10 điều về tẩy tế bào chết mà bạn có thể chưa biết

Hầu hết chúng ta đều nghe nói và được chia sẻ rất nhiều thông tin về các bước chăm sóc da hợp lý, trong đó rửa mặt là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng. Nhưng rửa mặt mà các tín đồ Làm đẹp chú trọng không đơn thuần là làm ướt, làm mát […]

Đã cập nhật 21 tháng 1 năm 2018

Bởi TopOnMedia

10 điều về tẩy tế bào chết mà bạn có thể chưa biết

Hầu hết chúng ta đều nghe nói và được chia sẻ rất nhiều thông tin về các bước chăm sóc da hợp lý, trong đó rửa mặt là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng. Nhưng rửa mặt mà các tín đồ Làm đẹp chú trọng không đơn thuần là làm ướt, làm mát cho tỉnh táo và tẩy sạch son phấn bụi bặm trong ngày. Các chuyên gia làm đẹp vẫn thường nói về những bí quyết massage và lựa chọn sữa rửa mặt, song song đó không quên nhắc đến bước tẩy tế bào chết. Qua nhiều năm, làn da chúng ta bị biến đổi thậm chí thoái hóa nhiều, do phải chịu đựng và thích nghi với môi trường bên ngoài, đặc biệt trong tình trạng ô nhiễm không khí và khí hậu thay đổi phức tạp như hiện nay. Do vậy, để chăm sóc và gìn giữ một làn da tươi trẻ, mịn màng qua năm tháng, thì tẩy tế bào chết chính là chìa khóa giúp bạn đạt được ý nguyện.

Ngoài ra, nếu như tẩy tế bào chết là một khái niệm khá mới với bạn, đã đến lúc bạn nên bắt đầu tìm hiểu và nhận biết nhiều lợi ích của việc làm sạch lớp tế bào da chết trên mặt, môi và cơ thể của mình. Chỉ cần dành ra vài phút với 10 điều sau đây, tin rằng bạn sẽ thu lượm được những điều thú vị về tẩy tế bào chết, cũng như các lưu ý cần thiết khi chăm sóc da.

1. Cơ chế tẩy da chết tự nhiên

Khi chúng ta còn trẻ và làn da còn khỏe, cơ chế tái tạo tự nhiên cho phép làn da tự đào thải các tế bào da chết sau mỗi 25 ngày. Khi bước sang tuổi 30, chu kỳ này sẽ bắt đầu chậm dần đi và dẫn tới sản sinh ra nhiều sắc tố, khiến màu da ngày càng xỉn và sạm hơn.

2. Có nhiều loại tẩy tế bào chết

Ngày nay, ngành Công Nghiệp mỹ phẩm cung cấp đa dạng chủng loại sản phẩm tẩy tế bào chết, với nhiều thương hiệu, chất liệu và công dụng cho từng bộ phận cơ thể khác nhau, từ tẩy tế bào chết cho môi thâm cho đến tẩy da chết vùng mắt.  Không những thế, các tín đồ làm đẹp còn có thể lựa chọn loại hóa mỹ phẩm hay mỹ phẩm hữu cơ, phương pháp tẩy da chết thủ công kết hợp massage bằng tay hay sử dụng dụng cụ điện tử như máy tẩy tế bào chết bằng sóng siêu âm.

Nhìn chung, dù là mỹ phẩm truyền thống hay Công Nghệ hiện đại, đều nhằm mục đích làm sạch da, quét sạch lớp tế bào da chết và toàn bộ bụi bẩn ẩn mình trong lớp biểu bì khô cằn đó, tái sinh một làn da đầy sức sống, tươi sáng và có khả năng hấp thu các dưỡng chất bổ sung tốt hơn. Lưu ý, các nàng chỉ nên sử dụng mỹ phẩm tẩy tế bào chết 1 – 2 lần/tuần, nhưng đối với các loại máy, dụng cụ massage – tẩy tế bào chết có thể dùng hàng ngày để rửa mặt, làm sạch bởi tác động nhẹ nhàng của chúng.

3. Không chỉ là tẩy tế bào chết

Tẩy da chết là một bước chăm sóc da vô cùng cần thiết để dọn đường cho một làn da mới sáng khỏe hơn. Đó không chỉ là đánh bay lớp tế bào vô dụng và đám bụi bẩn li ti bám chặt trên da, công đoạn này còn giúp bạn xua đuổi các nếp nhăn, thâm nám và vi khuẩn gây mụn ẩn.

