Off-page SEO có thể giúp bạn lên top NHANH; nhưng On-page SEO mới là nhân tố giúp bạn lên top BỀN VỮNG và mang lại DOANH THU. Đó là lý do nếu dạo quanh một số ngành nghề tại thị trường nước ngoài; bạn sẽ thấy họ rất chú trọng vào việc tối ưu yếu tố này.
Nếu
- Từ của bạn nằm trong top 10 kết quả tìm kiếm với 500 lượt truy cập mỗi tháng mà vẫn không mang lại doanh thu
- Sau mỗi lần Google cập nhật thuật toán từ khóa của bạn biến mất trên bảng xếp hạng và lượt truy cập giảm mạnh
Thì đã đến lúc doanh nghiệp của bạn nên tìm hiểu về On-Page SEO
*Đây là lần đầu tiên bạn biết đến website hãy đọc qua bài viết
On-page SEO là gì?
On-page SEO là công việc tối ưu các yếu tố trên website của bạn để giúp cải thiện thứ hạng từ khóa trên các công cụ tìm kiếm một cách chủ động.
Không chỉ tối ưu về các yếu tố kỹ thuật mà On-page SEO còn tối ưu về trải nghiệm người dùng; điều mà Google đánh giá rất cao và luôn hướng tới trong những bản cập nhật thuật toán của mình.
Checklist SEO On-page – 15 yếu tố cần tối ưu cho website
Những yếu tố này có thể thay đổi và được cập nhật thường xuyên theo thuật toán của Google (Google Algorithm). Do đó hãy bookmark hoặc chia sẻ bài viết này để liên tục cập nhật thông tin nhé.
1. Từ khóa (Keyword)
Chiến lược từ khóa quyết định 70% sự thành công của một chiến dịch SEO. Tất nhiên, với ngân sách 2 – 5 tỷ/năm để triển khai hàng ngàn keyword thì đây không phải là vấn đề.
Nhưng nếu ngân sách của bạn dưới 2 tỷ/năm dành cho SEO thì việc chọn Keyword khôn ngoan là yếu tố sống còn.
Có thể đưa ra 3 sai lầm phổ biến mà 80% doanh nghiệp hiện nay đang mắc phải khi chọn từ khóa đó là:
- Chọn từ khóa cạnh tranh ngay từ khi bắt đầu làm SEO
- Chọn từ khóa không có lượt tìm kiếm
- Chọn từ khóa không phù hợp với mục đích kinh doanh
Do đó khi lựa chọn từ khóa hãy tự hỏi mình 3 câu sau:
- Đối thủ ở vị trí top 10 là ai?
- Từ khóa này có lượt tìm kiếm không?
- Sản phẩm dịch vụ này doanh nghiệp của tôi có cung cấp hay không?
Bạn có thể tham khảo
2. Thẻ tiêu đề (Meta Title tag)
Sau khi lựa chọn được bộ từ khóa phù hợp cho mình thì tiếp theo bạn cần lên chiến lược nội dung bắt đầu bằng việc xây dựng tiêu đề cho từng từ khóa.
Để viết một tiêu đề tối ưu không chỉ đơn giản là đưa từ khóa vào mà còn cần phải có sự nghiên cứu về đối tượng khách hàng.
Trả lời những câu hỏi sau sẽ giúp bạn tối ưu tiêu đề theo từ khóa của mình:
- Đầu tiên bạn cần xác định được mục đích của khách hàng khi tìm từ khóa này là gì: mua, tham khảo, sửa chữa,…
- Điều khách hàng mong muốn là: vận chuyển nhanh, miễn phí, giá rẻ, thiết kế đẹp,….
- Tiếp đó bạn cần xác định được dịch vụ của bạn là gì: bán, sửa chữa, thiết kế, chế tạo,…
- Phân khúc khách hàng bạn nhắm tới là gì: bình dân, cao cấp, văn phòng, nam, nữ, tại vị trí địa lý nào,…
Ví dụ:
Với từ khóa: “tủ quần áo”
Tiêu đề có thể là: Top 8 địa chỉ bán tủ quần áo giá rẻ cho sinh viên tại TPHCM
3. Thẻ mô tả (Meta Description tag)
Thẻ mô tả là nội dung tóm tắt hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google. Để tối ưu phần nội dung này ngoài từ khóa của bài viết bắt buộc phải có; bạn cần cho khách hàng lý do để vào xem bài viết của bạn:
- Bạn có gì đặc biệt hơn website khác? (giảm giá, khuyến mãi, miễn phí vận chuyển,…)
- Bạn giải quyết vấn đề gì cho khách hàng? (Cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc,…)
Bạn cũng đừng quên đi kèm những từ ngữ kêu gọi hành động (Call-to-Action) nhé.
