Quy trình bán hàng chuẩn chỉnh giúp “chốt” trăm đơn mỗi ngày chỉ với 7 bước

Để có thể chốt trăm đơn, thậm chí cả hàng nghìn đơn mỗi ngày, các doanh nghiệp đều xây dựng quy trình bán hàng chỉn chu về cả nhân lực và vật lực. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải bỏ ra thời gian để nghiên cứu và thực thi. Nhưng nếu như bạn […]

Đã cập nhật 6 tháng 12 năm 2021

Bởi TopOnMedia

Quy trình bán hàng chuẩn chỉnh giúp “chốt” trăm đơn mỗi ngày chỉ với 7 bước
  1. Để có thể chốt trăm đơn, thậm chí cả hàng nghìn đơn mỗi ngày, các doanh nghiệp đều xây dựng quy trình bán hàng chỉn chu về cả nhân lực và vật lực. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải bỏ ra thời gian để nghiên cứu và thực thi. Nhưng nếu như bạn đang muốn có một quy trình chuyên nghiệp mà không biết bắt đầu từ đâu thì camly Academy sẽ gợi ý ngay trong bài viết sau.

    khai-niem-ve-quy-trinh-ban-hang

    Khái niệm về quy trình bán hàng

    Quy trình bán hàng là trình tự các bước cần thực hiện để phục vụ hoạt động bán hàng, kinh doanh. Cách thức thực hiện này được doanh nghiệp quy định rõ ràng và các bộ phận bắt buộc tuân thủ để đảm bảo hoạt động chặt chẽ, xuyên suốt, đồng nhất và đáp ứng mục tiêu bán hàng của toàn đơn vị.

    Tầm quan trọng của quy trình bán hàng

    Quy trình bán hàng có vai trò quan trọng trong chiến lược bán hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mỗi đơn vị sẽ xây dựng một quy trình phù hợp với loại sản phẩm/dịch vụ mà mình kinh doanh. Khi doanh nghiệp có được một quy trình bán hàng tối ưu sẽ mang đến những lợi ích sau:

    • Giúp bộ phận quản lý dễ dàng kiểm soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ phận kinh doanh, bán hàng;
    • Tạo sự chuyên nghiệp, nâng cao được uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng;
    • Nhân viên bộ phận kinh doanh, bán hàng và các bộ phận hỗ trợ có thể phân chia nhiệm vụ rõ ràng theo quy trình, không chồng chéo công việc gây giảm hiệu quả;
    • Làm việc theo quy trình rõ ràng giúp các nhân viên cũ và mới nhanh rút ngắn sự chênh lệch về trình độ, tạo một tập thể thống nhất, hiệu quả. 

    Quy trình bán hàng cụ thể và hiệu quả nhất

    Bước 1: Chuẩn bị kế hoạch – nền tảng quan trọng trong quy trình bán hàng

    Dù trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, sự chuẩn bị quy trình bán hàng kỹ lưỡng  sẽ mang thúc đẩy ra đơn nhanh và có hiệu quả. Để bán hàng thuận lợi, bạn cần chuẩn bị những nội dung sau:

    • Thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh để trao đổi với khách hàng: chi tiết về nội dung, hình thức, lợi ích, các chính sách hậu mãi, ưu, nhược điểm của sản phẩm, dịch vụ;
    • Xác định đối tượng khách hàng tiềm năng: xác định nhóm đối tượng phù hợp với sản phẩm, dịch vụ và tìm kiếm danh sách khách hàng có thể tiếp cận thông qua các kênh mạng xã hội, qua giới thiệu,…;
    • Chuẩn bị các hồ sơ cần khi gặp khách hàng: bảng báo giá, hàng mẫu, catalogue sản phẩm, namecard,…;
    • Lên kế hoạch chi tiết sẵn sàng gặp khách: thời gian, địa điểm, trang phục,…

    Bước 2: Xác định khách hàng tiềm năng

    xac-dinh-khach-hang-tiem-nang

    Tại bước này, nhân viên kinh doanh cần thiết lập, sàng lọc khách hàng thực sự có tiềm năng, loại bỏ những khách hàng không có triển vọng để tối ưu thời gian làm việc hiệu quả. Hơn nữa, bạn cần xác định rõ được thị trường và nhóm đối tượng sẽ tập trung tiếp cận.

