Mụn bọc là gì? Nguyên nhân và phân biệt các dạng mụn bọc

Mụn bọc luôn là kẻ thù đáng sợ của làn da đẹp. Chúng không chỉ gây khó chịu, gây đau mà còn để lại “dấu vết” nếu bạn không chăm sóc chữa trị kịp thời. Có rất nhiều loại mụn bọc đáng ghét như: mụn bọc ở trán, mụn bọc ở cằm, hay mụn bọc […]

Đã cập nhật 6 tháng 11 năm 2020

Bởi TopOnMedia

Mụn bọc là gì? Nguyên nhân và phân biệt các dạng mụn bọc

Mụn bọc luôn là kẻ thù đáng sợ của làn da đẹp. Chúng không chỉ gây khó chịu, gây đau mà còn để lại “dấu vết” nếu bạn không chăm sóc chữa trị kịp thời. Có rất nhiều loại mụn bọc đáng ghét như: mụn bọc ở trán, mụn bọc ở cằm, hay mụn bọc ở mũi,…Hãy cùng Đẹp365 tìm hiểu mụn bọc là gì và nguyên nhân để có thể “đánh bay” kẻ thù đáng ghét này nhé!

Mụn bọc là gì?

Mụn bọc là gì?
Hình ảnh lát cắt của da mụn bọc (Nguồn: Internet)

Muốn biết cách “giải tán” đám mụn này thì phải hiểu mụn bọc là gì cái đã! Mụn bọc là loại mụn hình thành do sự viêm nhiễm của vi khuẩn sống ở nang lông. Vi khuẩn này sẽ không gây hại cho da ở điều kiện bình thường. Nhưng nếu lỗ chân lông bị bã nhờn bịt kín sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn đi sâu vào trong da gây viêm nhiễm và hình thành mụn.

Có thể nặn mụn bọc không?

Đối với tất cả các loại mụn thì có lẽ mụn bọc là nguy hiểm nhất. Bởi nếu không cẩn thận khi mụn chưa chín và bể ra có thể lan mụn rất nhanh ra bề mặt xung quanh. Vì vậy khi muốn nặn mụn bọc, bạn cần xác định nhân mụn đã chín khô và trồi lên chưa. Thời điểm này bạn mới có thể loại bỏ nhân mụn và bắt đầu chăm sóc vết tổn thương do mụn.

Các vị trí mụn bọc thường xuất hiện trên mặt

Mụn bọc ở cằm

Mụn bọc ở cằm xuất hiện khá phổ biến, khiến ai trong chúng ta cũng khó chịu và mất tự tin đi rất nhiều. Chưa kể mụn bọc ở cằm còn là điềm báo về tình trạng sức khỏe không tốt. Dưới đây là cách cách Trị Mụn bọc ở cằm dứt điểm mà bạn nên biết.

mụn bọc ở cằm

Những nốt mụn bọc “cứng đầu” có thể xuất hiện bất kỳ đâu. Tuy nhiên, một trong những nơi phổ biến nhất mà mụn bọc thường xuất hiện là trên mặt, đặc biệt là dọc theo vùng chữ T nhờn,  bắt đầu từ vùng trán và kéo dài xuống mũi đến cằm.

Điều trị mụn bọc một cách hiệu quả nhất và tránh chạm vào chúng. Vì điều này có thể gây nhiễm trùng và khiến mụn bọc dễ thành sẹo thâm vĩnh viễn.

Nguyên nhân hình thành mụn bọc ở cằm của bạn?

Dưới da của bạn là các tuyến dầu nhỏ, được gọi là tuyến bã nhờn, sản xuất lượng dầu trên mặt. Khi lỗ chân lông của bạn bị tắc nghẽn bởi bụi bẩn, dầu thừa và các tế bào da chết, vi khuẩn có thể phát triển bên trong chúng, tạo ra một vết sưng tấy gọi là mụn bọc. 