4. Nội dung chủ đề (Content)
Sau khi khách hàng đã ghé thăm website của bạn thì đây là lúc mang đến thông tin hữu ích và thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ sản phẩm của bạn.
Tùy thuộc vào từ khóa của khách hàng là tìm kiếm thông tin hay tìm hiểu về doanh nghiệp mà cấu trúc bài viết cũng như giọng văn sẽ khác nhau. Tuy nhiên, có 2 điều bạn phải đảm bảo về nội dung của mình đó là:
- Không sai lỗi chính tả
- Không sao chép những nội dung đã có trên mạng (hãy chỉ dừng ở mức tham khảo)
Đây là lý do mà rất nhiều website đã bị Google phạt biến mất hoàn toàn khỏi kết quả tìm kiếm. Bạn có thể tìm hiểu thêm về Google penalties và các thuật toán của Google.
5. Thẻ Heading (Heading 1, Heading 2, Heading 3)
Thẻ heading có vai trò làm rõ cấu trúc nội dung bài viết của bạn; nó như một mục lục giúp Google và người dùng hiểu được thông điệp bạn muốn truyền tải.
Một bài viết chuẩn SEO sẽ bao gồm:
- Duy nhất một thẻ Heading 1 chứa từ khóa và là chủ đề bài viết
- Những thẻ Heading 2, Heading 3 chứa ít nhất một từ khóa chính và làm rõ nghĩa cho thẻ Heading 1
Đừng cố gắng nhồi nhét từ khóa vào tất cả các thẻ Heading 2, 3 ,4 mà hãy dùng chúng để giúp người đọc dễ hiểu về đề tài của bạn.
6. Link nội bộ (Internal link)
Internal link là đường dẫn liên kết các trang trong cùng một website với nhau. Những đường link này có 2 mục đích chính đó là:
- Giúp Google thu thập dữ liệu trên website một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn
- Giúp người dùng tìm thấy những nội dung hữu ích liên quan
Rất nhiều người làm SEO không đánh giá đúng được sự quan trọng của yếu tố này. Một cấu trúc link nội bộ tốt không chỉ đảm bảo nội dung trên trang của bạn luôn được cập nhật mà còn giúp tăng thời gian trên trang (page view/session) – Đây là một trong những yếu tố giúp Google đánh giá chất lượng website của bạn.
Hãy liên kết những bài viết bạn nghĩ khách hàng của bạn sẽ thích (TOS sẽ đi sâu hơn nội dung này ở những bài viết sau).
7. Tối ưu hình ảnh (Image Optimization)
Việc tối ưu hình ảnh sẽ giúp Website của bạn được xếp hạng trên tìm kiếm của Google Image; điều này đặc biệt quan trọng nếu doanh nghiệp cung cấp sản phẩm như quần áo, nội thất,…
Việc tối ưu hình ảnh sẽ bao gồm:
- Tối ưu thẻ Alt: Google không hiểu được hình ảnh; do đó thẻ Alt sẽ giúp Google hiểu được tấm hình đang nói về điều gì
- Tối ưu dung lượng: Điều này giúp tăng thời gian tải trang (Yếu tố số 10)
Trong điều kiện khả dĩ nhất, hãy sử dụng hình ảnh độc quyền của chính doanh nghiệp bạn để tránh các vấn đề về bản quyền.
8. Cấu trúc URL (URL Structure)
Có thể hiểu URL là địa chỉ của một trang web; địa chỉ càng ngắn gọn rõ ràng sẽ giúp người đọc dễ ghi nhớ và Google cũng thu thập (index) dễ dàng hơn.
URL chuẩn SEO cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Chứa từ khóa
- Không dấu và ký tự đặc biệt (#,%,&,…)
- Không số
9. Khả năng thu thập dữ liệu từ Google (Crawl)
Một nội dung dù có chuẩn SEO và hữu ích đến mấy cũng sẽ vô nghĩa nếu người dùng không tìm thấy bạn. Mỗi khi cập nhật nội dung mới hãy đảm bảo Google có thể thu thập (index) dữ liệu của bạn bằng cách chạy quảng cáo (PPC), chia sẻ lên mạng xã hội hoặc khai báo trong Google Search Console (nội dung này sẽ nói rõ hơn ở những bài viết sau).
