Hướng dẫn sử dụng Biểu đồ nến Nhật trong PTKT trade coin

Biểu đồ nến Nhật là phương thức diễn đạt biến động giá ưu việt nhất trong tất cả các dạng biểu đồ. Một phần nó phản ánh tư duy của người Nhật trong việc “chắt lọc” thông tin. Bạn biết đấy, giá thì biến động liên tục từng phút. Đường giá thì chẳng bao giờ […]

Đã cập nhật 17 tháng 1 năm 2022

Bởi TopOnMedia

Hướng dẫn sử dụng Biểu đồ nến Nhật trong PTKT trade coin
  1. Biểu đồ nến Nhật là phương thức diễn đạt biến động giá ưu việt nhất trong tất cả các dạng biểu đồ. Một phần nó phản ánh tư duy của người Nhật trong việc “chắt lọc” thông tin.

    Bạn biết đấy, giá thì biến động liên tục từng phút. Đường giá thì chẳng bao giờ đi ngang. Vấn đề đặt ra là: Làm sao để giữa muôn trùng các con số, chúng ta có thể biểu diễn giá một cách trực quan, gọn gàng? mà vẫn có thể diễn đạt được những thông tin quan trọng trong giá?

    Biểu đồ nến Nhật làm được điều đó!

    Những ưu việt của biểu đồ nến Nhật

    Nếu bạn là người mới tìm hiểu về phương pháp giao dịch. Bạn sẽ nhanh chóng nhìn thấy trên biểu đồ giá những cách biểu diễn khác nhau. Có thể ngay lần đầu tiên, bạn sẽ không chọn ngay nến Nhật, mà chọn một dạng đơn giản hơn như đường kẻ (line). Người mới thường hay vậy.

    minh hoạ biểu đồ nến nhật

    Nhưng sau đây, sẽ là vài lý do tại sao nên sử dụng biểu đồ nến Nhật trong giao dịch. Những ưu việt của nó là không thể thay thế:

    • Bạn có thể “kể” nhanh câu chuyện tâm lý đám đông bên trong một biểu đồ nến Nhật.
    • Bạn có thể xác định nhanh những mức giá đánh dấu những “ngưỡng” tâm lý quan trọng thông qua biểu đồ nến Nhật.
    • Bạn có thể xác định biên độ của một cơn tâm lý tích cực/tiêu cực nhanh chóng bằng biểu đồ nến Nhật.
    • Bạn có thể nhanh chóng dự đoán diễn biến tâm lý (cũng là diễn biến giá) bằng các mô hình nến Nhật.
    • Bạn có thể kết hợp biểu đồ nến Nhật với hệ thống Ichimoku của người Nhật để xây dựng cho riêng mình một hệ thống giao dịch với xác suất thắng tốt hơn.

    Bạn có thấm nhuần được tất cả những điều này nếu đọc thật kỹ bài viết sau của chúng tôi. Và nếu thấy hay, hãy chia sẻ nó.

    Một vài hướng dẫn ban đầu để người mới sử dụng biểu đồ nến Nhật

    Xem biểu đồ nến Nhật ở đâu?

    Rất dễ dàng, bạn có thể thấy nó trên TradingView với giao diện như sau:

    Xem biểu đồ nến Nhật ở đâu

    Hoặc nếu bạn sử dụng một phần mền xem biểu đồ nào khác, chỉ cần tìm kiếm mục “Candles”. Và những cây nến sẽ hiện ra.

    Nên xem biểu đồ nến Nhật thế nào?

    Bạn nên xem trong khung thời gian lớn trước, như là Tuần/Ngày. Sau đó xem trong những khung thời gian nhỏ hơn như 12h cho đến 1h.

    Nên kết hợp biểu đồ nến Nhật với những chỉ báo nào khác?

    Tùy vào hệ thống giao dịch của bạn, nhưng khả năng kết hợp của biểu đồ nến Nhật rất rộng.

