Đẹp365 có cách, từ giờ chúng mình sẽ sưu tầm một loạt các tip làm đẹp khó nói và mời các chuyên gia trong ngành đến trả lời. Vừa đáng tin cậy, vừa tiết kiệm thời gian tìm kiếm, lại không còn phải e ngại đi hỏi những câu hơi “kì kì” đến bạn bè. Và đây là chủ đề đầu tiên: Chúng ta có nên cạo lông mặt hay không?!
Hỏi: Có nên cạo mặt để loại bỏ lớp lông tơ trên da hay không?
Audrey Kunin, bác sĩ da liễu cấp cao kiêm founder của DERMAdoctor: Còn tùy bệnh nhân muốn sử dụng liệu pháp gì để xử lý các vùng lông trên khuôn mặt, tuy nhiên về căn bản thì tôi nghĩ cạo lông mặt cũng là một liệu pháp tốt.
Cạo lông mặt và các tế bào chết để da trắng và trông sáng đẹp hơn có thuật ngữ trong tiếng anh là “dermaplanin”. Liệu pháp này cần áp dụng khi da đã lâu không được “vệ sinh”, trở nên dày và tối màu do có quá nhiều bụi bẩn và tế bào chết trên bề mặt. Việc dùng liệu pháp này sẽ giúp da được “refresh”, làm mờ đi các nếp nhăn, thu nhỏ lỗ chân lông thô và giúp vẻ ngoài trông sạch sáng hơn.
HỎI: Cạo mặt có rủi ro gì không?
AK: Xước da, rách và chảy máu da sẽ xảy ra nếu bạn chưa rành cách sử dụng dao cạo. Vậy nên hãy luôn tránh xa đừng cạo da xung quanh vùng mắt nhé!
HỎI: Nên sử dụng công cụ gì để cạo da mặt? Có thể dùng loại dao cạo body cho cả da mặt không?
Joshua Zeichner, giám đốc kiêm chuyên gia nghiên cứu da liệu tại Mount Sinai Hospital chia sẻ: Da vùng chân và cơ thể sẽ dày hơn, lông cũng nhiều hơn nên dao cạo những vùng này cũng có đầu cạo to hơn, lưỡi cạo sắc hơn, sẽ không phù hợp cho vùng da mặt. Dao cạo da mặt sẽ có đầu cạo nhỏ hơn, và dù dao cạo mặt thường được in trên bao bì là sản xuất cho nam giới thì thực ra, phái nữ cũng có thể sử dụng loại dao cạo của nam, không có nhiều khác biệt đâu.
Có rất nhiều loại dao cạo trên thị trường, loại dao cạo thường, loại có chế độ tự động, loại lại có khả năng bổ sung collagen… nên bạn hoàn toàn có thể lựa chọn loại nào phù hợp với nhu cầu của riêng mình.
HỎI: Vậy nhỡ lông mặt mọc lên lại, và còn dày hơn thì sao?
JZ: Đó chỉ là lời đồn. Khi cạo, lông mặt sẽ bị cắt đứt ngang ngay thân, khác với nhổ tận gốc nên khi sờ có thể sẽ có cảm giác chúng dày hơn. Vậy nên hãy dùng gel cạo mặt để đảm bảo da được bổ sung nước và độ nhờn, sẽ giúp dao cạo hoạt động tốt hơn.
HỎI: Các loại kem làm rụng lông có an toàn không?
JZ: Các liệu pháp làm lông tự rụng thực ra là liệu pháp phá vỡ các tế bào trong da và sợi lông. Và về căn bản, nó an toàn để dùng cho cả da mặt và toàn thân.
HỎI: Vậy có cần chuẩn bị gì trước khi thoa chúng lên da không?
JZ: Khi cạo, da bạn sẽ bị kích ứng nhẹ do có lực tác động bên ngoài, còn khi thoa các loại kem này thì có khả năng da bạn sẽ bị dị ứng hoặc viêm nếu dùng sản phẩm không phù hợp, kém chất lượng.
HỎI: Vậy phải làm sao để phòng tránh?
JZ: Luôn làm theo hướng dẫn sử dụng, và thời gian chờ cho sản phẩm phát huy tác dụng chỉ nên ở khoảng 6 đến 10 phút để đảm bảo da không bị tổn thương. Ngoài ra không nên sử dụng những sản phẩm làm rụng lông nếu trước đó bạn có sử dụng các sản phẩm có thành phần gồm retinol, alpha hydroxyl acid và beta hydroxyl acid. Vì những thành phần này sẽ làm da trở nên nhạy cảm, dễ kích ứng. Ngoài ra nên sử dụng kem dưỡng ẩm để làm dịu da trong quá trình sử dụng những sản phẩm này.
HỎI: Nhổ lông mày thì không sao, nhưng còn nhổ lông các vùng khác liệu có an toàn?
JZ: Không sao, nhưng phải thường xuyên vệ sinh nhíp, tiêu diệt vi khuẩn có trên nhíp trước khi sử dụng.
HỎI: Nhất định phải có rủi ro khi sử dụng nhíp để nhổ lông ở các vùng trên mặt chứ?
JZ: Nhíp chỉ gây hại khi nàng cố gắng dùng chúng để nhổ những sợi lông quá nhỏ và ngắn. Hãy chờ đến khi sợi lông dài khoảng 2 mi-li-mét sẽ tốt hơn, vì nếu nhổ những sợi quá gần với bề mặt da, các góc nhọn của nhíp có thể làm da bị trầy xước và để lại sẹo.
HỎI: Nhổ lông đôi khi làm sưng lỗ chân lông, từ đó dễ lên mụn. Có cách nào để xử lý không?
JZ: Tổn thương bề mặt da có thể gây ra viêm nhiễm, làm chúng dễ lên mụn khi có bụi bẩn bám vào. Vậy nên đừng quên sử dụng các loại sữa rửa mặt làm sạch da và bổ sung nước. Ngoài ra kết hợp thêm các loại lotion dưỡng ẩm sau khi cạo mặt, sẽ giúp da được bảo vệ khỏi các loại vi khuẩn gây viêm nhiễm.