-
Thân nhiệt của trẻ sơ sinh có thể tăng nhanh hơn gấp 3 – 5 lần so với người lớn. Ngoài ra, lớp mỡ dưới da mỏng, tuyến mồ hôi và các cơ quan điều hòa thân nhiệt vẫn chưa phát triển toàn diện. Do đó, việc trẻ sơ sinh tăng thân nhiệt đột xuất khó xác định là con đang nóng, đang khát hoặc đang bị hành sốt. Vậy thân nhiệt trẻ sơ sinh bao nhiêu độ mới gọi là sốt? Mời mẹ cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây cùng VNCare nhé!
Mục lụcMột số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sốt
Có thể nói, sốt là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ càng nhỏ thì càng dễ bị sốt. Điều này chứng minh rằng cơ thể bé đang dần hình thành khả năng phản vệ cũng như tăng sức đề kháng cho chúng. Tuy nhiên, tình trạng này lại khiến không ít bà mẹ bỉm sữa lo lắng, căng thẳng mỗi khi con cứ bị sốt dai dẳng, tái đi tái lại mãi không hết.
Để có thể biết cách tự điều trị hay lúc nào thì cần đưa trẻ đến Bệnh Viện thì phải tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sốt. Sau đây là một số nguyên nhân nhiễm bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ:Trẻ bị sốt có thể là do chúng đang mọc răng, lúc này bé sẽ bị sốt nhẹ, quấy khóc, khó ngủ và chán ăn.Sau khi tiêm các loại vaccine như thương hàn, bạch cầu, sởi, quai bị,… cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị sốt. Bé bị sốt do cảm nắng hay các triệu chứng cảm lạnh thông thường.Việc mặc quá nhiều lớp quần áo cho trẻ bởi sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng lên, lượng mồ hôi không được thấm hút ra ngoài, cơ thể bé ẩm ướt, cảm lạnh dẫn đến việc con bị sốt.Bé có các dấu hiệu của bệnh cảm cúm như ho, sổ mũi, đau họng,… cũng sẽ kèm theo những cơn sốt.Sốt cao, dai dẳng cũng là biểu hiện của bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ.Trẻ sốt cao từ 3 – 4 ngày, đồng thời xuất hiện phát ban trên người thì có thể bé đã bị sốt phát ban.Sốt xuất huyết cũng là nguyên nhân khiến bé bị sốt cao liên tục và xuất hiện các biểu hiện cực kỳ nguy hiểm như chảy máu mũi, máu răng, nốt xuất huyết,… Trẻ bị viêm tai không chỉ xuất hiện các triệu chứng ù hai tai, chảy mủ mà còn có thể sốt cao.
Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt?
So với thân nhiệt của người lớn, nhiệt độ trung bình của bé sơ sinh luôn thấp hơn từ 1-1,5°C. Như vậy, nhiệt độ trung bình của bé phải luôn được duy trì ở mức từ 36-37°C. Mẹ có thể đọc kết quả trên que thử theo hướng dẫn sau:
- Thân nhiệt bình thường ở trẻ sơ sinh: Bé sẽ có nhiệt độ bình thường khi kết quả đo được tại các vị trí nằm trong khoảng an toàn như sau:
- Hậu môn (trực tràng): 36.6 – 38°C
- Động mạch tức thời: 36.6 – 38°C
- Khoang miệng: 35.5 – 37.5°C
- Nách, cổ: 34.7 – 37.3°C.
- Thân nhiệt của trẻ sơ sinh cao và cách xử lý: Khi đo tại hậu môn (trực tràng) hoặc động mạch, nếu kết quả:
- 38 – 38.5°C: Mẹ nới lỏng quần áo, bỉm tã, cho bé nằm trong phòng thoáng, dùng khăn ấm chườm cho trẻ ở các vị trí bao gồm: trán, nách, bẹn.
- Trên 38.5°C: Mẹ nên theo dõi kỹ nhiệt độ của bé và đo lại liên tục. Nếu kèm theo các biểu hiện khác như co giật, mẹ cần đưa bé thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất.
- Thân nhiệt của trẻ sơ sinh thấp và cách xử lý
Khi đo tại hậu môn (trực tràng) hoặc động mạch, nếu kết quả nhiệt độ cơ thể bé là:
- Dưới 36°C: Mẹ cần ủ ấm tích cực cho bé bằng chăn hoặc bằng phương pháp da kề da.
Mẹ nên đo nhiệt độ ở đâu là chính xác nhất?
Để theo dõi tình trạng tăng nhiệt độ ở bé sơ sinh, việc đầu tiên mẹ cần làm là đo nhiệt độ. Có những vị trí mẹ có thể đo nhiệt độ cho bé như sau:
- Hậu môn (trực tràng): Đây là một trong những phương pháp đo lường nhiệt độ cho bé từ 0 – 6 tháng tuổi. Tính chính xác được xem là cao nhất nhất vì trực tràng sẽ phản ánh đúng nhiệt độ thực tế của bé sơ sinh.