Thông thường mụn bọc mọc dọc theo đường viền hàm sẽ tự khỏi trong vài ngày. Mụn bọc cứng đầu hơn có thể mất đến vài tuần để hết. Bạn có thể rút ngắn thời gian bằng các phương pháp điều trị từ lời khuyên của bác sĩ.

mụn bọc ở cằm

Phụ nữ có nhiều khả năng bị mụn bọc ở cằm hơn nam giới. Một số phụ nữ nhận thấy nhiều mụn bọc xuất hiện nhiều hơn vào khoảng thời gian có kinh nguyệt khi lượng hormone trong người  thay đổi. 

Kích ứng từ quần áo hoặc mỹ phẩm cũng có thể gây ra mụn bọc ở cằm, đặc biệt nếu bạn có da nhạy cảm. Ngoài ra, nguyên nhân có thể là do: 

  • Sử dụng sửa rửa mặt trị mụn hoặc trang điểm có thành phần gây kích ứng
  • Đội mũ bảo hiểm có quai ngang cằm hoặc mặc áo có cổ chạm vào cằm của bạn thường xuyên

Điều trị mụn bọc ở cằm như thế nào?

Để loại bỏ mụn bọc ở cằm, hãy thử các phương pháp điều trị tương tự như cách làm sạch mụn và vết thâm trên các bộ phận khác trên khuôn mặt.

Bắt đầu bằng cách rửa mặt hai lần một ngày với chất tẩy rửa nhẹ nhàng để loại bỏ dầu thừa trên da. Rửa sạch bằng nước ấm và nhẹ nhàng lau khô. Đừng chà xát quá mạnh. Việc chà xát có thể khiến tình trạng mụn trở nên trầm trọng hơn.

mụn bọc ở cằm

Tránh xa tay khỏi da. Mỗi khi bạn chạm vào da mặt, bạn sẽ đưa vi khuẩn xâm nhập vào lỗ chân lông. Nếu bạn phải chạm tay vào cằm, hãy rửa tay trước.

Đối với mụn trứng bọc nặng hơn, hãy đến gặp bác sĩ da liễu chuyên trị các bệnh về mụn.  Bác sĩ của bạn cũng sẽ có các phương pháp điều trị để làm sạch mụn, chẳng hạn như laser và lột da bằng hóa chất.

Mụn bọc ở mũi

Ngoài mụn bọc ở cằm, một vị trí khác mà mụn bọc thường rất hay xuất hiện đó chính là mụn bọc ở mũi. Nguyên nhân gây ra mụn bọc ở mũi chính là do vi khuẩn P.acnes. Nói cụ thể là do quá trình bài tiết nhiều, tăng lượng bã nhờn dư thừa dễ hình thành mụn. Mụn bọc ở mũi là một loại mụn bị viêm, sưng to, có mủ ẩn dưới da mũi gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu, mất thẩm mỹ. So với vị trí khác thì thường mụn bọc ở mũi sẽ đau nhức hơn những vị trí khác.

Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi

Hãy “theo chân” Đẹp365 tìm hiểu một vài nguyên nhân tác động khiến cho xuất hiện mụn bọc ở mũi như:

1. Rối loạn hormone trong cơ thể

2. Chế độ sinh hoạt không lành mạnh

3. Căng thẳng, stress kéo dài

4. Thói quen sờ tay lên mặt

5. Vệ sinh da mặt chưa đúng cách

Mụn bọc ở mũi là dấu hiệu của bệnh gì?

So với các mụn bọc ở cằm, mụn bọc ở mũi gây đau nhức, khó chịu hơn nhiều. Bạn phải nên cẩn thận mụn bọc ở khu vực này vì đây là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề.

Mụn bọc ở mũi là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe không tốt, cơ thể bị rối loạn chức năng gan và các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan,… hệ tiêu hóa bất ổn, dạ dày và nội tạng bị nóng. Ngoài ra còn có thể liên quan đến các bệnh về tim mạch. Nếu mũi bạn sưng phù vì mụn bọc thì có thể bạn đang bị bệnh huyết áp cao.