    • Có thể với đường trung bình MA (Ví dụ: râu nến thường sẽ chạm đường trung bình).
    • Có thể kết hợp với Bolinger Band (Ví dụ: mỗi lần mở biên Bolinger Band, râu nến sẽ chạm lại biên trước khi tiếp diễn)
    • Kết hợp với RSI. (ví dụ: tối ưu điểm vào lệnh bằng râu nến khi kết hợp với tín hiệu phân kỳ RSI)
    • Nhưng khả năng kết hợp hoàn hảo nhất, có lẽ là Ichimoku. Có rất nhiều chuyên đề nâng cao dạng này (ví dụ: Ichimoku và chân nến sakata).

    Dầu vậy, đây là những kiến thức nâng cao. Nếu có dịp, chúng tôi sẽ đề cập sâu hơn. Nhưng nếu muốn đọc đến đó và hiểu nó, có lẽ bạn cần trở lại với cái căn bản. Là hiểu cấu trúc và bản chất của một cây nến Nhật để biểu diễn giá như thế nào?

    Cấu trúc và bản chất của biểu đồ nến Nhật

    Đầu tiên, có lẽ cần phải thiết lập trước một vài “mindset” như sau. Để tránh sự hiểu lầm không cần thiết. Nhất là khi có rất nhiều những hướng dẫn trên mạng rất giống nhau:

    • Đừng nên hiểu biểu đồ nến Nhật như là một thứ hình học thuần túy. Bạn phải hiểu nó đang diễn tả “câu chuyện tâm lý” đám đông gì?
    • Một cây nến Nhật tự nó đã chứa một đường giá riêng với khoảng thời gian riêng. Nhưng chính bản thân nó, lại chỉ là một “khoảnh khắc” của thị trường.
    • Tồn tại xác suất khi bạn cố gắng miêu tả diễn biến chính xác tâm lý đám đông bên trong một cây nến. Vì chúng ta đang sử dụng “hình thức” để suy đoán “nội dung”.

    Còn bây giờ, chúng ta sẽ nói rõ bản chất của từng thông tin một trong một cây nến bất kỳ. Một khi bạn đã hiểu được bản chất, tự khắc sẽ hiểu ra hết các mô hình nến Nhật mà không nhất thiết cứ phải đi tra cứu từng mô hình một chi cho mệt!

    Sau đây mời bạn xem hình vẽ này:

    Cấu trúc và bản chất của biểu đồ nến Nhật
    • Giá: Là sự đồng thuận tạm thời giữa bên mua và bên bán. Chính vì thế nó thay đổi liên tục. Một cây nến Nhật không nên được hình dung theo kiểu “bất động” mà bạn cần hình dung cái cách mà giá đã biến động để tạo nên cây nến đó (như hình vẽ trên). Bạn có thể sử dụng “backtest” để nhìn thấy điều này. Chúng ta “ngắt nhỏ” từng khoảng thời gian biến động ra theo nhiều khung giờ khác nhau, rồi gọi đó là một phiên.
    • Một cây nến là một phiên: Điều này có nghĩa là, chính cây nến Nhật đó đang tóm tắt lại toàn bộ quy mô về biên độ và đánh giá chung tâm lý giao dịch của trọn thời gian phiên đó. Thế nên, một cây nến Nhật với khung giờ lớn hơn, nghĩa là nó đang tóm tắt lại quá trình biến động với nhiều dữ liệu lịch sử hơn, và một cơn tâm lý giao dịch lớn hơn.
    • Giá mở cửa – còn gọi là Open: Là mức giá khẳng định tình trạng đồng thuận giữa bên mua và bên bán hiện tại khi mở đầu một phiên mới. Nếu phiên càng lớn thì mức giá này càng mang nhiều ý nghĩa. Ví dụ, D1, W1, M1.
    • Giá thấp nhất – còn gọi là Low: Là mức giá đánh dấu sự tiêu cực tối đa của bên bán trong phiên đó.
    • Giá cao nhất – còn gọi là High: Là mức giá đánh dấu sự tích cực tối đa của bên mua trong phiên đó.
    • Giá đóng cửa – còn gọi là Close: Là mức giá đánh dấu sự đồng thuận giữa hai bên mua bán khi khúc thúc phiên. Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định cây nến đó sẽ là nến xanh hay nến đỏ. *Ví dụ: nến xanh là khi Close > Open nghĩa là sự tích cực vẫn còn duy trì so với phiên trước. Nến đỏ là khi Close
    • Thân nến – hay khoảng cách giữa Close và Open: Là khoảng giá cho thấy biên độ tranh chấp giữa bên mua và bên bán. Thân nến càng dài chứng tỏ một cơn tâm lý kéo dài mà trong đó bên mua hoặc bên bán đang chiếm ưu thế gần như trọn vẹn. Thân nến càng hẹp cho thấy sự tranh chấp càng khốc liệt.
    • Bóng nến: Thể hiện mức độ thái quá của một cơn tâm lý tích cực hoặc tiêu cực trong phiên. Bóng nến đánh dấu những mức giá chỉ xuất hiện “chốc lát” rồi sau đó trở về lại khoảng giữa Open và Close. Nếu là bóng nến trên thì đó là sự thái quá mang tính tham lam. Nếu là bóng nến dưới thì đó là sự thái quá mang tính hoảng sợ. Dầu vậy, đối với những cây nến khung giờ quá bé, thì nên hiểu cảm xúc “tham lam” và “hoảng sợ” này chỉ là nhất thời. Đôi khi có phần nhiễu loạn.

    Đến đây, có lẽ bạn đã nắm được bản chất của vấn đề. Biểu đồ nến Nhật là phương thức diễn tả đường giá khá “sống động” đúng không? Chúng ta sẽ bắt đầu đi vào phần 2 với những ứng dụng thực tế hơn.

    Ứng dụng biểu đồ nến Nhật trong phân tích và giao dịch thực tế

    Với tất cả ý nghĩa đã trình bày ở phần 1, chúng ta sẽ tiến dần dần mức độ hiểu biết bằng cách thực hành. Nhưng ngay trong mức độ thực hành, cũng cần phải đi từng bước.

    • Ở mức cơ bản, bạn có thể quan sát và thực hành biểu đồ nến Nhật dạng đơn lẻ. Nghĩa là chờ đợi sự xuất hiện và quan sát riêng một cây nến đơn lẻ. Sau đó lập kế hoạch để vào lệnh. Những dạng nến này có thể kể tên ra như là: Pinbar, Doji, Hammer, Spining…
    • Ở mức độ nâng cao hơn, bạn cần quan sát 1 cây nến trong cục diện những nến xung quanh đó, nến trước và sau nó. Những dạng này sẽ thường tạo thành một mô hình “kinh điển” nào đó. Có thể kể tên như là: Inside Bar, Three White Soldiers, Engulfing …

    Nhưng mà, bất kỳ quyết định vào lệnh nào cũng đòi hỏi bạn phải quan sát xu hướng từ lớn đến nhỏ, từ tổng quát đến chi tiết. Cho dù đó là khi bạn quan sát riêng lẻ một cây nến hay quan sát cả mô hình nến. Thì ít nhất cũng phải xác định mình đang giao dịch trong xu hướng lớn là gì.

    Những lưu ý khi quan sát một nến Nhật đơn lẻ

    Nhiều trader mới học về nến, cứ hễ nhìn thấy nến “giống giống” như lý thuyết nào đó đã học, là vội quyết định ngay. Điều này cũng giống như bạn đi qua đường, phải nhìn ngó trước sau thế nào. Trong giao dịch cũng vậy. Quan sát một nến Nhật đơn lẻ (hoặc mô hình), thì cần phải quan sát ít nhất 3 yếu tố sau:

    Những lưu ý khi quan sát một nến Nhật đơn lẻ
    1. Quan sát biến động trước đó. Hay là đường giá trước đó để biết bạn đang ở trong xu hướng này. Điều này gắn liền chặt chẽ với khung thời gian bạn quan sát. Khung giờ càng lớn thì xu hướng bạn xác định càng lớn.
    2. Quan sát khối lượng giao dịch của nến. Để làm điều này bạn nên lựa chọn một sàn có khối lượng ưu thế nhất thị trường để làm đại diện. Một sàn quá bé thì khó mà đưa đến kết luận đó là động thái của số đông
    3. Quan sát chính mô hình cây nến Nhật đó cho đến lúc nó hoàn thành. Vì trong giao dịch với nến Nhật, người ta thường chờ nó hoàn thành rồi mới dự đoán nến tiếp theo. Trong khi nó “đang hoàn thành” thì việc dự đoán rủi ro cao.

    Áp dụng quan sát và lên kế hoạch giao dịch với nến Pin Bar

    Mục tiêu của loạt bài này không phải để bạn học thuộc từng chiến lược một cho từng loại nến một. Nhưng mà như đã trình bày. Một khi bạn đã hiểu bản chất của cái cách tâm lý thể hiện ra sao bên trong một mô hình, thì mặc nhiên bạn có thể áp dụng được hết cho mọi mô hình. Bây giờ, chúng ta lấy nến Pin bar làm ví dụ:

    Mô tả một nến Pin bar

    Mô tả một nến Pin bar

    Như hình trên, nến Pin bar là một cây nến có thân ngắn ngắn hơn toàn bộ chiều cao nến. Có bóng nến dài thiên hẳn về một phía. Người ta thường cho rằng như sau:

    • Nếu bóng dài nến nằm trên, thân nến ngắn nằm dưới –> khả năng đảo chiều từ tăng thành giảm.
    • Ngược lại, nếu bóng nến dài nắm dưới, thân nến ngắn nằm trên –> khả năng đảo chiều từ giảm thành tăng.

    Đó là lý thuyết, nhưng vì tính xác suất của biến động giá, nên chúng ta sẽ áp dụng quan sát 3 yếu tố như đã trình bày ở phần trên. Cụ thể như sau:

    Áp dụng quan sát nến Pin bar

    Áp dụng quan sát nến Pin bar

    Chúng ta quan sát 3 yếu tố. Và nhận thấy như sau:

    1. Pinbar xuất hiện sau một biến động giảm kéo dài. Kỳ vọng một phục hồi.
    2. Khối lượng Pinbar tương đương tháng trước, nhưng giá không thể giảm sâu hơn. Có thể lực mua đã tăng dần.
    3. Pinbar đã hoàn thiện, và nến đóng cửa (close) thấp hơn nến mở cửa (open).
    Áp dụng quan sát nến Pin bar

    Lời khuyên:

    • Một khi quan sát một nến đơn lẻ, bạn nên quan sát nó trong khung thời gian lớn (ngày, tuần, tháng). Còn nếu quan sát khung nhỏ (h4, h1) thì nên quan sát thành mô hình cụm nến sẽ chính xác hơn.
    • Quan sát khối lượng khá quan trọng: giả sử cùng một khối lượng nhưng 2 biên độ khác nhau sẽ cho bạn hiểu rất nhiều điều về sự xoay chuyển của cơn tâm lý. Như pinbar này chẳng hạn, khả năng cao lực “bắt đáy” mạnh hơn nên với khối lượng tương đương tháng trước mà giá không thể giảm sâu với biên độ lớn hơn.
    • Đối với Pinbar, râu nến (hay bóng nến) dồn về phía nào là một thông tin quan trọng. Trường hợp này, râu nến dài và dồn về dưới chứng tỏ tất cả những mức giá sâu hơn đều được “phe mua” mua hết. Nên một lần nữa, khẳng định lực “bắt đáy” mạnh hơn nến trước.

    Sau khi quan sát xong, để kiếm lời một cách an toàn chúng ta cần lên kế hoạch.

    Lên kế hoạch giao dịch với nến Pinbar

    Có hai chiều hướng trong việc lên kế hoạch giao dịch với mô hình nến. Nhưng trước khi đề cập đến 2 chiều hướng này, thì bạn cần luôn tuân thủ những kỷ luật giao dịch với nến Nhật như sau:

    • Dựa vào mô hình nến, xác định “đánh lên” hay “đánh xuống”
    • Làm sao cho điểm vào lệnh phải luôn gần với mức giá thấp nhất khi mua lên hoặc giá cao nhất khi bán xuống. Mục đích là điều này là để phòng trường hợp khi chúng ta sai thì điểm cắt lỗ là điểm tối ưu nhất.
    • Nếu biến động giá không đạt tới điểm mua (hoặc bán khống) thì chờ cơ hội khác. Hoặc sử dụng “stop buy” hay “stop sell” khi bạn có kinh nghiệm

    Lời khuyên: Tìm điểm vào lệnh bằng cách áp dụng Fibonacci.

