Sở hữu chiếc thẻ tín dụng hiện nay không còn quá khó và ngày càng nhiều người Việt Nam có thẻ tín dụng vì ý thức được lợi ích của chiếc thẻ này. Cách sử dụng thẻ tín dụng Mastercard/Visa rất dễ, chỉ cần quẹt hoặc nhập thông tin là thanh toán được trong khi chứa trong chiếc thẻ nhỏ nhắn đó lại là một số tiền khủng. Điều này là lợi ích nhưng cũng là mối nguy hại nếu bạn để lọt thông tin thẻ tín dụng vào tay người xấu.
Thẻ tín dụng được bảo mật như thế nào?
Các ngân hàng trên Thế Giới để tránh trường hợp thẻ tín dụng bị lạm dụng đều cố gắng nâng cao hệ thống bảo mật trên nhiều phương diện. Một chiếc thẻ tín dụng được bảo mật an toàn nếu được trang bị và theo đúng quy trình bảo mật cơ bản sau:
- Chống làm thẻ tín dụng giả với thẻ chip EMV.
- Ngăn chặn người lạ sử dụng thẻ của bạn quẹt máy POS bằng cách so chữ ký.
- Ngăn chặn người lạ thanh toán trực tuyến bằng mã bảo mật ngẫu nhiên OTP.
Dù vậy đi nữa, không phải tất cả ngân hàng đều yêu cầu xác nhận mã OTP và không phải ai cũng đều tuân theo quy trình bảo mật đầy đủ này.
“Lỗ hổng” bảo mật đe dọa thông tin thẻ tín dụng của bạn
Nếu các bạn đã từng sử dụng thẻ tín dụng sẽ biết rằng cách thanh toán thẻ tín dụng rất dễ dàng. Thanh toán tại các cửa hàng bằng máy POS bạn chỉ cần quẹt thẻ và ký tên vào hóa đơn cho nhân viên so chữ ký. Có nhiều chủ thẻ tinh ý, ký tên sẵn vào mặt sau của thẻ để nhân viên dễ so. Tuy nhiên, thực chất đa số nhân viên thanh toán đều bỏ qua bước so sánh này. Một phần cũng là vì sự chủ quan. Điều này tạo ra một lỗ hổng bảo mật lớn. Đã có rất nhiều người bị mất thẻ tín dụng và nhận được tin trừ tiền vì thanh toán ở một máy POS của cửa hàng nào đó. Khi đến cửa hàng và yêu cầu nhân viên cho xem biên lai giao dịch thì chữ ký hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, tiền thì chủ thẻ đã bị trừ mà cách xử lý thì chưa được qui định chặt chẽ vì vậy rất khó để đòi lại tiền.
Thậm chí, khi bạn thanh toán trực tuyến còn dễ dàng hơn, chỉ cần nhập số thẻ, ngày hết hạn và mã CVV/CVC (có những cửa hàng còn không cần đến nhập mã này) là đã thanh toán được. Sự “tiện lợi 2 lưỡi” này tạo cơ hội cho những tên trộm thông tin thẻ tín dụng ngày càng phát triển và thủ đoạn ngày càng tinh vi. Với trường hợp này, xóa bỏ mã CVV/CVC và sử dụng mã OTP để xác nhận giao dịch là giải pháp. Tuy nhiên, rất ít ngân hàng tại Việt Nam cung cấp dịch vụ nhập mã OTP xác nhận giao dịch. Điển hình như thẻ Sacombank, thẻ Timo Mastercard,… được trang bị chip EMV và yêu cầu mã OTP cho mọi giao dịch. Khi chọn thẻ tín dụng Mastercard/Visa, bạn nên cân nhắc dịch vụ này. Sẽ có những ngân hàng miễn phí dịch vụ xác nhận giao dịch bằng mã OTP như Timo những cũng có ngân hàng thu phí mỗi tháng. Nhưng nhìn chung thì loại phí này không cao và chấp nhận được.
Việc bị chiếm đoạt thẻ tín dụng xảy ra thường xuyên, không chỉ ở Việt Nam mà ở bất kỳ quốc gia nào. Đặc biệt là những đất nước phát triển, nơi người dân chủ yếu thanh toán bằng thẻ. Điều này là rủi ro lớn nhưng không phải không có cách ngăn chặn. Bên cạnh những cách bảo mật kể trên, trong tương lai, tất cả tổ chức tài chính chắc chắn sẽ nâng cao bảo mật và có những biện pháp để bảo vệ tài sản của bạn. Nhưng để an toàn nhất, bảo mật thẻ tín dụng nên xuất phát từ chủ thẻ. Hãy gìn giữ thẻ tín dụng như bạn đang giữ ví tiền của mình. Chỉ thanh toán ở nơi đáng tin và không bao giờ để thẻ tín dụng rời khỏi tầm mắt bạn. Đừng quá lơ là vì chiếc thẻ tín dụng rất nhỏ bé và dễ bị bỏ quên bạn nhé!