Mụn bọc ở mũi là triệu chứng báo hiệu bạn đang mắc phải một số bệnh viêm xoang hay dùng ngón tay ngoáy mũi nhiều sẽ khiến cho niêm mạc mũi trầy xước.

Liệu có nên nặn mụn bọc ở mũi?

Chắc hẳn các nàng bị mụn bọc ở mũi sẽ luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, để tránh tình trạng viêm nhiễm, từ đó tạo điều kiện vi khuẩn lây lan thì cần phải áp dụng những phương pháp nặn mụn đúng cách như là nặn mụn xong bôi kem đánh răng chẳng hạn.

Để ngăn ngừa mụn hình thành và tái phát một cách hiệu quả, bạn nên tìm đến các cơ sở chuyên khoa để gặp bác sĩ tư vấn điều trị mụn bọc nhé!

Mụn bọc ở trán và mụn bọc ở má

Hãy cùng Đẹp365 tìm hiểu tất cả các điều trên trong nội dung bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây ra mụn bọc ở trán và má

Mụn bọc tại mỗi vị trí trên gương mặt sẽ phản ánh một nguyên nhân khác nhau. Vậy nếu bạn bị mụn bọc ở trán, mũi, cằm thì nguyên nhân chính là do việc sản xuất chất nhờn trên mặt quá nhiều. Nếu mụn bọc đặc biệt chỉ mọc ở trán và má mà thôi, thì nguyên nhân là do đến từ trong cơ thể bạn. Cụ thể là:

  • Việc thường xuyên thức khuya dẫn đến mụn bọc ở trán ngày càng nhiều
  • Nghĩ nhiều, stress gây nên mụn bọc ở trán. Đặc biệt mụn bọc sẽ mọc nhiều ở vị trí a tâm trán và chân tóc.
  • Dùng mỹ phẩm gây kích ứng ở da sẽ gây nên mụn ở trán và các vị trí khác trên khuôn mặt.
  • Nặn mụn, vệ sinh da mặt sai cách.
  • Do cơ địa dễ nổi mụn ở má.
  • Chế độ ăn uống không lành mạnh
  • Dùng mỹ phẩm kém chất lượng

Cách chăm sóc da bị mụn

Cách chăm sóc da bị mụn
Cách chăm sóc da bị mụn (Nguồn: Internet)

Làm sạch da mặt là bước quan trọng đầu tiên để bạn có được một làn da khỏe mạnh. Rửa mặt 2 lần/ngày vào mỗi sáng và tối bằng sữa/gel rửa mặt dành riêng cho da mụn sẽ giúp loại bỏ bã nhờn, vi khuẩn. Bạn có thể tham khảo các loại gel rửa mặt có chứa Nano Curcumin từ nghệ vàng và vitamin E, để làm sạch nhẹ nhàng, ngăn ngừa vi khuẩn gây mụn hiệu quả.

Làm sạch da mặt là bước quan trọng đầu tiên
Làm sạch da mặt là bước quan trọng đầu tiên (Nguồn: Internet)

Tẩy trang kỹ trước khi đi ngủ, giúp lỗ chân lông thông thoáng, đảm bảo cặn trang điểm và dầu nhờn không còn lưu lại trên da.

trị mụn bọc
Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc Toner sau khi rửa mặt (Nguồn: Internet)

Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc toner sau khi rửa mặt.

trị mụn bọc
Đắp mặt nạ phù hợp với da mụn (Nguồn: Internet)

Đắp mặt nạ phù hợp với da mụn 2-3 lần/tuần để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho da cũng như lấy sạch vi khuẩn và bã nhờn từ lỗ chân lông.

trị mụn bọc
Thoa kem chống nắng SPF30+ mỗi ngày (Nguồn: Internet)

Thoa kem chống nắng SPF30+ mỗi ngày, nên chọn loại kem chống nắng dành cho da mụn.

Không chạm tay lên mặt và sờ vào các nốt mụn. Đặc biệt luôn rửa tay sạch trước khi sử dụng mỹ phẩm.

