Công việc Brand Marketing là làm gì?

Một trong những công việc quan trọng để phát triển doanh nghiệp là Brand Marketing. Vậy công việc Brand Marketing là làm gì? Có cấp bậc nào? Cùng theo dõi bài viết để thêm thông tin hữu ích nhé! Mục lục 1 Chuyên viên Brand Marketing là làm gì? 1.1 Phân tích dữ liệu 1.2 […]

Đã cập nhật 27 tháng 3 năm 2023

Bởi The Tips

Công việc Brand Marketing là làm gì?

Một trong những công việc quan trọng để phát triển doanh nghiệp là Brand Marketing. Vậy công việc Brand Marketing là làm gì? Có cấp bậc nào? Cùng theo dõi bài viết để thêm thông tin hữu ích nhé!

Chuyên viên Brand Marketing là làm gì?

Chuyên viên Brand Marketing sẽ tập trung vào công việc thực hiện công cụ gắn với phát triển thương hiệu như:

Phân tích dữ liệu

Xem xét và phân tích thị trường cũng như đối thủ cạnh tranh. Những con số có được là dữ liệu quan trọng cần tìm hiểu và kết luận.

Báo cáo ngân sách

Báo cáo về ngân sách sử dụng cho mỗi chiến lược tiếp thị thương hiệu đã và đang diễn ra. Điều này nhằm theo dõi mức độ chi có phù hợp hay không.

Xây dựng mục tiêu của Brand Marketing

Cần phải xây dựng mục tiêu rõ ràng về thương hiệu để tạo ra chiến lược phù hợp cần thực hiện. Mục tiêu đó sẽ theo suốt theo kế hoạch ngắn hạn hoặc dài hạn.

Hướng đến mục tiêu đề ra

Phụ trách kênh truyền thông và phản hồi ý kiến từ khách hàng

Một trong những cách tạo ấn tượng về thương hiệu cũng phụ thuộc vào chính tốc độ ấy. Chẳng hạn như bạn được phản hồi ngay lập tức, nhanh hơn so với những nơi khác thì sẽ để lại ấn tượng tốt hơn, cho thấy thương hiệu thực sự rất quan tâm đến vấn đề của bạn.

Các kênh truyền thông

Giám đốc brand manager là làm gì?

Công việc của giám đốc thương hiệu có gì khác so với chuyên viên brand marketing hay không. Mời bạn đọc những thông tin dưới đây:

Giám sát các hoạt động quảng bá thương hiệu đã và đang diễn ra.

Để chắc rằng những hoạt động quảng bá đang diễn ra thuận lợi, một brand manager phải theo dõi và kiểm tra tình hình của hoạt động. Bên cạnh đó, dù hoạt động đã kết thúc nhưng vẫn theo dõi phản ứng từ khách hàng như thế nào. Nhằm khắc phục sớm một số bất bình hoặc lắng nghe ý kiến từ người tham gia.

Theo dõi tiến độ

Chuẩn bị/ Sẵn sàng phản ứng nhanh và đúng đắn khi khủng hoảng thương hiệu xảy ra.

Đôi khi cuộc khủng hưởng thương hiệu không bắt nguồn từ lỗi của mảng marketing. Thế nhưng những điều mà nó để lại gây tổn thất nặng nề đến thương hiệu cũng như doanh nghiệp. Đồng thời, ảnh hưởng tiêu cực đến các khách hàng và đối tác kinh doanh.

Chính vì vậy, giám đốc thương hiệu phải luôn sẵn sàng trong mọi thời điểm và tình huống. Khả năng nắm bắt thông tin và đưa ra phương án xử lý nhanh trước khi khủng hoảng kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ.

Phối hợp cùng các phòng ban để kế hoạch diễn theo đúng lịch trình có sẵn.

Phối hợp và hoạt động cùng các phòng ban như Marketing,… để thực hiện kế hoạch quảng bá nào đó. Xem xét nội dung và ước lượng chi phí dành cho lịch trình này trong mức phù hợp ngân sách.

Phối hợp cùng phòng ban khác để cùng đạt kết quả thuận lợi

Thảo luận về dịch vụ/ sản phẩm với nhà đầu tư, đối tác.

Để nâng cao thương hiệu của doanh nghiệp thì thảo luận với nhà đầu tư cũng như đối tác khá quan trọng. Cuộc thảo luận sẽ giúp hai bên tìm được hướng phát triển tốt hơn.

Trên đây là những thông tin về việc làm brand marketing. Mong rằng bài viết này sẽ giải đáp được thắc mắc cũng như bổ sung thêm kiến thức dành cho bạn.