Bán hàng online là một trong những hoạt động kinh doanh phổ biến nhất tại Việt Nam khi lượng khách hàng trên các kênh online rất nhiều. Ngoài ra, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí khi bạn không nhất thiết phải có cửa hàng đầu tư kinh phí lớn để khách hàng đến tận nơi mua, chỉ cần sản phẩm tốt, dịch vụ ổn là bạn có thể “buôn may bán đắt” với hình thức kinh doanh này. Tuy nhiên, cũng vì tính chất đó của việc bán hàng online mà những vấn đề như thanh toán như thế nào cho khách ở xa, vận chuyển ra sao chính là những điều bạn cần quan tâm. Trong bài viết này, Timo sẽ nói sâu hơn về 2 phương thức thanh toán mua bán online phổ biến nhất hiện nay là thanh toán tận nơi (COD) và chuyển khoản.
Khi nào nên áp dụng thanh toán COD
Thanh toán tận nơi rõ ràng mang đến cho khách hàng đặc biệt là người Việt Nam sự yên tâm hơn là chuyển khoản. Bởi lẽ, với phương thức này, khách có thể kiểm tra sản phẩm trước, khi đã đảm bảo mọi thứ như ý muốn thì khách mới trả tiền. Trong trường hợp khách hàng không đồng ý lấy sản phẩm thì họ sẽ chịu phí vận chuyển trả lại cho người bán. Tuy nhiên điều này mang lại nhiều bất cập cho người bán như:
- Hàng giao tới nhưng khách hàng không bắt máy hay không ở địa chỉ đó thì người bán sẽ bị mất phí vận chuyển 2 chiều.
- Khách không ưng ý với sản phẩm cứ thế trả lại cho người giao hàng mà không trả phí vận chuyển (phí này thường được người bán quy định riêng) nhưng người giao hàng lại không nắm rõ và người bán mất phí vận chuyển.
- Khi nhờ bên thứ 3 vận chuyển, người bán sẽ phải phụ thuộc vào bên thứ 3 nhận tiền dùm. Để nhận lại được số tiền này, người bán có thể đợi từ 3 – 15 ngày.
Với những nhược điểm trên thì hầu hết cửa hàng kinh doanh online thường “né” việc thanh toán COD. Tuy nhiên, bạn cũng nên chiều lòng khách hàng bằng cách áp dụng phương thức này nếu:
- Mặt hàng kinh doanh nhỏ-gọn-nhẹ, người giao có thể xử lý nhiều đơn hàng một lúc.
- Giao hàng COD trong phạm vi cho phép. Thường là nội thành.
- Bạn tìm kiếm được hệ thống giao hàng rộng rãi chuyên về vận chuyển mặt hàng bạn kinh doanh.
- Bạn có vốn đầu tư lớn và mặt hàng có giá trị cao.
Khi nào nên áp dụng phương thức chuyển khoản
Là người bán thì chắc chắn bạn sẽ không từ chối phương thức thanh toán chuyển khoản dù có kinh doanh sản phẩm hay dịch vụ nào đi nữa. Nếu hình thức COD mang lại sự đảm bảo cho người mua thì chuyển khoản sẽ mang lại sự an toàn cho người bán. Tuy nhiên, với hình thức chuyển khoản này, bạn sẽ gặp nhiều lo lắng của khách hàng như:
- Phí chuyển khoản cao.
- Khách phải có tài khoản ngân hàng và tiền trong ngân hàng.
- Nếu khách không sử dụng internet banking thì sẽ rất ngại ra tận ngân hàng chuyển khoản.
- Khách cảm thấy không an tâm khi chưa kiểm tra được sản phẩm.
Khi khách hàng e ngại cũng có nghĩa là doanh số bị thụt giảm. Nhưng những hạn chế trên cũng dần được khắc phục khi việc mua sắm trực tuyến diễn ra ngày càng sôi nổi và thành thói quen của nhiều người. Một vài giải pháp để bạn biến bất lợi thành ưu thế là:
- Chia sẻ phí chuyển tiền khách ngân hàng cho khách như một cách chăm sóc khách hàng.
- Làm ít nhất 2 tài khoản ngân hàng phổ biến nhất tại Việt Nam.
- Khuyến khích khách hàng sử dụng Mobile Banking hoặc các ứng dụng thanh toán như Ví Momo, BankPlus,… để thao tác dễ dàng hơn, có thể chuyển khoản qua số điện thoại
- Sử dụng ngân hàng số Timo miễn phí chuyển khoản khác ngân hàng, chuyển khoản 24/7 cực nhanh chóng với mạng lưới thành viên rộng rãi trên toàn quốc.
- Nâng cao dịch vụ và quy định rõ ràng về các loại phí trong quá trình xử lý đơn hàng.
Như vậy, để trả lời câu hỏi bán hàng online thanh toán COD hay chuyển khoản tốt hơn thì nếu có thể nên sử dụng 2 phương thức này song song để tiện lợi nhất cho bạn và khách hàng. Hy vọng với bài viết trên, Timo đã giúp bạn đã tìm ra được giải pháp hỗ trợ công việc bán hàng online hiệu quả hơn!