SERP (Search Engine Results Page) là kết hiển thị trên giao diện tìm kiếm (desktop, mobile) của Google, Bing,.. nhằm cung cấp cho người dùng thông tin hữu ích với nhu cầu tìm kiếm.
Cùng xem các loại SERP của Google nhé?
1.Đoạn trích nổi bật (Featured snippets)
Đoạn trích nổi bật – Đoạn trích nổi bật đưa ra câu trả lời tóm tắt cho một câu hỏi cụ thể được hỏi trên Google. Đoạn trích nổi bật cung cấp cho người dùng câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi của họ mà không buộc họ phải nhấp vào kết quả cụ thể. Chúng được đặt phía trên các kết quả tìm kiếm organic (kết quả tìm kiếm tự nhiên / không phải trả phí).
2.Local pack
Local pack – Local pack hiển thị kết quả dựa trên vị trí từ nội dung tìm kiếm và vị trí địa lý của người dùng. Các doanh nghiệp địa phương (đặc biệt là trong các ngành Công Nghiệp thực phẩm hay dịch vụ) thường được tìm thấy trong Local packs. Local pack hiển thị bản đồ và 3 vị trí hàng đầu liên quan đến nội dung tìm kiếm.
3.Đánh giá (Reviews)
Trong SERP, đánh giá là một đoạn mô tả ngắn về đánh giá hoặc xếp hạng của một doanh nghiệp. Xếp hạng sao (Star ratings) sẽ xuất hiện dưới kết quả tên miền nếu trang web của doanh nghiệp đó nhận được đánh giá của Google từ người dùng Internet.
4.AMP
AMP – Accelerated Mobile Pages là một hình thức mã hóa cho các trang web trên nền tảng di động. Các AMP được gắn nhãn trong SERPs với biểu tượng tia sét cho người dùng biết rằng trang sẽ nhanh và dễ duyệt hơn trên thiết bị di động. Các trang này thường tải nhanh hơn nhiều so với các trang không dùng AMP. Đây không phải là tính năng SERP, nhưng chúng tôi đề cập đến nó bởi vì Google sẽ hiển thị AMP trên SERPs và chúng thực sự rất quan trọng.Sở hữu các trang AMP có thể nâng cao cơ hội của bạn có được một số tính năng SERP và trong một số trường hợp, không có được kết quả phong phú nếu như không có trang AMP. Chẳng hạn, để vào được Visual Story, bạn bắt buộc phải triển khai các trang AMP stories trên trang web của bạn.
Tìm hiểu chi tiết về AMP trong công cụ tìm kiếm .
5.Sitelinks
Sitelinks – Sitelinks xuất hiện bên dưới mô tả kết quả tìm kiếm và đề xuất liên kết đến những trang liên quan hay thư mục con của trang web. Khi người dùng tìm kiếm tên miền, tính năng SERP của Sitelinks sẽ hiển thị tối đa 10 liên kết trang web bổ sung.
6.Video
Video – Danh sách video chỉ đơn giản là kết quả tìm kiếm cung cấp video. Khi tìm kiếm video, bạn sẽ thấy một hình thumbnail thu nhỏ của video và liên kết.
7.Video nổi bật
Video nổi bật – Video nổi bật là kết quả video xuất hiện ở đầu trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Video nổi bật là nổi bật hơn so với kết quả video, có thể hiển thị bất cứ nơi nào trong trang kết quả.
8.Video Carousel
Video Carousel là một hàng các video được gắn theo cuộn ở đầu trang kết quả tìm kiếm.
9.Top Stories
Top Stories – Top Stories là một khung các bài báo tin tức liên quan đến nội dung tìm kiếm. Chúng xuất hiện ở nửa trên của SERP. Top Stories sẽ đính kèm tên tác giả.
10.People also ask
People also ask – People also ask (các câu hỏi liên quan) là các câu hỏi bổ sung liên quan đến nội dung tìm kiếm xuất hiện trên SERP. Chúng sẽ xuất hiện dưới dạng danh sách các hộp tìm kiếm ở đầu trang kết quả tìm kiếm.
11.Gói hình ảnh (Image Pack)
Image Pack – Kết quả hình ảnh xuất hiện cho người tìm kiếm trong đó hình ảnh được xem là có liên quan đến chủ đề tìm kiếm được đề xuất bởi Google. Kết quả hình ảnh có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên SERP và thu hút sự chú ý của người tìm kiếm. Tương tự như các đoạn video, hình ảnh sẽ xuất hiện dưới dạng một hàng ở đầu SERP.
12.Hình ảnh
Hình ảnh – Là một kết quả hình ảnh với thumbnail được hiển thị cùng với các kết quả tìm kiếm organic khác.
13.Hình ảnh nổi bật (Featured images)
Hình ảnh nổi bật – Bộ sưu tập hình ảnh thường được hiển thị ở đầu SERP nếu Google coi kết quả trực quan có liên quan hơn kết quả văn bản. Chỉ dành cho thiết bị di động.
14.Carousel hình ảnh (Image Carousel)
Carousel hình ảnh – Tương tự video carousel, Carousel hình ảnh sắp xếp theo hàng ngang được hiển thị ở đầu kết quả tìm kiếm.
