CIC là gì? Cách kiểm tra CIC của chính mình như thế nào? Vì sao khi thực hiện các giao dịch vay vốn với ngân hàng thì cần phải lưu ý đến ? Trong bài viết sau đây, Timo sẽ trả lời cho bạn câu hỏi CIC là gì và những vấn đề liên quan đến cách tra CIC.
Sống thông minh hơn, chất hơn với Timo. đi chờ chi!
CIC_la_gi?">CIC là gì?
CIC là viết tắt của từ Credit Information Center hay còn gọi là Trung tâm Thông Tin Tín Dụng. CIC là tổ chức của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Tổ chức này có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Chuc_nang va_hoat_dong_cua_CIC_la_gi?">Chức năng và hoạt động của CIC là gì?
Trung tâm CIC chính là cầu nối trung gian để ngân hàng cũng như tổ chức tín dụng có căn cứ để xác thực tín dụng của cá nhân hoặc tổ chức. Hoặc bạn cũng có thể hiểu là trước khi thực hiện các đề nghị được vay vốn tại ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Các đơn vị này sẽ kiểm tra lại thông tin tín dụng của bạn. Thông tin tín dụng này sẽ quyết định phần lớn việc bạn có được chấp nhận cho vay tín dụng (còn gọi là ) hay không.
Tìm hiểu thêm: ?
CIC có nhiệm vụ yêu cầu các ngân hàng, tổ chức cho vay vốn tín dụng gửi hồ sơ lên cho CIC để họ cập nhật danh sách những khách hàng có vay vốn tín dụng. Từ nguồn thông tin này, CIC sẽ tiến hành tổng kết, phân loại và sắp xếp vị trí cũng như cho điểm tín dụng với từng cá nhân, tổ chức doanh nghiệp.
Nợ xấu là gì?
là các khoản nợ quá hạn trả lãi hoặc tiền gốc trên 90 ngày hay có khả năng trốn nợ. CIC sẽ tiến hành phân loại các dữ liệu tín dụng ngân hàng và tổ chức tín dụng cung cấp. Sau đó, CIC sẽ cập nhật những thông tin sau:
- Số tiền đã, từng và đang vay
- Mục đích vay là gì?
- Hợp đồng tín dụng được ký kết với ngân hàng nào?
- Thời gian trả khoản nợ là bao lâu?
- Lịch sử trả nợ tới thời điểm hiện tại
- Người đi vay đang nằm trong nhóm nợ nào
- Có thế chấp tài sản nào hay không?
Dựa vào các thông tin trên, CIC sẽ thống kê và theo từng nhóm. Được chia làm 3 nhóm nợ xấu như: Nợ nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nghi ngờ) và nợ nhóm 5 (khả năng mất vốn cao). Các ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ dựa vào đó mà dễ dàng nắm được lịch sử tín dụng của từng cá nhân.
Có bao nhiêu nhóm nợ xấu?
Nợ xấu được CIC tiến hành phân loại trong quá trình sắp xếp các dữ liệu liên quan đến tín dụng. Cá nhân và doanh nghiệp được xác định là nợ xấu khi rơi vào các nhóm sau đây:
- Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn (là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Nhưng nếu quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày, vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn nhưng sẽ bị phạt lãi quá hạn 150%)
- Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý (là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày)
- Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn (là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày)
- Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ (là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày)
- Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn (là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày)
Nếu bạn ở nhóm nợ xấu, xếp loại của bạn sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều. Rơi vào nợ xấu thì khả năng được ngân hàng và tổ chức tín dụng chấp nhận cho vay vốn khá thấp hoặc không thể chấp nhận.
Rơi vào nợ xấu ngân hàng có ảnh hưởng gì không?
Nợ xấu ngân hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc bạn vay vốn tại các ngân hàng và tổ chức tín dụng. Dựa vào lịch sử tín dụng CIC cung cấp và đánh giá, nếu bạn bị rơi vào nợ xấu thì khả năng vay vốn tại ngân hàng của bạn rất thấp. Đối với từng nhóm sẽ có mức độ khác nhau. Có một số ngân hàng hỗ trợ khách hàng có nợ xấu nhóm 2 vay vốn như Standard Chartered, công ty tài chính FE Credit,… Nếu bạn nằm trong nhóm 3 đến 5, chắc chắn tất cả các ngân hàng sẽ không hỗ trợ bạn vay tiền dưới bất kỳ hình thức nào.
Bạn cần lưu ý, lịch sử tín dụng trên CIC sẽ được lưu giữ 5 năm. Tức là, bạn sẽ không được hỗ trợ vay vốn ngân hàng trong 5 năm đó.
Bạn có thể kiểm tra CIC ở đâu?
Bạn có thể kiểm tra thông tin tín dụng cá nhân ở 2 nơi sau:
- Ngân hàng hoặc công ty tài chính nơi cho bạn vay vốn.
- Kiểm tra qua Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước (có địa điểm tại Tp.Hồ Chí Minh và Hà Nội)
Các ngân hàng và tổ chức tín dụng phải trả phí khi sử dụng dịch vụ của tổ chức này. Bạn cũng sẽ phải trả một khoản phí để kiểm tra điểm tín dụng của mình trên hệ thống CIC.
Lời khuyên tránh rơi vào nhóm nợ tín dụng xấu
- Kiểm soát được tài chính trước khi vay. Khoản thanh toán các khoản vay không quá 50% thu nhập để đảm bảo cuộc sống cũng như điểm tín dụng.
- Không nên cố gắng đi vay khi lịch sử tín dụng của bạn nằm trong nhóm nợ xấu không được vay.
- Cần chú ý các khoản nợ từ việc sử dụng , đảm bảo việc thanh toán đúng thời gian quy định (không quá 45 ngày) và không chi tiêu quá khả năng thanh toán.
- Không nên vay tiền khi biết chắc chắn rằng không có khả năng trả nợ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín tín dụng của bạn, và bạn sẽ không thể vay tiền khi có nhu cầu thực sự cần thiết.
Như vậy, dù bạn có hoạt động tài chính như thế nào? Chỉ cần có liên quan đến ngân hàng thì CIC sẽ ghi nhận và lưu trữ. Nếu bạn đang sử dụng dịch vụ ngân hàng của Timo cũng vậy. Tất cả đều được Timo gửi cho CIC để làm dữ liệu đối chiếu sau này, nếu cần. Để xây dựng cho mình một điểm tín dụng tốt thì bản thân bạn cũng nên có cách sử dụng tín dụng hiệu quả và tra cứu CIC cá nhân thường xuyên.
Tham khảo bài viết:
Sống thông minh hơn, chất hơn với Timo. đi chờ chi!
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ qua tổng đài miễn cước phí 1800 6788.
Thẻ ATM Timo – Thủ tục làm đơn giản, miễn hầu hết phí
Miễn phí làm thẻ, chuyển tiền trong và ngoài ngân hàng, phí các dịch vụ cộng thêm
Rút tiền miễn phí tại hơn 16000 ATM toàn quốc
Thẻ được bảo mật an toàn, quản lí thẻ 24/7 qua ứng dụng Timo cực đơn giản
[av_button label=’ĐĂNG KÝ NGAY!’ link=’manually,https://my.timo.vn/join/form?channel=Organic&language=vi’ link_target=” size=’small’ position=’center’ icon_select=’yes’ icon=’ue836′ font=’entypo-fontello’ color=’theme-color’ custom_bg=’#444444′ custom_font=’#ffffff’ custom_class=” admin_preview_bg=” av_uid=’av-23aayb’]