SWOT là gì?
SWOT là một phương pháp phân tích, lập kế hoạch cho doanh nghiệp thông qua các yếu tố: Điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội. Thông qua phân tích SWOT doanh nghiệp có thể đào sâu vào thế mạnh của họ, tối ưu hóa các cơ hội, phát hiện ra những yếu tố có nguy cơ cản trở bước phát triển của họ. SWOT là viết tắt của 4 từ tiếng anh Strength (S), Weakness (W), Opportunities (O), Threaten (T), trong đó Strength (điểm mạnh) và weakness (điểm yếu) là hai yếu tố nội bộ của doanh nghiệp, còn Opportunities (cơ hội) và Threaten (rủi ro) là yếu tố bên ngoài.
Lợi ích của mô hình SWOT
Mô hình SWOT nghe đơn giản như một hình vuông có 4 cạnh nhưng lại giúp doanh nghiệp đưa ra cái nhìn tổng quan hơn về:
- Mô hình doanh nghiệp và thương hiệu
- Định vị thị trường
- Dự án hay kế hoạch mới
- Từng kênh hoặc chiến dịch marketing
- Vai trò của phân tích SWOT
Nếu bạn chỉ dựa vào cảm tính để đưa ra các quyết định mà bỏ qua phân tích SWOT, doanh nghiệp của bạn sẽ bỏ qua nhiều lợi ích:
- Đem đến cho bạn sự chuẩn bị đương đầu với thử thách và tiếp nhận cơ hội mới: bước phân tích SWOT là bước không thể bỏ sót trong quá trình hoàn thiện chiến lược. Là bước chuẩn bị trước mọi hành động.
- Buộc bạn phải xác định các giá trị mình đang có: thay vì chỉ lao đầu vào lập kế hoạch và thực hiện. Giờ đây bạn phải “nhìn” thật kỹ càng những giá trị mình đang có sau đó tìm ra những điểm còn hạn chế. Áp dụng 2 yếu tố này trước khi thiết lập kế hoạch sẽ cho kết quả lộ trình cụ thể và rõ ràng hơn.
- Cơ hội để bạn suy xét nhiều khía cạnh và tìm ta các phương án: khi biết được những yếu điểm và các mối đe dọa. Bạn có thể ước lượng được những bước tiếp theo để tăng cơ hội thành công cho doanh nghiệp của mình.
- Hiện hữu những yếu tố vô hình lên văn bản: thế mạnh, thách thức,… tất cả là những yếu tố vô hình. Giờ đây bạn có thể ghi chúng ra và trở thành hồ sơ có thể lưu giữ của công ty bạn. Sau khi xác định những khía cạnh này, bạn có thể chỉnh sửa, bổ sung, xác định rõ chúng trên>Giúp doanh nghiệp dễ dàng so sánh trong toàn bộ quá trình phát triển.
Ưu và nhược điểm của phân tích SWOT
Ưu điểm của SWOT
- Không tốn chi phí: SWOT là phương pháp phân tích tình hình kinh doanh hoặc bất kỳ dự án nào do doanh nghiệp thực hiện. Phương pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí, đây là 2 lợi thế lớn nhất của phân tích SWOT.
- Kết quả quan trọng: Kết quả đưa ra từ phân tích mô hình SWOT rất quan trọng và có thể giúp ích cho tất cả các đối tượng muốn nắm bắt một cách tổng quát về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của bản thân, tổ chức hoặc doanh nghiệp. Kết quả đó là tiền đề cho các kế hoạch được triển khai thành công trong tương lai.
- Ý tưởng mới: Mô hình SWOT có thể cung cấp các ý tưởng mới cho doanh nghiệp bằng các phân tích trong 4 mục cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của SWOT. Mô hình không chỉ cho bạn biết lợi thế, bất lợi mà cả những mối đe dọa để giúp bạn đối phó hiệu quả hơn trong tương lai, có những kế hoạch tránh các rủi ro tốt nhất.
Nhược điểm của SWOT
- SWOT tự nó không phải là một bản phân tích, mà là một khung sườn để nắm bắt những ý chính về vấn đề cần giải quyết
- SWOT không đưa ra những hành động cụ thể
- Bạn dễ bị lan man hoặc chưa đủ thực tế, và điều đó phá vỡ cấu trúc sơ đồ SWOT của bạn
- Không bao gồm cách để xem xét, đánh giá tầm quan trọng của những yếu tố trong bảng SWOT.
Phương pháp lập ma trận SWOT
Phương pháp SWOT thông thường có thể được lập thành ma trận SWOT với phương thức đơn giản như sau:
Opportunities (bên ngoài, tích cực) | Threats (bên ngoài, tiêu cực) | |
Strengths (bên trong, tích cực) | Chiến lược Strengths-Opportunities: Dùng những điểm mạnh nào để tối ưu hóa những cơ hội? | Chiến lược Strengths-Threats: Dùng thế mạnh như thế nào để hạn chế những nguy cơ? |
Weaknesses (bên trong, tiêu cực) | Chiến lược Weaknesses-Opportunities: Làm sao tận dụng cơ hội để cải thiện những điểm yếu của doanh nghiệp? | Chiến lược Weaknesses-Threats: Làm cách nào để loại bỏ và khắc phục nhược điểm nhằm tránh những mối nguy? |
Ma trận SWOT
– Chiến lược S-O: là chiến lược sử dụng các cơ hội hiện có từ bên ngoài để phát huy các nguồn lực và thế mạnh của tổ chức, công ty. Đây là một chiến lược không đòi hỏi nhiều nỗ lực, nhưng rất hiệu quả và có cơ hội thành công cao hơn. Các chiến lược S-O thường là các chiến lược ngắn hạn.
– Chiến lược W-O: Đây là một chiến lược tận dụng các cơ hội hiện tại bằng cách cải thiện những điểm yếu và thiếu sót của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Chiến lược này trở nên khó khăn hơn vì có thể một khi bạn đã cải thiện được những điểm yếu thì cơ hội sẽ không còn nữa. Tuy nhiên, nếu nỗ lực hết mình, bạn vẫn có thể thành công và tạo ra những bước tiến mới cho doanh nghiệp của mình. Đây là một chiến lược trung hạn.
– Chiến lược S-T: Một chiến lược sử dụng các điểm mạnh để hạn chế và đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài. Chiến lược này giúp công ty loại bỏ rủi ro và kiểm soát các tình huống bất lợi cho công ty. Đây là một chiến lược ngắn hạn.
– Chiến lược W-T: Đó là chiến lược khắc phục các lỗ hổng để ngăn ngừa rủi ro cho các tổ chức và công ty. Bởi vì rủi ro và mối đe dọa thường xuất phát từ các lỗ hổng kinh doanh, bạn phải xác định sớm các mối đe dọa và giải quyết các lỗ hổng bảo mật ngay bây giờ. Chiến lược WT là một chiến lược phòng thủ.
Xem thêm: Phân Tích Swot Là Gì? Làm Thế Nào Để Xây Dựng Ma Trận SWOT Hiệu Quả
Xem thêm: Mô hình SWOT