    Trong trường hợp ví dụ này, chúng ta quyết định “đánh lên” với nến Pinbar.

    Giao dịch với Pinbar: kế hoạch 1

    Việc quan sát nến Pinbar tháng với 3 yếu tố như trên đã giúp bạn xác định xu hướng “đánh lên”. Một khi xác định đúng đánh lên hay đánh xuống thì bạn đã đi được nửa đường, phần còn lại chỉ là “tối ưu điểm vào lệnh” mà thôi.

    Bước 1: Zoom cây nến đó ra để xem biến động bên trong nó.

    Giao dịch với Pinbar: kế hoạch 1

    Khi bạn zoom cây nến tháng này ra, thì cây nến trở thành một đường giá.

    Bước 2: Kẻ Fibonacci thoái lui để tìm điểm vào lệnh.

    Mục tiêu của việc này là làm sao cho điểm vào lệnh gần với điểm cắt lỗ nhất có thể. Với mô hình nến Pinbar này, điểm bạn cần kỷ luật cắt lỗ là khi giá phá vỡ giá thấp nhất của nến (trường hợp mua lên), và khi giá phá vỡ giá cao nhất của nến (trường hợp bán xuống).

    Giao dịch với Pinbar: kế hoạch 2

    Kế hoạch này dành cho những bạn nào có nhiều kinh nghiệm hơn. Đó là sử dụng “stop buy” hoặc “stop sell”. Nghĩa là bạn sẽ “mua nếu vượt” hoặc “bán nếu vượt”.

    Giao dịch với Pinbar: kế hoạch 2

    Bước 1: Bạn vẫn cần phải zoom cây nến đó ra để xem biến động bên trong nó. Dù rằng kế hoạch này không quan tâm lắm tới biến động bên trong nến, nhưng việc zoom ra này là bước đi cẩn thận hơn. Để biết đâu đó bạn có thể nhận ra một mô hình nhỏ bên trong mô hình lớn.

    Bước 2: Xác định giá cao nhất và giá thấp nhất. Rồi sử dụng chức năng đặt lệnh “mua nếu vượt” hoặc “bán nếu vượt”. Kế hoạch này sẽ cần cắt lỗ khi giá quay trở lại vào trong, và bạn dính một cú “flase breakout”.

    Sau khi vào lệnh thành công, “Zoom out” Pinbar để nhìn đường giá.

    Sau khi vào lệnh thành công, "Zoom out" Pinbar để nhìn đường giá

    Trong trường hợp này, Pinbar đảo chiều đã có chúng ta xác suất thắng cao. Bạn thấy đó, quan sát nến giúp bạn xác định xu hướng giao dịch và tìm điểm vào lệnh tương đối tốt với Fibonacci.

    Và chúng ta cũng luôn có điểm cắt lỗ, vì một khi đã là xác suất thì lúc nào cũng tồn tại trong đó những rủi ro biến động bất ngờ.

    Tạm kết

    Với những bước trên, từ nay bạn có thể áp dụng với tất cả những mô hình nến đơn lẻ khác. Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi. Để đón đọc những hướng dẫn cụ thể và chuyên sâu hơn với những mô hình nến khác.***
    Hi vọng những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp bạn tìm ra chiến lược đầu tư thông minh cho chính mình. Hãy trải nghiệm mua bán tiền điện tử ngay trên sàn Remitano thông qua kênh giao dịch P2PSWAP và đầu tư Invest ngay hôm nay để bắt đầu tạo ra lợi nhuận. Và đừng quên đào RENEC mỗi ngày nhé.

    Nguồn: Hướng dẫn sử dụng Biểu đồ nến Nhật trong PTKT trade coin