Chiến lược định vị thương hiệu là gì?

Một thương hiệu nổi tiếng, uy tín thường sẽ thu hút được lượng lớn khách hàng tin tưởng và tiêu dùng. Đồng thời, sự cạnh tranh giữa các thương hiệu trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt. Vì thế, việc định vị được chỗ đứng cho thương hiệu của mình là yếu tố […]

Đã cập nhật 16 tháng 3 năm 2023

Bởi The Tips

Chiến lược định vị thương hiệu là gì?

Một thương hiệu nổi tiếng, uy tín thường sẽ thu hút được lượng lớn khách hàng tin tưởng và tiêu dùng. Đồng thời, sự cạnh tranh giữa các thương hiệu trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt. Vì thế, việc định vị được chỗ đứng cho thương hiệu của mình là yếu tố vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Vậy chiến lược định vị thương hiệu là gì? Hãy cùng TopOnSeek tìm hiểu thêm chủ đề nhé!

Các chiến lược xây dựng định vị thương hiệu trong kinh doanh là gì?

Để định vị được thương hiệu của doanh nghiệp trong kinh doanh thì có nhiều chiến lược được sử dụng để xây dựng củng cố giá trị thương hiệu trong lòng khách hàng như:

Định vị dựa trên chất lượng: Muốn lấy được lòng tin của khách hàng dựa trên chất lượng thì phải trải qua một quá trình dài. Tuy nhiên đây là chiến lược an toàn, bền bỉ nhất.

Định vị dựa trên giá trị: Ngoài việc đáp ứng cho khách hàng những nhu cầu cơ bản thì khi sử dụng chiến lược dựa trên giá trị thì hàm ý thương hiệu còn muốn mang đến cho người dùng nhiều giá trị khác nữa.

Định vị dựa trên tính năng: Các doanh nghiệp thường sử dụng chiến lược dựa trên tính năng này để định vị thương hiệu. Tuy nhiên khi sử dụng chiến lược này nó cũng có rủi ro khi đối thủ cho ra mắt sản phẩm có tính năng hoàn thiện hơn.

Định vị dựa trên cảm xúc: Tập trung vào cảm xúc của khách hàng là một cách tạo được nét khác biệt trong tâm trí của họ. Cách khách hàng cảm nhận về một thương hiệu thường bắt nguồn từ nhu cầu hoặc mong muốn, hay nói cách khác, cách tiếp cận đánh vào yếu tố cảm xúc hoặc tâm lý sẽ là cách định vị rất hiệu quả.

Định vị dựa trên mong muốn của khách hàng: Đây là cách thu hút khách hàng từ những điều họ mong muốn bằng cách cung cấp sản phẩm đáp ứng được ước muốn đó của họ.

Định vị dựa trên đối thủ cạnh tranh: Với việc so sánh mình với các đối thủ để quảng cáo sản phẩm của mình cũng là một chiến lược mà các doanh nghiệp hướng tới, tiêu biểu là các hãng bột giặt.

Định vị dựa trên công dụng: Tập trung vào việc quảng bá tính ứng dụng của sản phẩm để định vị thương hiệu theo một hướng riêng.

Định vị dựa trên vấn đề/giải quyết: Doanh nghiệp sẽ định vị theo hướng có thể giải quyết được các vấn đề đau đầu mà khách hàng đang gặp phải.

Quy trình xây dựng và triển khai chiến lược định vị

Quy trình xây dựng bao gồm:

  • Tiến hành phân khúc thị trường, lựa chọn khúc thị trường mục tiêu, phân tích hành vi mua hàng của nhóm khách hàng mục tiêu.
  • Phân tích bản đồ định vị (perceptual map) của các thương hiệu doanh nghiệp cạnh tranh hiện có trong từng phân khúc mục tiêu.
  • Xây dựng bản đồ vị trí: Các nhà quản trị marketing có thể sử dụng các kỹ thuật định tính và định lượng để xây dựng bản đồ định vị thương hiệu trên thị trường. Trên cơ sở này, người làm marketing so sánh vị trí thương hiệu doanh nghiệp với vị trí của từng đối thủ trên thị trường hoặc cũng có thể chọn vị trí, hình ảnh định vị mới trên bản đồ để quảng bá, phát triển sản phẩm mới cho phân khúc sản phẩm.
  • Phân tích khả năng nguồn lực của doanh nghiệp: Tương ứng với mỗi vị trí hay hình ảnh thương hiệu mà doanh nghiệp muốn xác lập trong tâm trí khách hàng mục tiêu thì phải có nguồn lực và khả năng thực hiện.
  • Lựa chọn khác biệt hóa cạnh tranh dài hạn.
  • Chọn hình ảnh hoặc định vị lý tưởng cho thương hiệu/sản phẩm trong nhận thức của khách hàng về thị trường mục tiêu.
  • Xây dựng kế hoạch marketing mix để thực hiện chiến lược định vị thương hiệu doanh nghiệp đã lựa chọn.

Ba đặc điểm chính của sản phẩm được coi là mang lại lợi thế cạnh tranh độc nhất trong dài hạn:

  • Liên kết với mong đợi của khách hàng
  • Giá trị gia tăng phải được khách hàng ghi nhận
  • Một lợi thế khó bắt chước

Các công ty có thể lựa chọn giữa hai loại chiến lược định vị:

  • Định vị cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu hiện có trên thị trường
  • Định vị ở vị trí mới hoặc tham gia thị trường với hình ảnh mới.

Giai đoạn này bao gồm các công việc sau:

  • Thiết kế kế hoạch marketing mix.
  • Phát triển và thực hiện các chiến lược để nâng cao hình ảnh và định vị thương hiệu
  • Kiểm tra kết quả định vị thương hiệu và điều chỉnh chiến dịch.

Tags: