Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán chuẩn nhất 2020

Nếu bạn muốn học cách làm giàu và muốn trở thành một nhà đầu tư chứng khoán thì kỹ năng đầu tiên và cũng là kỹ năng quan trọng nhất đó chính là biết cách đọc bảng giá chứng khoán. Vậy bảng giá chứng khoán là gì? cách đọc bảng giá chứng khoán như thế […]

Đã cập nhật 21 tháng 12 năm 2020

Bởi TopOnMedia

Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán chuẩn nhất 2020


Nếu bạn muốn học cách làm giàu và muốn trở thành một nhà đầu tư chứng khoán thì kỹ năng đầu tiên và cũng là kỹ năng quan trọng nhất đó chính là biết cách đọc bảng giá chứng khoán. Vậy bảng giá chứng khoán là gì? cách đọc bảng giá chứng khoán như thế nào là chuẩn và nhanh nhất? Cách đánh giá sơ bộ tình hình thị trường chứng khoán dựa trên bảng giá như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn những điều đó một cách cụ thể và dễ hiểu nhất. 

Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán (Nguồn: Internet)

Bảng giá chứng khoán là gì?

Bảng giá chứng khoán (Nguồn: Internet)

Bảng giá chứng khoán là bảng chứa những thông tin, ký hiệu, thuật ngữ liên quan đến các loại chỉ số chứng khoán trên thị trường. Muốn trở thành một nhà đầu tư chứng khoán thông minh thì việc đầu tiên bạn cần học đó là cách đọc bảng giá chứng khoán. Bởi khi bạn muốn giao dịch chứng khoán, mua bán cổ phiếu thì bạn cần phải biết những thông tin, hiểu những ký hiệu, thuật ngữ, biết các thao tác trên bảng giá chứng khoán để có thể đánh giá được tình hình thị trường và đưa ra những quyết định đúng đắn nhất. 

Mỗi công ty chứng khoán, mỗi sở giao dịch đều có một bảng giá, một giao diện khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản thì chúng đều giống nhau về ý nghĩa của các thông số, các ký hiệu, thuật ngữ,… 

Cách đọc thuật ngữ và ký hiệu bảng giá chứng khoán

Bảng giá chứng khoán của sàn HNX (Nguồn: Internet)

Một trong những điều quan trọng nhất trong cách đọc bảng giá chứng khoán là phải nắm vững ý nghĩa của các thuật ngữ và ký hiệu trong bảng giá. Dưới đây là một vào thuật ngữ và ký hiệu cơ bản:

Cột “Mã CK” (Mã chứng khoán)

Là cột đầu tiên bên trái của bảng giá chứng khoán. Tại cột “Mã CK” này sẽ hiển thị danh sách các mã chứng khoán giao dịch của các công ty niêm yết được sắp xếp từ A đến Z. Mỗi công ty sẽ được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp 1 mã chứng khoán riêng và chỉ niêm yết được ở 1 sàn duy nhất, thường là từ tên viết tắt của công ty đó. Muốn tìm mã giao dịch của công ty nào, bạn chỉ việc Nhập mã chứng khoán của công ty đó vào ô “Nhập mã CK”. Bạn cũng có thể note lại một số mã mà bạn quan tâm bằng cách tích vào phần bên trái mã chứng khoán hoặc nháy đúp chuột vào dòng có mã chứng khoán đó.

Cột “TC” (Màu vàng – Giá tham chiếu)

Cột “TC” là cột bên cạnh cột “Mã CK” với các con số màu vàng giúp bạn dễ nhớ hơn. Tại đây, nó biểu thị mức giá tham chiếu hay còn gọi là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó. Bạn có thể tính toán giá trần và giá sàn dựa trên cơ sở giá tham chiếu (Trần > TC > Sàn). 

Cột “Trần” (Giá trần – Màu tím) và Cột “Sàn” (Giá sàn – màu xanh lam)

Giá trần (giá sàn) là mức giá giao dịch cao (thấp) nhất trong ngày mà bạn có thể đặt lệnh mua bán, chúng được thể hiện bằng những con số màu tím (màu xanh lam). 

  • Giá trần = Giá tham chiếu + 7% (10%) giá tham chiếu
  • Giá sàn = Giá tham chiếu – 7% (10%) giá tham chiếu

Cột “Tổng KL” (Tổng khối lượng)

Bao gồm các cột “Tổng mua”, “Tổng bán” và “Tổng khớp”, thể hiện khối lượng cổ phiếu được giao dịch trong ngày, đồng thời nó cũng cho bạn biết được tính thanh khoản của cổ phiếu.

Cột “Bên mua” – “Bên bán”

Có 6 cột biểu thị cho 3 mức giá đặt mua (giá bán) tốt nhất và khối lượng mua (bán) tương ứng. Trong đó:

  • Cột “Giá 1” và “KL1”: Mức giá đặt mua cao nhất (giá bán thấp nhất)  hiện tại và khối lượng đặt mua (bán) tương ứng. Khi bạn chọn lệnh đặt mua (bán) ở “Giá 1” được thực hiện trước so với những lệnh khác.
  • Cột “Giá 2” và “KL2”: Mức giá đặt mua cao (giá bán thấp) thứ hai hiện tại và khối lượng đặt mua (bán) tương ứng. Lệnh đặt mua (bán) ở “Giá 2” có mức độ ưu tiên sau lệnh đặt mua (bán) ở “Giá 1” 
  • Cột “Giá 3” và “KL3”: Mức giá đặt mua cao (giá bán thấp) thứ ba hiện tại và khối lượng đặt mua (bán) tương ứng. Lệnh đặt mua (bán) ở “Giá 3” có mức độ ưu tiên sau lệnh đặt mua (bán) ở “Giá 2” 

Cột “Khớp lệnh”

Gồm các cột “Giá khớp”, “Khối lượng khớp” và “Thay đổi”, là mức giá và khối lượng lệnh được khớp nhau giữa mua và bán và thể hiện mức thay đổi (tăng/ giảm) giá so với giá tham chiếu. 

Cột “Giá”

Gồm các cột “Giá cao nhất”, “Giá thấp nhất” và “Giá TB”, thể hiện mức giá khớp cao nhất hoặc thấp nhất từ đầu phiên giao dịch đến thời điểm hiện tại. Từ đó giúp bạn nắm bắt được mức giá cổ phiếu thay đổi như thế nào trong phiên giao dịch. 

Cột “NN mua” và “NN bán”

Thể hiện mức giá và khối lượng lệnh được khớp nhau giữa mức giá mua cao nhất và mức giá bán thấp nhất. 

Cách đánh giá sơ bộ tình hình thị trường chứng khoán dựa trên bảng giá

Cách đánh giá sơ bộ tình hình thị trường chứng khoán dựa trên bảng giá  (Nguồn: Internet)

Cách đọc bảng giá chứng khoán hiệu quả hơn là bạn có thể từ bảng giá chứng khoán mà đánh giá sơ bộ được tình hình thị trường chứng khoán. Từ đó nắm bắt được thị trường chung, những biến động tăng/ giảm của thị trường để có thể đưa ra được hướng đầu tư đúng đắn và hiệu quả nhất. Điều này có thể giúp bạn học cách làm giàu, phát triển tư duy làm giàu.

Để nắm bắt được điều đó, bạn cần thông qua các chỉ số thị trường (chỉ số Index). Một số chỉ số Index được sử dụng phổ biến:

  • VN – Index hoặc HNX – Index: là chỉ số thể hiện xu hướng biến động của tất cả các cổ phiếu và giao dịch trên sàn HOSE hoặc sàn HNX.
  • VN30 – Index hoặc HNX30 – Index: là chỉ số giá của 30 công ty niêm yết trên sàn HOSE hoặc sàn HNX
  • VNX AllShare hoặc UPCOM: là chỉ số chung thể hiện xu hướng biến động giá của tất cả cổ phiếu đang niêm yết trên sàn HOSE và sàn HNX hoặc sàn UPCOM

Khi xem xét thị trường chung thông qua các chỉ số (Index), bạn có thể để ý đến những biến động lớn của chỉ số và khối lượng giao dịch để có thể đánh giá được thị trường chung đang lạc quan hay không lạc quan. 
Như vậy, bài viết trên đã hướng dẫn cho bạn cách đọc bảng giá chứng khoán một cách dễ hiểu và cụ thể nhất. Nếu bạn thực sự có đam mê với chứng khoán hay muốn trở thành một nhà đầu tư chứng khoán thông minh thì hãy cố gắng đọc bảng giá một cách nhanh nhất để có thể nắm bắt được những biến động của thị trường cũng như đưa ra được những phương án đầu tư hợp lý. Ngoài ra, bạn cũng có thể học cách làm giàu bằng cách đầu tư vào Vietlott, biết đâu bạn lại là một trong những người may mắn có thể đổi đời bằng những con số may mắn của mình. Chúc bạn thành công!

Nguồn tham khảo: Hướng dẫn cách đọc bảng giá chứng khoán chuẩn nhất 2020