4. Tinh ý khi lựa chọn sản phẩm

Các người đẹp phải thật thận trọng và tinh ý khi lựa chọn sản phẩm tẩy tế bào chết. Trên thị trường có nhiều nhà sản xuất và dòng sản phẩm sử dụng các hạt vi nhựa (kể cả nguyên liệu hạt tự nhiên như đường, gạo, than) có tác dụng tẩy tế bào chết, tuy nhiên các loại hạt/bột chỉ qua bào chế thô sơ có dạng gồ ghề và kém mịn, sẽ khiến làn da dễ bị tổn thương. Do vậy, chúng ta nên cẩn thận tìm hiểu thông tin sản phẩm để lựa chọn các loại chất tẩy tế bào chết có chứa loại vi hạt dạng tròn, tan và siêu nhỏ mịn để bảo vệ làn da mỏng manh của mình.

5. Có thể thử nghĩ đến chemical peel

Chemical peel là một phương pháp “lột da” hóa học, có tác dụng điều trị các vấn đề như da mụn, sẹo mờ, thâm nám và nhăn nhũn. Phương pháp chăm sóc da thoạt đầu nghe có vẻ đáng sợ này, ngoài giúp gột sạch lớp da chết lâu ngày, còn có khả năng trị liệu đối với tình trạng da bị tổn hại do ánh sáng mặt trời hay những rối loạn sắc tố ở da. Các sản phẩm chemical peel có chứa axit glycolic nhằm giúp loại bỏ lớp da chết hoặc bị tổn thương mà không cần đến tác động chà xát vào da.

Tuy nhiên, nếu bạn có ý định trải nghiệm phương pháp “lột da” này, tốt nhất nên có sự tư vấn từ các bác sỹ da liễu. Ý kiến chuyên môn từ bác sỹ giúp bạn hiểu hơn về màu sắc, độ dày, tính nhờn, khả năng đàn hồi cũng như tình trạng tổn thương mà làn da đang gặp phải, từ đó được chỉ định nồng độ axit có tác dụng điều trị phù hợp.

6. Waxing cũng tẩy tế bào chết

Waxing cũng là một dạng của tẩy tế bào chết. Vì thế, nếu các nàng đang có ý định xóa xổ lớp lông tơ trên da mặt hay tay chân, hãy đừng tẩy tế bào chết trước và ngay sau khi waxing để ngăn ngừa làn da bị tổn thương hoặc kích ứng.

7. Nên tẩy tế bào chết vào buổi sáng

Có lẽ một số nàng cho rằng tẩy tế bào chết vào buổi tối trước khi ngủ sẽ dễ chịu hơn, và đồng thời gột sạch tất cả bụi bẩn sau suốt một ngày dài. Nhưng, làn da luôn chăm chỉ làm việc khi chúng ta đang say ngủ bởi chức năng tự tái tạo. Vì vậy, khi thực hiện tẩy tế bào chết vào buổi sáng, bạn sẽ dễ dàng phủi sạch hết lớp tế bào chết mà làn da đã tự nguyên loại bỏ suốt cả đêm.

8. Hãy nhẹ nhàng

Làn da của chúng ta là một cô bé nhạy cảm, hãy đừng chà xát quá mạnh tay hay sử dụng các loại dụng cụ rửa mặt thô sần gây tổn hại đến làn da. Tẩy tế bào chết là một bước chăm sóc da thư giãn, lớp biểu bì chết sẽ tự khắc rời đi, các nàng không cần thù hằn mà kỳ cọ thô bạo để tẩy sạch hơn và nhanh hơn. Hãy từ tốn và mềm mỏng tận hưởng quá trình làm đẹp dễ chịu này.

9. da mụn hoặc da dầu, không nên tẩy quá 1 – 2 lần/tuần

Nếu các nàng bị mụn trứng cá hay sở hữu một làn da nhờn dầu thì ngay cả việc rửa mặt nhiều lần cũng không thực sự tốt, mà còn gây phản tác dụng. Chất nhờn là một cơ chế bảo vệ tự nhiên của làn da. Tẩy tế bào chết nhiều lần và tinh sạch quá mức sẽ khiến tuyến nhờn trên da tiết ra nhiều hơn mức cần thiết, từ đó sản sinh mụn trứng cá nhiều hơn và da càng bóng dầu hơn. Do đó, nếu sở hữu một làn da dầu hoặc nhiều mụn, chỉ nên tẩy tế bào chết 1 – 2 lần/tuần thôi nhé.

10. Tẩy trang trước khi tẩy tế bào chết

Đừng bao giờ quên tẩy sạch lớp phấn trang điểm trước khi thực hiện công đoạn tẩy tế bào chết, kể cả khi đó chỉ là một lớp make up trong suốt mỏng nhẹ. Hãy tẩy trang và rửa mặt sạch sẽ, tiếp đến mới là công việc của bước tẩy tế bào chết. Bạn sẽ không muốn một lớp nhầy nhụa kem phấn bụi bẩn khi tẩy tế bào chết đâu, nhưng quan trọng hơn cả, chính là chất tẩy tế bào chết nếu “bận rộn” với công việc của sữa rửa mặt và dung dịch tẩy trang, nó không thể làm sạch sâu đến vùng da và cặn bẩn nằm ẩn bên dưới lớp tế bào chết.