5 Cách bảo vệ bạn khi giao dịch trực tuyến

Chỉ cần ngồi tại nhà, bạn đã có hàng giao tận tay hay với một cú nhấp, bạn đã sở hữu món đồ cách nửa vòng trái đất? Nền tảng giao dịch trực tuyến lấy khách hàng làm trọng tâm và rút ngắn khoảng cách địa lý đã khiến mô hình này ngày càng được […]

Đã cập nhật 10 tháng 4 năm 2018

Bởi TopOnMedia

5 Cách bảo vệ bạn khi giao dịch trực tuyến

Chỉ cần ngồi tại nhà, bạn đã có hàng giao tận tay hay với một cú nhấp, bạn đã sở hữu món đồ cách nửa vòng trái đất? Nền tảng giao dịch trực tuyến lấy khách hàng làm trọng tâm và rút ngắn khoảng cách địa lý đã khiến mô hình này ngày càng được ưa chuộng.

Tuy nhiên, ngoài sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian, thanh toán trực tuyến còn đồng nghĩa bạn phải khai báo thông tin và tài khoản cá nhân trên trang web giao dịch. Khi Việt Nam chỉ đứng thứ 101 trong 193 nước về khả năng đảm bảo an ninh mạng toàn cầu (theo bảng xếp hạng Chỉ số An ninh mạng Toàn cầu (GCI) trong năm 2017), bạn đang đối mặt trước nhiều rủi ro bị đánh cắp thông tin và mất tiền khi giao dịch trực tuyến. Vậy làm sao để bảo vệ bản thân an toàn khỏi những nguy cơ ấy? Timo sẽ mách 5 cách dễ áp dùng và hiệu quả sau:

1. Kĩ lưỡng khi đặt mật khẩu tài khoản

Mật khẩu càng phức tạp, tài khoản giao dịch của bạn càng an toàn!

Mật khẩu càng phức tạp, tài khoản giao dịch của bạn càng an toàn!

Theo thói quen, bạn thường chọn mật khẩu trùng với các tài khoản khác, trùng tên đăng nhập, gồm một dãy số liên tiếp hay những ngày kỷ niệm dễ nhận biết như ngày sinh, ngày cưới… Điều đó tạo cơ hội cho các tin tặc hoạt động dễ dàng hơn. Một khi lộ mật khẩu, toàn bộ các tài khoản liên quan của bạn đều có nguy cơ bị đánh cắp. Hãy thay đổi thói quen bằng cách dùng mật khẩu khác nhau cho từng tài khoản quan trọng. Sự kết hợp giữa ký tự đặc biệt thường được cho phép như dấu “*”, “!”, “@“… cùng chữ in hoa, chữ thường, chữ số là phương pháp hữu ích giúp tăng “độ mạnh” cho mật khẩu. Bởi những kẻ trộm thường chọn kiểu tấn công brute force (thử các chuỗi ký tự để tìm ra mật khẩu) nên việc thêm vào mật khẩu những ký tự đặc biệt sẽ khiến chúng mất thời gian dài để lần ra và càng khó “hack” thành công tài khoản của bạn.

2. Sớm cập nhật hệ điều hành và ứng dụng hỗ trợ khi có phiên bản nâng cấp

 

Cập nhật thường xuyên hệ điều hành và trình duyệt là “bước đệm” an toàn cho giao dịch trực tuyến.

Cập nhật thường xuyên hệ điều hành và trình duyệt là “bước đệm” an toàn cho giao dịch trực tuyến.

Điện thoại, laptop là nơi lưu trữ nhiều dữ liệu quan trọng. Lẽ đó, các thiết bị di động trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu của những “hacker”. Để tránh rò rỉ thông tin, bạn nên thường xuyên cập nhật hệ điều hành và trình duyệt phiên bản mới nhất. Việc này giúp khắc phục các lỗ hỏng bảo mật trong phiên bản cũ, loại bỏ nguy cơ lây nhiễm virus và mã độc xâm nhập. Kĩ lưỡng hơn, bạn nên “trang bị” phần mềm diệt virus và chống gián điệp cho điện thoại, máy tính như Ad-Aware, SUPERAntiSpyware, Norman Antivirus & Antispyware. Chúng có giao diện đơn giản, chức năng đa dạng, khả năng quét tự động và tùy chỉnh dễ dàng giúp chống virus, mã nguy hiểm hiệu quả cho tài khoản giao dịch của người dùng.

Bên cạnh đó, khi bạn thực hiện giao dịch trực tuyến, ngân hàng thường cung cấp dịch vụ Smart OTP (mật mã dùng một lần) trên nền tảng trang web hoặc ứng dụng di động. Đó là dãy ký tự ngẫu nhiên được tạo ra và gửi về tin nhắn của số điện thoại mà bạn đã đăng ký tài khoản nhằm tăng thêm một lớp bảo mật. Tuy nhiên, thông qua các phần mềm gián điệp, mã OTP này vẫn có thể bị đánh cắp qua nội dụng tin nhắn đó. Dựa trên nền tảng Smart OTP, Timo đã phát triển iOTP với các tính năng vượt trội như hiện mã OTP ngay trên màn hình điện thoại lúc giao dịch để tránh rò rỉ mã OTP qua tin nhắn SMS, thay đổi liên tục để chỉ có bạn mới đủ thời gian nhập mã vào ô xác thực, rút ngắn dãy ký tự còn 4 con số để bạn không phải “nặn óc” nhớ một dãy số dài như mã OTP thông thường.

bảo mật website

Bạn có thể dễ dàng nhận diện trang web đã được bảo mật trên qua thanh tìm kiếm trên trình duyệt.

Gặp những cửa sổ Pop-up tự động “nhảy lên” khi truy cập web hay trường hợp chuyển sang trang liên kết ngẫu nhiên khác là các dấu hiệu cho thấy trang web có thể đã bị tấn công và chứa virus. Những virus này tự động cài đặt phần mềm ngầm trên máy và từ đó, tin tặc có thể đánh cắp thông tin dữ liệu. Vì vậy, khi truy cập đường link, nhất là trong quá trình giao dịch, bạn cần chú ý và áp dụng nhanh những cách dưới đây:

  • Khi các cửa sổ Pop-up bất ngờ hiện ra, bạn bấm ngay tổ hợp phím Ctrl+F4 để tắt các cửa sổ này.
  • Đừng tùy ý nhấp vào các nút trên các banner quảng cáo vì bạn có thể vô tình truy cập một đường dẫn ngầm. Ví dụ như khi bạn nhấp vào nút dấu “X” để tắt quảng cáo nhưng sau đó, bạn sẽ phải truy cập một trang web khác có nội dung không liên quan.
  • Trước khi nhấp link chuyển tiếp, bạn nên kéo trỏ chuột đến đường link và quan sát góc trái cuối trang của trình duyệt có hiển thị đúng liên kết bạn đang chuyển đến hay không.
  • Quan sát kỹ thanh địa chỉ khi giao dịch để nhận biết dấu hiệu một địa chỉ truy cập trực tuyến an toàn như: dòng chữ “https://” ở đoạn mở đầu một đường link, biểu tượng ổ khóa và tên trang web màu xanh lá cây ở góc trên bên trái trong thanh địa chỉ trang web.

4. Hạn chế giao dịch trực tuyến nơ
i công cộng

Giao dịch nơi công cộng có thể biến bạn thành nạn nhân của những kẻ cắp thông tin.

Giao dịch nơi công cộng có thể biến bạn thành nạn nhân của những kẻ cắp thông tin.

Bạn nên tránh tối đa giao dịch nơi công cộng, đặc biệt là ở các “quán net” hay những nơi có wifi công cộng. Chính tính năng miễn phí và dễ dàng truy cập thường làm bạn lờ đi những rủi ro tiềm ẩn. Nó dễ chứa mã độc và chịu sự tấn công từ các “hackers”. Thông qua đó, kẻ cắp thông tin sẽ gây gián đoạn và ghi nhận lại toàn bộ dữ liệu cá nhân, thông tin giao dịch của bạn. Vì thế, nếu cần giao dịch gấp, bạn nên dùng mạng 3G, 4G của nhà mạng đáng tin cậy hoặc tải các ứng dụng VPN về máy như HotSpot Shield, CyberGhost VPN, ExpressVPN để nâng cao tính bảo mật và bảo vệ an toàn cho tài khoản của bạn.

5. Lưu ý lịch sử giao dịch

giao dịch online

Theo dõi lịch sử giao dịch giúp bạn kịp thời ngăn chặn những khoản chi bất thường.

Việc kiểm tra lịch sử giao dịch hạn chế mức thấp nhất các rủi ro trong các hoạt động thanh toán trực tuyến. Bạn có thể đăng ký tính năng thông báo biến đổi giao dịch 24/7 qua SMS để quản lý giao dịch từ xa kịp thời và hiệu quả. Khi phát hiện giao dịch bất thường, bạn cần nhanh chóng gọi đến ngân hàng để chặn ngay giao dịch và khóa thẻ. Một cách thông minh hơn, tính năng quản lý thiết bị trên ứng dụng Timo giúp bạn dễ dàng quan sát các thiết bị đang đăng nhập tài khoản và chủ động khoá tài khoản mọi lúc, mọi nơi mà không cần mất thời gian liên hệ ngân hàng hay chờ đến giờ hành chính để xử lý.

Dù rằng giao dịch trực tuyến mang đến sự tiện lợi cho người dùng nhưng các tin tặc ngày càng tinh vi. Người dùng cần ý thức cao hơn trong vấn đề bảo mật tài khoản. Nếu vẫn lo lắng rò rỉ thông tin, đừng ngần ngại trải nghiệm ngay Timo – mô hình ngân hàng số với hệ thống bảo mật an toàn tuyệt đối. Qua bài viết, Timo hy vọng bạn có thể chọn được những cách đảm bảo an toàn khi giao dịch trực tuyến phù hợp cho bản thân.

Hãy chia sẻ bài viết nếu bạn thấy 5 cách trên có thể hữu dụng cho người thân và bạn bè để bảo vệ tài sản trong quá trình giao dịch trực tuyến nhé!