    Bạn có thể tìm kiếm khách hàng tiềm năng mọi lúc, mọi nơi, thông qua nhiều nguồn khác nhau. Tìm kiếm và tạo nguồn khách hàng tiềm năng cần được duy trì và thực hiện song song không ngừng.

    Bước 3: Tiếp cận khách hàng

    Việc tiếp cận khách hàng là mấu chốt quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ lâu dài giữa thương hiệu và người dùng. Khi khách hàng có ngay sự ấn tượng tốt từ ban đầu, phần tư vấn của bạn sẽ thể hiện được sự tin tin và chốt đơn dễ dàng hơn.

    Để việc tiếp cận khách hàng được thuận lợi, bạn nên tìm hiểu một vài thông tin khách hàng trước để dễ dàng trao đổi và không bị thụ động. Sau đó, bạn có thể liên hệ qua điện thoại, email để thăm dò và giới thiệu trước khi thiết lập cuộc gặp trực tiếp. Khi tiếp cận được khách hàng thành công, bạn cần đưa ra các đánh giá và xác định nhu cầu của khách hàng.

    Bước 4: Giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ

    Thay vì chỉ tập trung giới thiệu sản phẩm/dịch vụ, bạn nên dành thời gian để lắng nghe và thấu hiểu được nhu cầu hiện tại của khách hàng và đưa ra giải pháp phù hợp. 

    Ngoài ra, bên cạnh việc đưa ra những đặc điểm, lợi ích của mặt hàng, hãy cố gắng cung cấp những thông tin liên quan hữu ích cho khách hàng dựa theo những gì bạn nhận được trong khi giao tiếp với họ. Khách hàng sẽ nhận thấy được sự quan tâm và nhiệt huyết của bạn dành cho họ chứ không phải chỉ tập trung vào việc bán được sản phẩm hay không. Từ đó, bạn sẽ tạo được ấn tượng tốt và nhận được thiện cảm từ khách hàng, góp phần giúp việc bán hàng và tạo dựng mối quan hệ trở nên dễ dàng hơn. 

    Bước 5: Cung cấp giá và thuyết phục khách hàng

    cung-cap-gia-va-thuyet-phuc-khach-hang

    Sau khi giới thiệu và tư vấn sản phẩm, nếu khách hàng cảm thấy hứng thú và có thiện chí sử dụng sản phẩm/dịch vụ bước tiếp theo chính là tiến hành báo giá. Bạn chỉ nên tập trung vào những phần mà đã thảo luận và phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bạn cần giữ vững tinh thần và đưa ra những dẫn chứng, ví dụ cụ thể, rõ ràng để đàm phán và thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm/dịch vụ của mình.

    Một mẹo nhỏ ở bước này chính là hãy tập trung vào giá trị bạn có thể mang lại cho khách hàng. Nếu khách hàng cảm thấy bảng giá bạn cung cấp chưa phù hợp hoặc cao hơn thị trường, hãy giải thích và đưa ra những bằng chứng cho họ thấy được sự khác biệt và giá trị bạn mang lại xứng đáng với những gì khách hàng bỏ ra. 

    Bước 6: Chốt đơn

    Khi bạn đàm phán thành công, khách hàng sẽ ra tín hiệu chốt đơn, điều này có thể thông qua lời nói, cử chỉ hay ánh mắt. Để củng cố quyết định của khách hàng, bạn có thể đưa ra những lời khen, nhận xét, phản hồi tích cực từ một bên thứ ba. Đối với các mặt hàng cần làm hợp đồng, hãy cố gắng chuẩn bị hợp đồng trước hoặc hẹn thời gian sớm nhất có thể để bước thanh toán diễn ra sớm nhất có thể, góp phần gia tăng tỷ lệ thành công trong mỗi đơn hàng. 

