Sắc tố melanin là gì?
Melanin chính là sắc tố quan trọng hình thành nên màu da và màu mắt của mỗi người. Chúng được sản xuất bởi sự hình thành các tế bào melanocytes.
Khi sắc tố melanin được tập trung nhiều ở một vị trí nhất định trên cơ thể, chúng sẽ gây sạm da, thâm nám hay còn được gọi là tăng sắc tố.
Sắc tố melanin được tồn tại dưới hai dạng chính là: Eumelanin và Pheomelanin. Hai phân tử này sẽ tồn tại trên da với những tỷ lệ khác nhau và hình thành nhiều màu da khác nhau ở trên cơ thể con người.
Sắc tố melanin có ở đâu?
Sắc tố này xuất hiện ở màu tóc, màu da và màu mắt của mỗi người.
Khi ở độ tuổi trẻ thì cơ thể sẽ sản xuất ra đủ số lượng melanin thích hợp để hình thành nên màu tóc, màu da và màu mắt. Nhưng khi độ tuổi càng cao, thì cơ thể sẽ sản xuất sắc tố melanin ngày một ít dần đi, không đủ lượng cần thiết. Do đó khi về già, da sẽ xuất hiện tình trạng da sẽ ngày một xỉn màu, xuất hiện tàn nhang, đồi mồi và tóc cũng không còn đen như trước.
Một số bệnh lý gây ra bởi sắc tố melanin
Bệnh bạch tạng
Nguyên nhân chính của loại bệnh này là do giảm sắc tố di truyền, cơ thể đã mất hoàn toàn việc sản sinh ra sắc tố melanin dẫn tới việc mất cân bằng sắc tố ở màu da, màu mắt và màu tóc.
Để nói về biểu hiện chung của loại bệnh này thì đúng như cái tên của nó, chúng khiến cho da trở nên trắng bệch, tóc thì trắng như mây và màu mắt có thể thay đổi theo thời gian, tuổi tác.
Hiện tượng nám da
Biểu hiện chung của hiện tượng này là trên bề mặt da sẽ xuất hiện nhiều vết thâm nám màu nâu hoặc đen, chúng sẽ xuất hiện thành từng vùng nhất định.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nám da đó là: Da bị tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong một thời gian dài, Lượng hormone trong cơ thể bị rối loạn, do gen di truyền,..
Hiện nay đã xuất hiện nhiều sản phẩm cam kết rằng sẽ loại bỏ được hoàn toàn nám, nhưng thực tế cho thấy chúng chỉ có tác dụng làm mờ mà không hết hoàn toàn.
Bệnh bạch biến
Nguyên nhân chính của việc hình thành loại bệnh này là do cơ thể đã mất đi tế bào melanocytes. Bạn nên áp dụng phương pháp chiếu tia UV, thuốc nhạy sáng, kem corticosteroid. Cho đến thời điểm hiện tại thì loại bệnh này vẫn chưa có phương pháp chữa trị hoàn toàn.
Bệnh Parkinson
Đây là một trong những loại bệnh về thần kinh. Biểu hiện chung của loại bệnh này là não sẽ không thể kiểm soát được sự vận động của cơ bắp dẫn đến tình trạng bị động trong việc đi lại cụ thể như: Chân tay bị cứng đơ, quyết định chậm chạp và khó khăn trong việc đi lại.
Cơ chế hình thành sắc tố melanin
Việc gia tăng melanin được coi là nguyên nhân chính trong việc hình thành tàn nhang. Khi sắc tố melanin gia tăng quá mức do việc tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời dẫn đến tình trạng trên bề mặt da sẽ xuất hiện những nốt đốm nâu, tàn nhang. Việc những nốt đốm nâu có màu sắc đậm hay nhạt đều hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ làn da bị tác động bởi tia UV.
Cách để điều chỉnh sắc tố melanin
Để có thể cải thiện được melanin cho da, bạn có thể áp dụng những phương pháp tự nhiên bằng việc tận dụng những thành phần có sẵn chứa nhiều vitamin như trái cây, rau củ quả và các loại hạt
Bổ sung vitamin A
Vitamin A là một dưỡng chất có nhiều trong các loại rau củ màu đỏ, có tác dụng sản xuất melanin chống lại tia cực tím, làm giảm các vết đốm nâu xuất hiện trên bề mặt da. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin A như: cà rốt, cà chua, dưa hấu, khoai lang, cá và thịt.
Bổ sung vitamin E
Việc bổ sung vitamin E có tác dụng bảo vệ làn da khỏi sự tác động tiêu cực của ánh sáng mặt trời. Một số sản phẩm chứa nhiều vitamin E như rau, các loại hạt, quả hạch và ngũ cốc.
Bài viết trên chính là những thông tin cơ bản về liên quan tới melanin. Hy vọng rằng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sắc tố này và có thể chăm sóc da của mình được tốt hơn.