- Động mạch tức thời: Nhiệt độ động mạch thái dương được mẹ đo và đọc từ trán của bé sẽ cho kết quả tương đối giống với nhiệt độ đo tại trực tràng.
- Nách và cổ: Vùng nách và cổ không nằm trong khoang cơ thể nên đây không phải là phương pháp cho kết quả chính xác nhất nhưng lại là phương pháp thuận tiện nhất mẹ có thể áp dụng khi muốn đo nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh.
- Khoang miệng: Phương pháp này mang kết quả chính xác cao với trẻ từ 4 tuổi trở lên. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể đo cho bé sơ sinh. Khi đó, mẹ cần lưu ý không nên đo khi bé đã ăn hoặc uống đồ nóng trong vòng 30 phút. Cũng giống như đo nhiệt độ tại nách và cổ, phương pháp này cũng sẽ mang lại kết quả chính xác thấp hơn nhiệt độ trực tràng.
- Sau tai: Nhiều mẹ cho rằng đây là phương pháp đo thân nhiệt chung. Nhưng phương pháp này lại không áp dụng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Mẹ cần lưu ý là nhiệt độ đo được ở nách và cổ luôn thấp hơn so với khoang miệng từ 0,3-0,5°C; và ở khoang miệng sẽ thấp hơn so với nhiệt độ đo được ở trực tràng cũng từ 0,3-0,5°C. Như vậy, khi mẹ đo thân nhiệt cho bé tại những vị trí khác nhau sẽ mang đến kết quả khác nhau.
Hướng dẫn đo nhiệt độ cơ thể trẻ đúng cách
Thông thường, phương pháp dùng nhiệt kế thủy ngân kẹp nách được hầu hết bố mẹ sử dụng để đo thân nhiệt cho bé. Tuy nhiên, thủy ngân là hóa chất cực kỳ độc hại, vì vậy khi sử dụng phải theo sát bé cẩn thận bởi không may nhiệt kế bị vỡ, chất lỏng trong đó bị chảy ra ngoài, gây hại cho con.
Ngoài ra, đo thân nhiệt cho bé không chỉ có một cách đó. Nếu chưa biết, bố mẹ có thể tham khảo ngay một vài cách đo nhiệt độ cơ thể đúng và an toàn cho con ngay sau đây:
Đo thân nhiệt ở nách: Đầu tiên, mẹ cần phải lau khô vùng nách cho bé, kẹp nhiệt kế rồi áp sát tay của bé vào ngực, sau đó giữ yên tư thế này trong vòng 4 đến 5 phút. Sau khi xong, mẹ cẩn thận đưa nhiệt kế ra ngoài, tránh làm rơi rớt gây nguy hiểm cho bé. Nếu thân nhiệt bé bình thường, kết quả đo sẽ rơi vào tầm khoảng 34,7 đến 37,3°C.
Đo thân nhiệt ở miệng: Khi thực hiện phương pháp này, mẹ cần đảm bảo nhiệt kế đã được khử trùng và làm sạch để tránh việc vi khuẩn xâm nhập vào miệng bé. Đặc biệt, cách này không nên thực hiện khi trẻ vừa mới ăn và uống đồ nóng. Cách thực hiện là mẹ sẽ đặt nhiệt kế vào miệng và hướng dẫn con ngậm chặt, đo trong khoảng thời gian tầm 3 phút rồi lấy ra là được. Kết quả nhiệt độ bình thường khi đo ở miệng là khoảng 35,5 đến 37,5°C.
Đo thân nhiệt ở tai: Bố mẹ nên lưu ý là phương pháp đo nhiệt độ ở tai chỉ ứng dụng được khi bé đã từ 6 tháng tuổi trở lên. Với cách này, mẹ nên sử dụng nhiệt kế điện tử hơn là nhiệt kế thủy ngân để phòng tránh được hiểm họa có thể xảy ra khi dùng nhiệt kế thủy ngân. Cách thực hiện cũng giống như hai phương pháp trên và nhiệt độ bình thường đạt mức từ 35,8 đến 38°C. Lưu ý, nếu trẻ vừa ở môi trường nhiệt độ thấp thì nên đợi một lúc cho thân nhiệt trở lại bình thường rồi mới đo.
Đo thân nhiệt ở hậu môn: Cách đo thân nhiệt này cũng cực kỳ đơn giản, thậm chí còn không gây khó chịu cho bé. Tuy nhiên, trước khi đưa nhiệt kế vào hậu môn hãy thoa vào đó một ít chất bôi trơn để việc đưa dụng cụ đo vào được dễ dàng hơn (chất bôi trơn đó có thể là vaseline, kem dưỡng,…). Sau đó giữ yên nhiệt kế trong vòng 2 phút (nhiệt kế thủy nhân) và 1 phút (nhiệt kế điện tử).