10. Thời gian tải trang (Page load time)
Google đã chính thức thông báo đây là một trong những yếu tố chính để xếp hạng website; một website đạt chuẩn sẽ có thời gian tải trang tối đa là 5s hoặc thang điểm 80/100.
Bạn có thể kiểm tra bằng 2 công cụ sau:
Đây là yếu tố thiên về kỹ thuật tuy nhiên bạn có thể cải thiện một chút bằng cách tối kích thước hình ảnh khi đưa lên website bằng công cụ:
11. Cấu trúc schema (Schema structure)
Cấu trúc schema là phần khai báo về đặc tính website của bạn nhằm giúp Google phân loại một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Đây là nội dung liên quan đến phần kỹ thuật nên có thể sẽ hơi khó hiểu đối với bạn; tuy nhiên nếu sử dụng WordPress bạn có thể cài đặt một số plugin miễn phí để tạo cấu trúc schema tự động như: Rich snippet.
Cách tốt nhất vẫn nên nhờ những đơn vị có kinh nghiệm lập trình khai báo để tránh các lỗi về bảo mật cũng như xung đột phần mềm.
Một số cấu trúc schema cơ bản cho website: Website, Organization, Blog, Itemlist, Product,…
12. Chứng chỉ bảo mật (SSL Certificate)
Chứng chỉ SSL Certificate đảm bảo cho việc thông tin của người dùng trên website sẽ được bảo mật an toàn, đặc biệt là các website có chức năng thanh toán online hoặc cung cấp thông tin người dùng.
Ngoài là yếu tố đánh giá mức độ an toàn cho người dùng, chứng chỉ này còn giúp khách hàng yên tâm hơn khi giao dịch thông qua website của bạn.
13. Lỗi 404 (Broken link)
Lỗi 404 xuất hiện khi nội dung trên trang đã bị xóa hoặc thay đổi về địa chỉ URL. Cách kiểm tra đơn giản nhất là thường xuyên theo dõi Google Search Console và xử lý bằng cách điều hướng (redirection) những trang bị lỗi về nội dung liên quan.
Lỗi này xảy ra khá thường xuyên và do nhiều nguyên nhân do đó việc kiểm tra mỗi ngày là bắt buộc.
14. Thân thiện với thiết bị di động (Mobile Friendly Test)
Người dùng internet có xu hướng chuyển dịch sang các thiết bị di động nhiều hơn máy tính để bàn và laptop; đương nhiên sẽ có ngoại lệ ở một số lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Dù vậy hãy luôn đảm bảo rằng dù sử dụng thiết bị nào người dùng vẫn đạt được trải nghiệm tốt nhất khi vào website của bạn.
Bạn có thể check Mobile Friendly Test và cách xử lý các vấn đề tại website sau:
15. Kết nối Google Analytic, Google Search Console
Ngoài là yếu tố xếp hạng website của Google, các công cụ miễn phí này còn giúp bạn phân tích được hành vi của người dùng và các vấn đề kỹ thuật của website. Từ đó có thể đưa ra chiến lược nội dung và các biện pháp xử lý kịp thời. Top On Seek sẽ có những bài viết đi sâu hơn về hai công cụ tuyệt vời này.
Bạn có thể tự kiểm tra bằng SEO Quake để biết website của mình đã được kết nối với các công cụ này hay chưa.
Tối ưu On-page mang lại giá trị lâu dài cho doanh nghiệp
Ngoài việc mang lại thứ hạng từ khóa cao do tối ưu các yếu tố chuẩn của Google; On-page SEO còn giúp tối ưu trải nghiệm người dùng qua việc tối ưu nội dung hữu ích, tốc độ website, sự bảo mật,… qua đó tăng khả năng thuyết phục mua hàng và sử dụng dịch vụ sản phẩm, mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.
100% khách hàng của Top On Seek đều tăng trưởng về thứ hạng từ khóa cũng như lượt truy cập sau mỗi bản cập nhật của Google là minh chứng rõ ràng nhất cho việc Google ngày càng quan tâm nhiều hơn đến sự hài lòng của người dùng.
Hãy để chúng tôi giúp bạn mang về doanh thu từ sự hài lòng của khách hàng ngay hôm nay. Liên hệ để nhận được tư vấn tận tình nhất.