CIC là gì? Cách kiểm tra CIC của chính mình như thế nào? Vì sao khi thực hiện các giao dịch vay vốn với ngân hàng thì cần phải lưu ý đến lịch sử tín dụng?
CIC là gì?
CIC là viết tắt của từ Credit Information Center hay còn gọi là Trung tâm Thông Tin Tín Dụng. CIC là tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Tổ chức này có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng. Với định nghĩa này, bạn đã hiểu được CIC là gì, cùng tìm hiểu chức năng của CIC là gì sau đây nhé!
Chức năng và hoạt động của CIC là gì?
Trung tâm CIC chính là cầu nối trung gian để ngân hàng cũng như tổ chức tín dụng có căn cứ để xác thực tín dụng của cá nhân hoặc tổ chức. Hoặc bạn cũng có thể hiểu là trước khi thực hiện các đề nghị được vay vốn tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Các đơn vị này sẽ kiểm tra lại thông tin tín dụng của bạn. Thông tin tín dụng này sẽ quyết định phần lớn việc bạn có được chấp nhận cho vay tín dụng còn gọi là vay tín chấp hay không.
CIC có nhiệm vụ yêu cầu các ngân hàng, tổ chức cho vay vốn tín dụng gửi hồ sơ lên cho CIC để họ cập nhật danh sách những khách hàng có vay vốn tín dụng. Từ nguồn thông tin này, CIC sẽ tiến hành tổng kết, phân loại và sắp xếp vị trí cũng như cho điểm tín dụng với từng cá nhân, tổ chức doanh nghiệp.
Điểm tín dụng trên CIC là gì? Cách tính điểm tín dụng của bạn như thế nào?
Điểm tín dụng (FICO) là điểm số mà các tổ chức tài chính dùng để đánh giá sự uy tín của bạn khi sử dụng các hình thức cho vay. Điểm số càng cao bạn càng được đánh giá tốt. Mức điểm 740 được đánh giá là rất tuyệt vời và sẽ giúp bạn có được mức lãi suất và hạn mức vay tốt khi giao dịch với Ngân hàng.
Cách tính điểm tín dụng cơ bản được tạo ra dựa trên thông tin trong báo cáo tín dụng theo những tiêu chuẩn rất chặt chẽ của Fair Issac với những trọng số cơ bản: 35% lịch sử thanh toán, 30% số nợ, 15% lịch sử, 10% tín dụng mới, 10% loại tín dụng được sử dụng.
- Lịch sử thanh toán: Cho biết bạn có trả chậm trả trễ ở bất kì ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào không.
- Tỷ lệ sử dụng: Số tiền bạn đã sử dụng trên tổng số tín dụng bạn được cấp. Các tổ chức cho vay đánh giá những người chi tiêu gần hết hạn mức tín dụng sẽ không có khả năng chi trả hoặc trả trễ.
- Lịch sử tín dụng: Được xác định bằng độ tuổi trung bình của các tài khoản tín dụng.
- Mức độ mở tài khoản mới: Mở một tài khoản tín dụng mới sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến điểm số của bạn và việc kết hợp các tài khoản tín dụng khác nhau (loại tín dụng gồm thế chấp, khoản vay sinh viên, khoản vay tiêu dùng) một cách khôn ngoan cũng giúp nâng cao điểm số của bạn.
Hiểu một cách cơ bản, mọi giao dịch mượn nợ và thanh toán của bạn ở những cơ quan tài chính hợp pháp đều được ghi nhận lại dưới dạng điểm tín dụng trên hệ thống CIC. Từ đó làm cơ sở cho mọi ngân hàng và tổ chức tài chính xét duyệt, đánh giá uy tín của bạn khi thực hiện giao dịch trong tương lai.
Nợ xấu trên hệ thống CIC là gì?
Nợ xấu là các khoản nợ quá hạn trả lãi hoặc tiền gốc trên 90 ngày hay có khả năng trốn nợ. CIC sẽ tiến hành phân loại các dữ liệu tín dụng ngân hàng và tổ chức tín dụng cung cấp. Sau đó, CIC sẽ cập nhật những thông tin sau:
- Số tiền đã, từng và đang vay
- Mục đích vay là gì?
- Hợp đồng tín dụng được ký kết với ngân hàng nào?
- Thời gian trả khoản nợ là bao lâu?
- Lịch sử trả nợ tới thời điểm hiện tại
- Người đi vay đang nằm trong nhóm nợ nào
- Có thế chấp tài sản nào hay không?
Dựa vào các thông tin trên, CIC sẽ thống kê và phân loại nợ xấu theo từng nhóm. Được chia làm 3 nhóm nợ xấu như:
- Nợ nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn)
- Nợ nhóm 4 (nghi ngờ)
- Nợ nhóm 5 (khả năng mất vốn cao)
Các ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ dựa vào đó mà dễ dàng nắm được lịch sử tín dụng của từng cá nhân.
Có bao nhiêu nhóm nợ xấu?
Nợ xấu được CIC tiến hành phân loại trong quá trình sắp xếp các dữ liệu liên quan đến tín dụng. Cá nhân và doanh nghiệp được xác định là nợ xấu khi rơi vào các nhóm sau đây:
- Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn (là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Nhưng nếu quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày, vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn nhưng sẽ bị phạt lãi quá hạn 150%)
- Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý (là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày)
- Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn (là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày)
- Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ (là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)
- Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn (là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày)
Nếu bạn ở nhóm nợ xấu, điểm tín dụng xếp loại của bạn sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều. Rơi vào nợ xấu thì khả năng được ngân hàng và tổ chức tín dụng chấp nhận cho vay vốn khá thấp hoặc không thể chấp nhận.