Các lưu ý khi đo nhiệt độ của trẻ sơ sinh
Để có kết quả chính xác về nhiệt độ cơ thể trẻ sơ sinh, mẹ nên lưu ý những điều sau:
- Cho bé mặc quần áo vừa phải, không quá dày hay quá mỏng. Ngoài ra, mẹ cũng nên tránh không để bé vận động nhiều.
- Chỉnh nhiệt độ phòng ở mức trung bình.
- Với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, đo nhiệt độ ở mông sẽ phản ánh đúng nhất về thân nhiệt của bé. Việc đo nhiệt độ tại miệng chỉ phù hợp với các bé từ 4-5 tuổi.
Khi trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao?
Khi đã xác định được nhiệt độ cho trẻ, cách xử lý cơn sốt của trẻ cũng rất quan trọng. Theo Baby bonus, khi bé có dấu hiệu sốt nhẹ, mẹ cần thực hiện các bước sau đây:
- Thay quần áo thoáng mát, rộng rãi cho bé, nới lỏng bỉm, tã.
- Chườm khăn ấm hoặc lau vùng trán, nách, bẹn. Mẹ lưu ý tránh đắp khăn lên ngực bé nhé, việc này có thể gây viêm phổi ở trẻ sơ sinh.
- Cho bé bú sữa mẹ để bổ sung đủ nước và tăng cường hệ miễn dịch. Tương tự, nếu con đang bú sữa công thức, mẹ nên tăng lượng sữa hoặc chia nhỏ cữ bú để bổ sung đủ nước cho bé.
- Với bé trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé uống thêm nước.
- Trường hợp cần sử dụng thêm thuốc hạ sốt cho trẻ, mẹ nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để cho con sử dụng liều lượng thích hợp. Mẹ có thể cho bé uống paracetamol dạng lỏng với liều lượng và tần suất phù hợp. Nếu cho bé sử dụng quá liều có thể gây tổn thương gan.
Bác sĩ Nguyễn Phước Mỹ Linh cũng lưu ý thêm:
Nếu trẻ sơ sinh bị sốt, nên đưa trẻ đến Bệnh Viện sớm nhất có thể vì đó là dấu hiệu bất thường nghiêm trọng. Trẻ dưới 6 tháng được kháng thể của mẹ bảo vệ nên hiếm khi nào bị các bệnh nhiễm trùng. Nếu trẻ sốt là dấu hiệu cảnh báo sự bảo vệ không hiệu quả, trẻ có nguy cơ bị nhiễm trùng, đặc biệt nghiêm trọng là nhiễm trùng huyết và viêm màng não. Do đó, mẹ cần ghi nhớ và đưa trẻ đi khám sớm để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời nhé!
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt: Mẹ cần tránh gì?
Bên cạnh những việc nên làm, mẹ cũng nên lưu ý những điều “cấm” sau đây để không làm cơn sốt của trẻ thêm nghiêm trọng.
- Nhiều mẹ có thói quen dùng chăn mền ủ ấm, hoặc cho bé mặc quần áo dày để bé toát mồ hôi. Tuy nhiên, cách này chẳng những không giúp bé hạ sốt mà ngược lại có thể làm thân nhiệt trẻ tăng cao hơn.
- Tuyệt đối không dùng nước đá lạnh để chườm, hoặc lau người cho bé. Khi cơ thể đang nóng, chườm đá lạnh quá mức gây chênh lệch nhiệt độ có thể gây bỏng lạnh, thậm chí làm trẻ bị suy hô hấp.
- Các loại thuốc chứa Aspirin không được chỉ định dùng cho trẻ sơ sinh vì có khả năng gây tổn thương não bộ của bé.
Hy vọng bài viết này đã giúp mẹ giải đáp câu hỏi trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt và cách đo nhiệt độ cho bé nhà mình chính xác.
- Thân nhiệt bình thường ở trẻ sơ sinh: Bé sẽ có nhiệt độ bình thường khi kết quả đo được tại các vị trí nằm trong khoảng an toàn như sau:
Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt? Cách đo thân nhiệt tại nhà chuẩn xác
Thân nhiệt của trẻ sơ sinh có thể tăng nhanh hơn gấp 3 – 5 lần so với người lớn. Ngoài ra, lớp mỡ dưới da mỏng, tuyến mồ hôi và các cơ quan điều hòa thân nhiệt vẫn chưa phát triển toàn diện. Do đó, việc trẻ sơ sinh tăng thân nhiệt đột xuất […]
Đã cập nhật 12 tháng 4 năm 2022
Bởi TopOnMedia