    Bước 7: Chăm sóc khách hàng

    Cách bạn chăm sóc khách hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hài lòng của khách hàng và việc có nên tiếp tục hợp tác, sử dụng sản phẩm, dịch vụ hay không. 

    Tránh tình trạng sai sót trong việc nhập dữ liệu dẫn đến tình trạng “lãng quên” khách hàng. Bạn nên định kỳ lên lịch gọi điện, duy trì mối quan hệ với khách hàng để giữ chân họ. Hơn nữa, những phản hồi tốt từ khách hàng đến người thân, bạn bè sẽ là lời giới thiệu hiệu quả nhất giúp bạn bán được những đơn hàng tiếp theo. 

    So sánh quy trình bán hàng B2B và B2C

    so-sanh-quy-trinh-ban-hang-b2b-va-b2c

    Tùy vào mô hình hoạt động và loại sản phẩm, dịch vụ kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ xây dựng một quy trình bán hàng phù hợp. Mỗi quy trình sẽ có đặc điểm riêng tương ứng, cụ thể: 

    • Quy trình bán hàng B2B (Business to Business) là một hình thức giao dịch kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau. Điều này nghĩa là bên bán và khách hàng đều là doanh nghiệp, hai bên hợp tác với nhau cùng có lợi. Quy trình này thường có nhiều bước và tập trung vào việc xây dựng, tối đa hóa mối quan hệ giữa các doanh nghiệp. 
    • Quy trình bán hàng B2C (Business to Consumer) là một hình thức giao dịch kinh doanh giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Quy trình này ít bước hơn so với B2B và tập trung chủ yếu vào việc bán sản phẩm, dịch vụ. Tối đa hóa giá trị sản phẩm, dịch vụ là một trong những nhiệm vụ chính trong quy trình B2C.

    Ngoài ra, mục tiêu quy trình bán hàng B2B là tập trung hướng đến thị trường nhất định. Trong khi đó, hướng đến thị trường rộng lớn là mục tiêu của quy trình B2C. 

    Kết luận

    Trên đây, bài viết đã chia sẻ về quy trình bán hàng cụ thể và hiệu quả nhất. nhân viên kinh doanh hiểu rõ nhu cầu của khách hàng là mấu chốt quan trọng quyết thành công của sự trao đổi. Để có thể trang bị đầy đủ kiến thức về quy trình bán hàng, bạn có thể tham gia các khóa học tại Camly Academy

    Đây là nền tảng giáo dục miễn phí nhằm kết nối người học đến với kiến thức của toàn nhân loại nhanh chóng nhất. Chương trình đào tạo hiện đại cùng các tính năng học tiên tiến như tương tác trực tuyến và gamification (trò chơi hóa) hỗ trợ quá trình giảng dạy và học tập tại đây hứng thú và hấp dẫn hơn. Đây cũng là một trong những nổi bật của học viện Camly so với các nền tảng học khác hiện nay. Bên cạnh đó, học viện tại Camly Academy sẽ được giảng dạy bởi các chuyên gia hàng đầu thế giới với kiến thức chuyên môn vững chắc và kinh nghiệm thực tiễn phong phú. Sau khi hoàn thành khóa học, học viện được cấp chứng chỉ để phát triển bản thân và công việc dễ dàng hơn. Đăng ký tham gia và trải nghiệm các khóa học miễn phí tại Camly Academy để kinh doanh – khởi nghiệp hiệu quả ngay hôm nay!

    Nguồn: Quy trình bán hàng chuẩn chỉnh giúp “chốt” trăm đơn mỗi ngày chỉ với 7 bước

Tags: