất kể biến động giá của BTC hoặc USD. Điều này có nghĩa là Abra có thể tạo ra một stablecoin thế chấp bằng tiền điện tử.

    Nguồn: https://medium.com/instadapp/v2-624b4e896bce

    InstaDApp là một ví thông minh phi tập trung được xây dựng dựa trên giao thức MakerDAO. Hiện tại, nó đòi hỏi phải có một ví Ethereum web 3.0 như Metamask, Coinbase Wallet, TrustWallet, v.v. để tương tác với cổng InstaDApp. Người dùng cần có đồng ETH để chi trả phí gas* trong quá trình giao dịch.

    (*phí gas là phí sử dụng thế giới máy tính)

    Là một công cụ quản lý tài sản, ví này giúp người dùng theo dõi và quản lý các tài sản trên mạng lưới blockchain của mình và phân tích chúng một cách hoàn chỉnh mà không bị giám sát. Trong khi đó các ứng dụng tối ưu hóa và quản lý tất cả tài sản của người dùng trên các giao thức khác nhau.

    Ví cũng cho phép người dùng tận dụng các đòn bẩy tài chính, vay và cho vay, bán khống hoặc chuyển đổi nợ. Người dùng cũng có thể kiếm được lãi suất thuật toán thay đổi theo thời gian từ tài sản cho vay. InstaDApp cho phép chuyển đổi vị trí giữa các giao thức để tận dụng tỷ giá, tính thanh khoản, v.v.

    #4. Bảo hiểm phi tập trung

    Mặc dù một cách lý tưởng là không có rủi ro, trên thực tế người dùng đã bị mất quỹ tiền điện tử qua các vụ hack trên sàn giao dịch, xâm phạm khóa cá nhân và hay chỉ đơn giản là xử lý sai quỹ tiền điện tử của họ. Và vì bản chất giao dịch là phi tập trung – việc thu hồi quỹ và bảo mật người dùng luôn là một vấn đề, và vấn đề này không giống như trong các ngân hàng hoặc công ty thẻ tín dụng tài chính truyền thống. Do đó, bảo hiểm DeFi đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quỹ của người dùng, thu hút nhiều nhà đầu tư hơn vào không gian DeFi.

    Các giao thức bảo hiểm DeFi cho phép người dùng của nó mở ra các hợp đồng bảo hiểm trên hợp các đồng thông minh, quỹ hoặc bất kỳ tài sản kỹ thuật số nào khác thông qua việc gộp các quỹ riêng lẻ để chi trả cho bất kỳ khiếu nại nào. Mặc dù quy mô bảo hiểm tiền điện tử còn nhỏ, nhưng thị trường vẫn chưa được khai thác và khi nhu cầu ngày càng tăng, sẽ có nhiều ứng dụng bảo hiểm hơn trong tương lai.

    Ví dụ về bảo hiểm DeFi bao gồm Nexus Mutual, Ethersc, Cdx, v.v. Hãy cùng bàn về Nexus Mutual.

    Nguồn: https://blockchainleadership.org/business/nexus-mutual/

    Nexus Mutual là một giao thức bảo hiểm phi tập trung dựa trên nền tảng blockchain Ethereum sử dụng nhóm chia sẻ rủi ro cho phép bất kỳ ai cũng có thể mua bảo hiểm hoặc góp vốn vào nhóm. Các thành viên của nhóm nắm toàn quyền sở hữu nhóm.

    Trong Nexus Mutual, bất kỳ ai cũng có thể tham gia với tư cách là hai bên bằng cách đóng góp ETH vào nhóm để đổi lấy NXM – token gốc của nó. Token có thể được sử dụng để đánh giá yêu cầu bồi thường, đánh giá rủi ro, quản trị, v.v.

    Sản phẩm bảo hiểm đầu tiên của nhóm này là một hợp đồng thông minh bảo vệ cho các hợp đồng lưu trữ giá trị (vốn có đối với DeFi và TVL). Để các bên có thể bắt đầu xử lý các yêu cầu bảo hiểm, quỹ phải đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu là 12.000 ETH được mã hóa trong quỹ.

    Câu hỏi thường gặp về Defi

    Làm sao để đầu tư coin trên DeFi?

    Bạn có thể theo dõi trang https://coinmarketcap.com/defi/ hoặc https://www.coingecko.com/en/categories/decentralized-finance-defi để lọc ra những đồng coin DeFi. Khi đầu tư vào một đồng coin tốt trên DeFi, bạn cần phải lựa chọn trên các tiêu chí sau:

    • Blockchain phải mới nhiều tính năng hơn các thế hệ trước và có khả năng mở rộng, lưu trữ dữ liệu tốt hơn.
    • Tốc độ xử lí giao dịch phải nhanh chóng.
    • Mang đến trải nghiệm tốt với người dùng, có thể xây dựng các dApp mượt mà, thân thiện người dùng.
    • Smart Contract có khả năng bảo mật cao hơn thế hệ cũ.
    • Có Protocols hỗ trợ hiệu quả cho các dApp.
    • Tạo cảm giác mới mẻ và ít ai biết đến.
    • Có thể mua được với giá hợp lý.

    Làm thế nào để có thể kiếm tiền trên DeFi?

    Cách tốt nhất để kiếm tiền tốt nhất trên DeFI là Yield Farming. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phải bỏ công sức và thời gian để có thể thu lại được lợi nhuận tốt nhất.

    Kết luận

    Synthetics và DeFi vẫn đang trong giai đoạn đầu của chu trình phát triển. Với những tính năng vượt trội của chúng so với tài chính truyền thống, thị trường này trong tương lai sẽ còn cho ra đời nhiều sản phẩm mới hơn để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng.

    Hy vọng bài viết trên đóng góp được phần nào vào nhu cầu tìm hiểu của các NĐT. Nếu các NĐT có ý kiến, xin vui lòng đóng góp.


    Hi vọng những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp bạn tìm ra chiến lược đầu tư thông minh cho chính mình. Hãy trải nghiệm mua bán tiền điện tử ngay trên sàn Remitano thông qua kênh giao dịch P2PSWAP và đầu tư Invest ngay hôm nay để bắt đầu tạo ra lợi nhuận. Và đừng quên đào RENEC mỗi ngày nhé.

    Nguồn: DeFi là gì? Cách đầu tư vào Defi và 4 ứng dụng tiềm năng của DeFi