Cách trị mụn bọc đơn giản tại nhà

1. cách trị mụn bọc bằng Tỏi

Tỏi
Tỏi (Nguồn: Pinterest)

Tỏi là một nguyên liệu vốn đã rất quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Ngoài việc sử dụng như một loại gia vị trong nấu ăn, tỏi đã được nghiên cứu có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Ngoài các lợi ích như điều trị cảm cúm, nhiễm khuẩn, hỗ trợ chống ung thư, tỏi còn được biết đến với rất nhiều công dụng trong việc điều trị viêm hoặc nhiễm trùng. Cụ thể hơn, tỏi được sử dụng để kích thích sự phát triển của nang lông, giảm rụng tóc hoặc mụn bọc một cách hiệu quả.

Cụ thể, tình trạng viêm và kích ứng khiến hệ miễn dịch phản ứng, dẫn đến các loại mụn bọc xuất hiện trên da. Trong khi đó, tỏi có chứa chất chống virus, kháng nấm, sát trùng và chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm, sưng ở mụn bọc nhanh chóng và hiệu quả. Bên cạnh đó, các thành phần như iot, phốt pho, canxi, một số nguyên tố vi lượng có trong tỏi cũng góp phần chăm sóc và bổ sung dưỡng chất cho da.

Có nhiều cách khác nhau để trị mụn bọc bằng tỏi. Bạn có thể tham khảo những cách dưới đây để lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho mình.

Trị mụn trực tiếp bằng tỏi tươi

Các tép tỏi sau khi lột vỏ và rửa sạch sẽ được nghiền nhỏ, thêm một chút nước ấm và đắp trực tiếp lên vùng da bị mụn bọc. Bạn có thể đắp trong vòng 10 phút sau đó rửa sạch lại với nước. Việc nghiền nhuyễn giúp giải phóng được các hợp chất có trong tỏi. Từ đó dưỡng chất dễ dàng thẩm thấu vào da và mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng hơn. Bạn sẽ thấy các nốt mụn bọc từ từ giảm sưng và se lại sau khoảng 2 liệu trình.

Trị mụn bọc bằng tỏi và mật ong

Hỗn hợp này được thực hiện khá đơn giản. Bạn chỉ việc nghiền nhỏ 1-2 tép tỏi sau đó trộn chung với một thìa mật ong là được. Cũng tương tự như cách đầu tiên, bạn đắp hỗn hợp này lên da và giữ trong vòng 10 phút. Ngoài các hợp chất điều trị viêm, sưng có trong tỏi thì dưỡng chất từ mật ong sẽ giúp làn da của bạn được phục hồi nhanh chóng nhờ một loạt các Vitamin B1, B2, B6, B3, C.

tỏi và mật ong
Mật ong (Nguồn: Internet)

Trị mụn bọc bằng tỏi cùng nước muối sinh lý

Đối với phương pháp này, bạn sẽ thay đổi cách làm một chút. Đầu tiên cần sử dụng nước muối sinh lý để làm sạch da, đặc biệt là vùng da bị mụn bọc. Việc làm này sẽ giúp loại bỏ các loại vi khuẩn và bụi bẩn xung quanh vùng bị mụn. Sau đó bạn sẽ dùng tỏi được cắt lát mỏng hoặc nghiền mịn đắp lên khu vực có mụn bọc trong khoảng 10 phút.

Lưu ý: Đối với phương pháp sử dụng tỏi để trị mụn bọc, bạn cần nghiền nhỏ tỏi trước khi đắp lên da mới mang lại hiệu quả tối ưu. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp ăn tỏi sống để kết hợp điều trị từ bên trong. Bạn cần thử nghiệm trước trên vùng da nhỏ xem có phản ứng phụ không. Ngưng ngay nếu da cảm thấy bị bỏng rát, đặc biệt với bạn có da mỏng và da nhạy cảm. Và cuối cùng, không nên đắp quá 10 phút mỗi lần, một ngày chỉ đắp tối đa 2 lần.

