Sụt giảm tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và những ảnh hưởng

Thị trường tài chính toàn cầu đang được tung hứng y như một hạt đậu nhảy Mexico, được thúc đẩy phần lớn từ việc “xì hơi” của bong bóng thị trường chứng khoán Trung Quốc. Và mặc dù tôi nghĩ có không ít việc bi hài để bàn luận về sự bùng nổ rồi sụt […]

Đã cập nhật 8 tháng 12 năm 2015

Bởi TopOnMedia

Sụt giảm tăng trưởng kinh tế Trung Quốc và những ảnh hưởng

Thị trường tài chính toàn cầu đang được tung hứng y như một hạt đậu nhảy Mexico, được thúc đẩy phần lớn từ việc “xì hơi” của bong bóng thị trường chứng khoán Trung Quốc. Và mặc dù tôi nghĩ có không ít việc bi hài để bàn luận về sự bùng nổ rồi sụt giảm tăng trưởng  của thị trường chứng khoán Trung Quốc, câu chuyện mà ta thật sự cần tập trung vào lại không liên quan gì đến thị trường cổ phiếu mà chính là, điều gì đang diễn ra với nền kinh tế Trung Quốc.
Từ khi tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại từ năm 2011 đến năm 2014, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã tăng cường các nỗ lực để kích thích nền kinh tế. Với tốc độ tăng trưởng GDP liên tục giảm, và tình trạng thị trường chứng khoán diễn tiến trì trệ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu cắt giảm lãi suất từ cuối năm 2014 để kích thích nền kinh tế. Họ cũng đồng thời hạ mức dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng và nới lỏng các ràng buộc khác để thúc đẩy thanh khoản. Mặc dù tác động lên nền kinh tế là không rõ ràng, có một điều chắc chắn: thị trường chứng khoán Trung Quốc đã cất cánh, tăng hơn 50% từ giữa tháng Giêng và tháng Sáu năm nay.
Đâu đó giữa cơn sốt này, sự quan tâm của các “nhà đầu tư” nội địa đến thị trường chứng khoán cũng tăng trưởng nhảy vọt. Đến tháng Tư, các công ty chứng khoán Trung Quốc đã mở hơn 4 triệu tài khoản môi giới mới mỗi tuần. Và số liệu từ Khảo Sát Tài chính Hộ Gia Đình Trung Quốc cho thấy trên trung bình các nhà đầu cơ đổ xô vào đợt sóng mới này thậm chí chưa tốt nghiệp trung học phổ thông.
Nhiều nhà đầu cơ Trung Quốc đã đặt cược vào làn sóng những người mua nước ngoài sẽ tràn vào sau khi thị trường chứng khoán của nước này trở thành một phần của chỉ số phổ biến – MSCI Global Emerging Market Index (Chỉ số MSCI cho thị trường mới nổi trên toàn cầu). Và như vậy là, khi MSCI chọn không thêm các cổ phiếu Trung Quốc vào danh mục của index, bong bóng bùng nổ.
Chinese stock investors react as they check prices at a securities firm in Fuyang, in China's Anhui province on June 19, 2015. Shanghai shares plunged 6.42 percent on June 19, ending a torrid week as the benchmark index was hit by tight liquidity and profit-taking after a powerful surge over the past year. CHINA OUT AFP PHOTO (Photo credit should read STR/AFP/Getty Images)
PBOC lập tức hành động. Những động thái cứu nguy như loại bỏ trần tỷ lệ cho vay, hỗ trợ thanh khoản cho các tài khoản margin (vay nợ từ môi giới), hạ lãi suất, và thậm chí phá giá đồng Nhân Dân Tệ được áp dụng. Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung Quốc cũng vào cuộc bằng việc ban hành “lệnh” cấm bán khống (lệnh này hoàn toàn không có tiền lệ hoặc luật tương ứng), bổ sung cho lệnh cấm các cổ đông lớn bán đi cổ phần ban hành trước đó 6 tháng. Ngay cả báo chí cũng được “khuyến nghị” tránh báo cáo về tình hình hoảng loạn trên thị trường tài chính hoặc việc giá cổ phiếu giảm mạnh.