15.Gói khách sạn (Hotels Pack)
Gói khách sạn – Một hộp hiển thị các khách sạn liên quan đến nội dung tìm kiếm. Kết quả khách sạn bao gồm thông tin về giá cả và xếp hạng và cho phép người dùng kiểm tra phòng trống cho một số ngày nhất định.
16.Twitter
Twitter – Thẻ Twitter thường xuất hiện ít hơn một nửa trang và hiển thị các tweet gần đây nhất hoặc tweets hiện đang là xu hướng nổi bật liên quan đến nội dung tìm kiếm. Tweets trong SERP có thể xuất hiện từ cả tài khoản được xác minh và chưa được xác minh. Một liên kết sẽ được cung cấp cho tài khoản twitter được tìm thấy trong tính năng này.
17.Câu trả lời trực tiếp (Instant answer)
Câu trả lời trực tiếp – Những kết quả này hiện lên khi Google có thể trả lời nhanh cho nội dung tìm kiếm. Những câu trả lời này có nguồn gốc từ Google’s Knowledge Graph.
18.Bảng kiến thức (Knowledge panel)
Bảng kiến thức – Các bảng này xuất hiện, thường ở phía bên phải của SERP và cung cấp kiến thức nền tảng về một chủ đề cụ thể. Bảng kiến thức phổ biến khi người dùng tìm kiếm về một người, địa điểm hoặc một điều gì đó nổi tiếng. Bảng kiến thức khác với đoạn trích nổi bật ở chỗ nó lấy thông tin từ một nguồn khác. Đoạn trích nổi bật được google điều khiển trong khi bảng kiến thức được điều khiển từ các nguồn do con người chỉnh sửa, chẳng hạn như Wikipedia.
19.Quảng cáo mua sắm (Shopping Ads)
Quảng cáo mua sắm – Những kết quả này hiển thị quảng cáo sản phẩm của các doanh nghiệp sử dụng mạng Google Shopping, còn được gọi là quảng cáo danh sách sản phẩm (Product Listing Ads – PLA). Những kết quả này là quảng cáo về mặt kỹ thuật, không phải tính năng SERP, nhưng chúng nằm trong danh sách này vì ảnh hưởng của chúng đối với SERP.
20.Adwords top
Quảng cáo hàng đầu – Mặc dù các kết quả này là tính năng SERP bạn cần phải trả phí, chúng có thể chiếm bốn vị trí đầu tiên trên SERP, là một vị trí chiến lược cho các nhà Marketing. Google Ads ở đầu SERP có thể chỉ ra mức độ cạnh tranh cao hơn của từ khóa.
21.Adwords bottom
Adwords bottom – Mặc dù quảng cáo Google Ads thường chiếm vị trí phía trên trong SERP, nhưng chúng cũng có thể chiếm không gian ở cuối trang kết quả nếu có đủ nhà quảng cáo. Tương tự như Adwords top, Adwords bottom sẽ có tối đa 3 quảng cáo ở cuối SERP của bạn.
22.Chuyến bay (Flights)
Chuyến bay – Một hộp hiển thị các chuyến bay liên quan đến nội dung tìm kiếm. Kết quả chuyến bay bao gồm thông tin về ngày bay, thời gian, số lần chuyển và giá cả. Dữ liệu được lấy từ Google Flights.
23.Các câu hỏi thường gặp (FAQ)
Các câu hỏi thường gặp – Danh sách các câu hỏi liên quan đến một tìm kiếm cụ thể hiển thị cho một kết quả tìm kiếm organic. Khi nhấp vào, mỗi câu hỏi sẽ hiện câu trả lời.
24.Tìm kiếm việc làm (Jobs Search)
Tìm kiếm việc làm – Một số danh sách công việc liên quan đến nội dung tìm kiếm xuất hiện ở đầu trang kết quả. Danh sách công việc bao gồm chức danh công việc, công ty cung cấp công việc, trang web nơi danh sách được đăng và bất kỳ thông tin liên quan nào khác liên quan đến công việc.
Những công cụ semrush nào có thể được sử dụng để tìm hiểu các tính năng SERP?
Dưới đây là tất cả những công cụ cho phép bạn tìm hiểu về tính năng SERP của SEMrush:
Ngoài các công cụ được đề cập ở trên, bạn có thể tìm hiểu các Tính năng SERP trong ngành của mình bằng các công cụ khác như:
Position Tracking
Position Tracking – Khám phá các tính năng SERP có trên SERPs của bộ từ khóa mục tiêu của bạn. Bạn có thể xác định chính xác các đoạn trích nổi bật mà trang web của bạn đang đứng, tăng và giảm theo thời gian.
Sensor
Sensor – Khám phá tính năng SERP nào hiện diện nhiều nhất trong các nội dung tìm kiếm khác nhau.
Organic Positions Report
Organic Positions Report – Nhập tên miền và lọc thứ hạng Organic để tìm từ khóa trong tính năng SERP và tính năng SERP mà tên miền có thứ hạng.
Keyword Magic Tool
Keyword Magic Tool– lọc từ khóa của bạn bằng tính năng SERP
Keyword Difficulty Tool
Keyword Difficulty Tool – Hiển thị các tính năng SERP khác nhau của một từ khóa cụ thể.
On Page SEO Checker
On Page SEO Checker – Nhận các đề xuất để xác định mục tiêu và xếp hạng cho các tính năng SERP khác nhau.