Bạn có đang chi tiêu cho ăn uống mỗi tháng quá tay?

Ăn uống sẽ bao gồm cả chi phí ăn chính và những bữa ăn với bạn bè, người yêu, gia đình,… bên ngoài. Chi phí này thông thường sẽ chiếm ít nhất 20% thu nhập mỗi tháng của bạn. Đó là trong trường hợp bạn tiết kiệm. Đối với nhiều bạn có nhiều mối quan […]

Đã cập nhật 27 tháng 7 năm 2017

Bởi TopOnMedia

Bạn có đang chi tiêu cho ăn uống mỗi tháng quá tay?

Ăn uống sẽ bao gồm cả chi phí ăn chính và những bữa ăn với bạn bè, người yêu, gia đình,… bên ngoài. Chi phí này thông thường sẽ chiếm ít nhất 20% thu nhập mỗi tháng của bạn. Đó là trong trường hợp bạn tiết kiệm. Đối với nhiều bạn có nhiều mối quan hệ thì việc ăn uống sẽ chiếm đến 30%, 40% thu nhập. Điều này sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến tài chính cá nhân. Để biết rằng bạn có đang chi tiêu quá tay cho ăn uống hay không, hãy xem mình có những dấu hiệu dưới đây không nhé.
 

Dấu hiệu cho thấy bạn đang chi tiêu quá mức cho ăn uống

  • Bạn chi tiêu nhiều hơn mức trung bình: Như đã nói ở trên, trung bình một người sẽ chi tối thiểu 20% thu nhập cho việc ăn uống. Nếu bạn chi hơn con số này thì bạn có thể là cần điều chỉnh rồi đấy.
  • Chi cho ăn uống là nhiều nhất trong tổng chi phí mỗi tháng: Theo như nhiều nghiên cứu, chi tiêu cho nhà cửa thường là chi tiêu nhiều nhất. Nếu trong trường hợp của bạn đó là chi tiêu thanh toán cho các hóa đơn ăn uống thì có lẽ bạn đang chi quá nhiều.
  • Ngày nào cũng có đồ ăn thừa bỏ đi: Điều này đồng nghĩa với việc bạn đã mua hoặc nấu đồ ăn quá nhiều và thường xuyên. Nếu giảm được lượng đồ ăn thừa thì chi tiêu của bạn cũng sẽ giảm xuống.
  • Bạn không có đồ ăn dự trữ tại nơi ở: Vậy thì bạn sẽ luôn ra ngoài để ăn uống. Từ đó, chi tiêu của bạn chủ yếu đổ vào những món đồ ăn nhanh, snack, sữa,…
Liệu bạn có chi tiêu quá nhiều cho việc ăn uống?

Liệu bạn có chi tiêu quá nhiều cho việc ăn uống?

  • Nhân viên quán ăn nhớ tên bạn: Có thể là do họ có dịch vụ khách hàng tốt hoặc do bạn đã ăn ở ngoài quá nhiều đến mức nhân viên nhớ bạn và thói quen ăn uống của bạn.
  • Bạn thường là người trả tiền trong những bữa ăn với người khác: Đây cũng là một nét tính cách của người phương Đông. Thay vì chia đều cho mọi người thì người Việt thường thích “mời” cả bữa ăn. Và nếu bạn thường xuyên là người tính tiền thì bạn đã hiểu được lí do vì sao chi tiêu lúc nào cũng hao hụt.

Nếu bạn có một trong những dấu hiệu trên thì Timo nghĩ rằng bạn nên quản lý chặt chẽ lại khoản chi tiêu này hơn đấy.
 

Mẹo giảm chi tiêu cho ăn uống cực hiệu quả

Để giúp bạn điều chỉnh lại chi tiêu cho ăn uống, dưới đây sẽ là một vài gợi ý cho bạn:

  • Trang bị thức ăn khô như ngũ cốc, xúc xích,… trong nhà và nơi làm việc, học tập.
  • Lên kế hoạch cho bữa ăn trong 1 tuần, sau đó mua sắm một lúc bởi lẽ mua nguyên liệu số lượng nhiều sẽ rẻ hơn là mua từng bữa.
  • Lên ngân sách cho việc ăn ngoài với người khác, tối đa chỉ nên dành 10% cho việc này. Để riêng số tiền này ra và chỉ dùng số tiền này để chi cho những bữa ăn này.
  • Giữ lại tất cả hóa đơn siêu thị, ăn uống ở nhà hàng, hàng quán,… để tổng hợp lại cuối tháng và có kế hoạch cắt giảm hợp lý cho tháng sau.
  • Cuối tuần hãy dành thời gian tự nấu ăn vừa tăng cường sức khỏe vừa tiết kiệm tiền.
  • Khi lương về đầu tháng, hãy tự động dành ra tiền tiết kiệm trước và không đụng đến nó. Sau khi thanh toán hết những chi phí bắt buộc thì số còn lại sẽ là số tiền bạn cho phép mình được ăn uống.

Trong quá trình điều chỉnh và quản lý chi phí ăn uống, bạn có thể nhờ đến những ứng dụng tài chính. Nếu bạn hay sử dụng thẻ ATM để thanh toán thì các ứng dụng tài chính sẽ ghi nhận lại lịch sự thanh toán. Điển hình như với ứng dụng ngân hàng số Timo, mọi giao dịch mua sắm, thanh toán sẽ được báo ngay đến bạn và ghi nhận lại thường xuyên. Nếu cảm thấy việc tiết kiệm quá khó khăn thì bạn hãy sử dụng ứng dụng ngân hàng số Timo và nhận lương bằng tài khoản Timo. Bởi Timo có tính năng tiết kiệm Timo Goal Save sẽ tự động trích từ tài khoản Spend Account mỗi tháng chuyển về tài khoản tiết kiệm Goal Save đảm bảo bạn sẽ luôn “tự nguyện” tiết kiệm.