2. Chanh tươi cũng là một cách trị mụn bọc

Chanh tươi
Chanh tươi (Nguồn: Pinterest)

Chanh tươi có thành phần vitamin C, axit citric không chỉ làm sáng da, giảm nếp nhăn mà còn giúp làm khô và se nhân mụn hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Cắt nửa quả chanh, vắt lấy nước cốt.
  • Dùng bông tăm thoa nước cốt chanh lên vùng da bị mụn. Kết hợp massage nhẹ nhàng để loại bỏ tế bào chết và giúp nước chanh thấm sâu hơn.
  • Sau 15 phút rửa mặt bằng nước lạnh.
  • Áp dụng mỗi ngày 1 lần trong khoảng 1 tuần sẽ thấy được hiệu quả mụn giảm rõ rệt.

Lưu ý: Khi dùng chanh trị mụn da sẽ trở nên nhạy cảm rất dễ bị bắt nắng. Nên thực hiện vào buổi tối và luôn sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài.

3. Nha đamcách trị mụn bọc hiệu quả cho bạn

Nha đam - cách trị mụn bọc hiệu quả cho bạn
Cách trị mụn bọc bằng nha đam (Nguồn: Internet)

Nha đam có các thành phần có khả năng sát trùng, chống viêm, giảm đau và ức chế sự phát triển của mụn. Bên cạnh đó, nha đam còn chứa nhiều dưỡng chất, vitamin, các nguyên tố khoáng vi lượng. Nó sẽ giúp nuôi dưỡng làn da, trẻ hóa da và bảo vệ da trước tác hại của mặt trời.

Cách thực hiện:

  • Cắt bỏ lớp vỏ bên ngoài, ép lấy nước và lọc thật kĩ qua lớp vải bông để lấy dung dịch nha đam.
  • Lấy 1-2 giọt dung dịch nha đam hòa chung với 4-5 giọt nước sạch và thoa trực tiếp lên mặt.
  • Sau 15 phút rửa lại bằng nước lạnh.

Lưu ý: Mặc dù nha đam là nguyên liệu dưỡng da “thần kỳ”, tuy nhiên cũng có chất aloin có thể gây kích ứng da. Nên thoa một ít nha đam lên vùng da tay xem có kích ứng không rồi mới sử dụng nàng nhé!

4. cách trị mụn bọc hiệu quả bằng rau diếp cá

Rau diếp cá ngoài việc là một trong những món ăn “gây nghiện” vô cùng bổ dưỡng được chế biến và ăn kèm trong nhiều món ngon của làng ẩm thực Việt như gỏi rau nhiếp cá trộn đậu phộng, Cháo gà diếp cá, mì quảng rau diếp cá trộn đậu phộng… thì loại rau này còn có tác dụng trị mụn thần kỳ ít người biết. Rau diếp cá có chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tính kháng khuẩn cao giúp tạo và phục hồi vùng da bị hư tổn, làm xẹp các nốt mụn bọc và giảm sưng đỏ. đồng thời giúp da tăng sức đề kháng. Cùng tìm hiểu cách trị mụn bọc hiệu quả tại nhà này các nàng nhé!

Nước ép rau diếp cá

mụn bọc ở cằm

Nếu bạn là người yêu thích các loại nước ép sinh tố và không ghét cái vị hăng, chua và một chút tanh nhẹ của diếp cá, trị mụn bọc từ bên trong bằng nước ép rau diếp cá sẽ là một giải pháp tuyệt vời cho bạn. Không những giúp làm khô nhân mụn bọc nhanh chóng, từ đó làm giảm mụn đáng kể, nước ép rau diếp cá còn giúp cân bằng nội tiết trong cơ thể và Làm đẹp da.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rau diếp cá sau đó lại ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, vi khuẩn bề mặt lá.
  • Giã nhuyễn hoặc xay nhuyễn rau diếp cá, cho thêm 200ml nước lọc vào sau đó lọc hỗn hợp nước ép bằng rây lọc.
  • Để dễ uống hơn bạn có thể uống kèm với 1 ít mật ong. Cần lưu ý rằng nên uống ngay sau khi ép xong, không để qua đêm.
mụn bọc ở cằm

Vậy còn nếu rau diếp cá nằm trong danh sách top những món thực phẩm “không đội trời chung” với bạn như sầu riêng hay mắm ruốc thì sao nhỉ? Không sao cả, thay vì uống trực tiếp, ta có thể thoa nước ép rau diếp cá lên mặt, việc này cũng sẽ mang lại những hiệu quả giảm mụn đáng kể.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rau diếp cá rồi giã nhuyễn hoặc xay nhuyễn để lấy nước cốt.
  • Làm sạch da mặt với nước và sữa rửa mặt sau đó lau khô bằng khăn vải mềm.
  • Thấm nước ép rau diếp cá vào bông trang điểm rồi thoa đều lên các vùng da có mụn bọc và bị sưng đỏ do mụn.
  • Thư giãn khoảng 10 – 15 phút, sau đó rửa sạch lại mặt bằng nước ấm.
  • Kiên trì thực hiện đều đặn 2 đến 3 lần mỗi tuần vào buổi tối trước khi đi ngủ để thấy được những hiệu quả đánh bay mụn bọc rõ rệt.

Trị mụn bọc bằng cách kết hợp rau diếp cá và nha đam

mụn bọc ở cằm

Nha đam còn biết đến với cái tên lô hội đã khá quen thuộc trong “thế giới làm đẹp” với các nàng rồi phải không nào. Nha đam vừa tốt cho sức khỏe, chữa lành vết thương nhanh chóng, làm sáng và dưỡng da mềm mịn. Đừng bỏ lỡ mẹo đánh bay bọn mụn bọc cứng đầu nhanh chóng, giúp giảm tình trạng viêm nhiễm, thâm da, dưỡng da trắng và mịn hơn đáng kể với combo nha đam nhiếp cá các nàng nhé!

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch rau diếp cá rồi để khô ráo nước. Gọt vỏ nha đam cắt nhỏ, lưu ý không để lẫn dịch vàng lại.
  • Cho 2 nguyên liệu vào máy xay nhuyễn. Sau đó cho hỗn hợp (cả xác lẫn nước) ra chén hoặc cốc đựng.
  • Rửa mặt thật sạch, rồi thoa đều hỗn hợp vừa chuẩn bị lên da, chờ 20 đến 30 phút rồi rửa mặt với nước ấm. Lau khô mặt với khăn mềm rồi thực hiện các phương pháp dưỡng da khác kèm theo để đạt được hiệu quả tốt hơn.
  • Thực hiện đều đặn mỗi tuần 2 đến 3 lần sẽ thấy tình trạng giảm sưng, viêm nhiễm do mụn trên da giảm đi đáng kể.

Trị mụn bằng rau diếp cá và bột cám gạo

trị mụn bọc bằng rau diếp cá và bột cám gạo

Cám gạo là nguyên liệu làm đẹp không còn xa lạ với chị em phái đẹp. Cám gạo có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng và vitamin cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho da giúp giải quyết các tình trạng thâm nám và trị mụn bọc vô cùng nhanh chóng và hiệu quả.

Cách thực hiện: 

  • Lấy nước cốt rau diếp cá tương tự các cách trên.
  • Trộn với bột cám gạo với tỉ lệ vừa phải sao dung dịch thành quả có độ sệt nhất định, nhưng không được quá khô.
  • Rửa mặt bằng nước ấm, đắp hỗn hợp vừa chuẩn bị lên mặt và mát xa thật nhẹ nhàng.
  • Thư giãn từ 10 đến 15 phút rồi rửa sạch với nước.
  • Áp dụng ít nhất từ 3 tuần đến 1 tháng để thấy được hiệu quả.

Giờ thì bạn đã hiểu rõ về mụn bọc rồi phải không nào? Hãy tìm hiểu và kiên trì trị mụn bọc để da khỏe, xinh xắn bạn nhé! Chúc bạn thực hiện thành công và có làn da sáng khỏe, xinh đẹp.

Nguồn tham khảo: Mụn bọc là gì? Nguyên nhân và phân biệt các loại mụn bọc | Đẹp365