Nhưng tất cả sự chú ý vào thị trường Trung Quốc đang đánh lạc hướng chúng ta khỏi vấn đề cơ bản quan trọng hơn: các nhà lập pháp Trung Quốc sẽ thấy khó chấp nhận nhưng thực tế gai góc là Trung Quốc đang phát triển chậm lại, và điều này sẽ có ảnh hưởng lan tỏa toàn cầu. Sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc theo định hướng chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng (I – Investment trong phương trình GDP) dựa vào tín dụng của Trung Quốc tạo nên một quả bom nổ chậm. Trong khi đó phần tiêu thụ (C – Consumption) đã không tạo đủ đà kéo (ít nhất theo tôi là chưa trong thời điểm này).
Sự trì trệ này mang nhiều ý nghĩa. Tôi sẽ làm nổi bật ba để minh họa cho độ lan tỏa của tác động lên nền kinh tế toàn cầu. Đầu tiên, Trung Quốc đã trở thành quốc gia tiêu thụ quặng sắt, chì, thép, kẽm, đồng, và nhiều thương phẩm dùng trong Công Nghiệp hoặc đầu tư khác. Một sự suy giảm trong tăng trưởng kinh tế Trung Quốc hàm ý một sự suy giảm trong tăng trưởng nhu cầu đối với các mặt hàng này. Điều đó khả năng cáo sẽ chèn ép giá thấp hơn (một cú sốc giảm phát) cho các thương phẩm này và cả những thương phẩm khác mà Trung Quốc đã tiêu thụ ngấu nghiến suốt nhiều năm qua.
Áp lực giảm phát cũng ngụ ý rằng lãi suất sẽ được giữ ở mức thấp trong một thời gian dài. Ngay cả khi Fed (Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ) có bắt đầu tăng lãi suất trong năm nay, bất kỳ sự gia tăng nào cũng có thể chỉ mang tính danh nghĩa và sẽ không tạo được ảnh hưởng lớn. Mặc dù tôi không thể bình luận về những gì các công ty thẻ tín dụng của bạn sẽ làm, tôi ngờ rằng các ngân hàng sẽ tiếp tục cung cấp các khoản vay thế chấp với lãi suất thấp kỷ lục và bạn sẽ tiếp tục nhận được rất ít lợi nhuận trên số tiền tiết kiệm bạn gửi vào ngân hàng.
Ý nghĩa thứ hai, một Trung Quốc chậm lại có thể có nghĩa là giá cả các mặt hàng tiêu dùng xa xỉ (hoặc ít nhất là các hãng thời trang cao cấp phải hạn chế cạnh tranh gay gắt) như chiếc túi Louis Vuitton mà bạn đang mơ ước. Nếu người Trung Quốc bớt vung tiền đồng nghĩa mức tiêu thụ các mặt hàng “sang chảnh” kia sẽ giảm mạnh. Hơn nữa, sự mất giá của đồng nhân dân tệ càng làm cho việc mua các chiếc túi đắt tiền hơn khó khăn hơn cho người tiêu dùng Trung Quốc, và với hơn 25% doanh thu của Louis Vuitton là từ các quốc gia Châu Á trừ Nhật Bản, tôi cảm thấy an toàn nếu phải đặt cược cho việc công ty này sẽ phải lăn xả để tìm kiếm khách hàng mới ở mọi nơi họ có thể. Bạn không phải là một fan hâm mộ của túi LV ư? Đừng lo lắng, Trung Quốc đại lục chiếm khoảng 30% doanh số bán hàng của Burberry, khoảng 20% của Prada, và đến gần 35% của các hãng như Harry Winston, Omega, và Balmain. Nhân tiện tôi xin nhắc bạn, những con số này có khả năng đánh giá thấp tác động thật của người tiêu dùng Trung Quốc chúng không phản ánh những sản phẩm được họ mua khi đi du lịch ở nước ngoài.
Điều thứ ba, tôi phải khuyên bạn không được đánh lừa bản thân với suy nghĩ danh mục đầu tư của bạn đã được miễn dịch. Đơn giản là thế giới đã quá lệ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc – Việt Nam hơn bất kỳ quốc gia nào phải hiểu điều này nhất. Chúng ta có thể lạc quan phần nào vì có thể việc thoái vốn của các công ty đa quốc gia khỏi Trung Quốc sẽ tạo nên cơ hội cho Việt Nam như một điểm đến thay thế. Nhưng ảnh hưởng trước mắt là quá nhiều doanh nghiệp nội địa của ta phụ thuộc vào nguồn hàng xuất khẩu qua Trung Quốc và rất nhiều các dự án dở dang của ta cũng đang được thi công bởi các nhà thầu Trung Quốc. Nếu họ suy yếu, Việt Nam cũng sẽ là quốc gia cảm nhận được ảnh hưởng này trực tiếp nhất – dù tốt hay xấu. Việc gì xảy ra ở Trung Quốc sẽ không chỉ ở lại Trung Quốc!
Nguyễn Khắc Việt Bách
 

Tags: