Cháy nắng là vấn đề phổ biến vào mỗi dịp hè. Lúc này bạn sẽ phải tìm cách chữa da bị cháy nắng một cách nhanh nhất để giải cứu làn da. Nhưng phương pháp phù hợp với các sản phẩm chuyên dụng sẽ là cách tốt nhất để cải thiện tình trạng này. Dưới đây là những sản phẩm bạn không nên thoa lên da khi đang “cấp cứu” da bị cháy nắng.
#1 Kem dưỡng da
Tuy việc dưỡng ẩm cho da là cần thiết, đặc biệt là khi làn da đang bị cháy nắng. Tuy nhiê, lúc này bạn nên ngưng dùng kem dưỡng để dưỡng ẩm lại bởi làn da khi bị cháy nắng sẽ bị tổn thương theo từng mức độ khác nhau.
Việc thoa quá nhiều lớp kem dưỡng lên làn da không những không đảm bảo việc dưỡng ẩm cho da mà còn vô tình gây nên tình trạng bí bách cho làn da của bạn. Việc lạm dụng hoặc dùng quá nhiều kem dưỡng ẩm cũng đồng nghĩa rằng bạn đang tạo nên lớp màng ngăn chặn sự thoát nhiệt để da phục hồi hư tổn sau cháy nắng. Điều này góp phần làm da bị ảnh hưởng và nguy có tổn thương nặng hơn.
#2 Sữa tắm chứa kiềm
Trong thời gian điều trị cháy da, bạn vẫn phải đảm bảo việc giữ vệ sinh cho làn da. Tuy nhiên cần lưu ý rằng không nên sử dụng sản phẩm sữa tắm có chứa chất kiềm. Lớp da bị cháy sẽ không còn đủ khoẻ mạnh để có thể chống chọi lại những sản phẩm chứa kiềm. Nếu da bị cháy nắng nặng thì khi dùng sản phẩm chứa kiềm này sẽ chuyển sang những tổn thương nặng hơn như da bị đỏ, bị sưng tấy, chảy mủ, chảy nước, sưng, phồng rộp hay thậm chí nặng hơn là nhiễm trùng da.
#3 Sản phẩm chứa chứa cồn hoặc dạng cream
Những sản phẩm chứa chứa cồn bản chất không tốt cho làn da của bạn, đặc biệt là lànda đang cần được “cấp cứu” do cháy nắng. Việc sử dụng những sản phẩm chứa các thành phần này thường khiến làn da cháy nắng bị bí bách, khó hồi phục như mong muốn ban đầu.
- Cồn sẽ làm phá huỷ lớp màng da tự nhiên và làm da yếu đi, dễ bị bào mòn và tăng khả năng kích ứng lên đáng kể, đồng thời da cũng mất đi khả năng ngăn chặn quá trình bay hơi giữ nước khiến da trở nên khô, nhăn hơn bình thường.
- Các sản phẩm dạng cream sẽ hạn chế độ thông thoáng khiến da bị khó thở hơn, lỗ chân lông cũng bị bít kín ngăn chặn sự trao đổi từ bên ngoài và bên trong của làn da.
Ngoài ra, khi da bị tình trạng cháy nắng, bạn nên xác định tình trạng của da để có hướng giải quyết cho phù hợp. Nếu tình trạng nặng, hãy tìm đến sự tư vấn của các chuyên gia để tránh những tổn thương quá mức làm ảnh hưởng đến Sức Khoẻ như nhiễm trùng da diện rộng, viêm da, thậm chí tiềm tàng nguy cơ gây ung thư da về sau.
Những chia sẻ về kinh nghiệm dân gian truyền thống để cấp cứu da cháy nắng như bôi nước đá lạnh, bôi các loại thảo dược cho da không rõ nguồn gốc hoặc không đảm bảo vệ sinh trong quá trình chế biến cũng cần được cân nhắc về độ phù hợp cũng như nguy cơ gây nên tổn thương nghiêm trọng cho da.