Hãy cho thương hiệu Việt một cơ hội

Trong những năm gần đây, thương hiệu Việt đã dần ghi dấu ấn của mình trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Tuy nhiên, những tên tuổi ấy phần lớn nằm trong khu vực nông sản – thực phẩm, hoàn toàn không có hàng công nghệ. Liệu chúng ta có quyền hi vọng […]

Đã cập nhật 15 tháng 10 năm 2015

Bởi TopOnMedia

Hãy cho thương hiệu Việt một cơ hội

Trong những năm gần đây, thương hiệu Việt đã dần ghi dấu ấn của mình trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Tuy nhiên, những tên tuổi ấy phần lớn nằm trong khu vực nông sản – thực phẩm, hoàn toàn không có hàng công nghệ. Liệu chúng ta có quyền hi vọng vào những sản phẩm Công Nghệ do người Việt, cho người Việt?
Trong khi dư luận còn nhiều ý kiến trái chiều với sản phẩm Made in Việt Nam Bphone chưa kịp lắng thì dự án GeeAudio với sản phẩm tai nghe do một doanh nghiệp Việt Nam đầu tư cũng rục rịch ra mắt thị trường. Được biết đây là dự án do ông Mai Phú Phong, chủ chuỗi cửa hàng PhonGee nghiên cứu đã hơn 4 năm qua.
Khá cởi mở, ông Phong đã chia sẻ khá nhiều  điều thú vị về sản phẩm đầu tiên của mình. Quan trọng hơn ông có niềm tin sắt đá rằng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể tạo ra lợi thế riêng cho mình ở lĩnh vực âm thanh, vốn bị doanh nghiệp nước ngoài hầu như chiếm lĩnh hơn chục năm qua.
phon-gee
Timo: Như ông cũng biết, dư luận hiện đang có nhiều ý kiến trái chiều về các sản phẩm do doanh nghiệp Việt “sản xuất”. Ông có thể cho biết cái chất Việt Nam trong dự án GeeAudio là ở đâu?
Ông Mai Phú Phong: Trước hết, tôi muốn chia sẻ về cơ duyên lập nên GeeAudio. Tôi có hơn 4 năm kinh doanh các dòng sản phẩm tai nghe cao cấp nước ngoài và nhận ra rằng mỗi sản phẩm có điểm mạnh điểm yếu riêng. Ban đầu tôi muốn tạo ra một tai nghe thương hiệu Việt kết hợp các điểm mạnh của nhiều hãng bằng cách lấy “râu ông này cắm cằm bà kia” đúng nghĩa.
Tôi đã tách rời bộ phận của cỡ 100 tai nghe khác nhau và ráp chúng lại nhưng vẫn không thỏa mãn. Cuối cùng tôi phát hiện ra dây cáp là yếu tố quan trọng để tạo nên một tai nghe tốt về mặc truyền âm. Đa phần các tai nghe thường dùng dây nhựa, chúng làm dễ rối, đứt và truyền âm không tốt. Các cọng dây tốt được làm từ bạc giải quyết hết các điểm yếu này nhưng có giá bán khá mắc ở Việt Nam, tầm 500 USD trở lên.
Nhưng thực tế giá sản phẩm này không cao đến vậy, người tiêu dùng trong nước phải chịu rất nhiều phí vô lý để có nó như thuế, phí tiếp thị của các sản phẩm đó ở nước ngoài, phí cơ hội… Từ đó tôi nghĩ ra một sản phẩm có chất lượng tốt như vậy nhưng giá hợp lý hơn. Kể từ khi tìm được mấu chốt vấn đề, trong vòng 4 năm tôi đã thử nghiệm hơn 70 mẫu tai nghe để đạt được mẫu hoàn thiện hiện nay.
Về chất Việt Nam, đây là sản phẩm do chính chúng tôi thiết kế, lựa chọn các thành phần và đặt sản xuất ở Singapore. Thiết kế là khâu chúng tôi chú trọng nhiều nhất, như chiều dài tai nghe của GeeAudio luôn ngắn hơn 20 cm so với các mẫu nước ngoài vì nó được thiết kế cho chiều cao trung bình của người Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Các bộ phận của tai nghe như nút cao su đệm, bộ lọc âm đều được chọn với các nguyên liệu tốt nhất để cho ra chất lượng tốt và không làm đau tai người nghe khi sử dụng lâu. Riêng giá thành sản xuất cáp dây của GeeAudio đắt gấp 8 lần giá các dòng cao cấp cùng phân khúc trên thị trường.
Ngoài ra, chúng tôi có đăng ký bản quyền sáng chế ở Việt Nam. Chúng tôi muốn từng bước xây dựng thương hiệu để GeeAudio phát triển một chắc chắn nhất.
Ông có gặp khó khăn không khi quyết định đầu tư cho GeeAudio?
GeeAudio thành lập với những con số không tròn trĩnh:  không nguồn lực tài chính, không ngành công nghiệp phụ trợ, không thể tiếp cận vốn từ ngân hàng. Nhưng chính cái khát vọng và quyết tâm người Việt làm ra sản phẩm phục vụ thị trường Việt đã giúp tôi có được sự hỗ trợ của những người cùng chí hướng.
Nhạc sỹ Dương Khắc Linh là một trong những người tham gia GeeAudio. Anh Linh chịu trách nhiệm khâu thiết kế, chất lượng âm và hình ảnh truyền thông cho sản phẩm. Tôi phải mất ba năm liên tục thay đổi thiết kế và chất lượng sản phẩm mới thuyết phục được anh Linh tham gia.
Đâu là điều khiến ông tin rằng doanh nghiêp Việt vẫn có lợi thế trong lĩnh vực âm thanh, trong khi chính ông cũng thừa nhận rằng ngành công nghiệp phụ trợ của chúng ta rất yếu?
Khi tham gia sâu vào lĩnh vực này, tôi biết được nhiều doanh nghiệp trong nước hoàn toàn có thể làm được việc này. Họ đang là nhà cung cấp các thiết bị âm thanh, liên lạc cho quân đội với yêu cầu rất khắt khe về mặt chất lượng.
Vấn đề của họ là nhà sản xuất, họ không thể vừa đảm bảo khâu sản xuất vừa kinh doanh. Khi một doanh nghiệp trong nước đặt số lượng lớn thì họ vẫn đáp ứng được. Dĩ nhiên giá sẽ không rẻ bằng các nước như Singapore, Trung Quốc nhưng nếu doanh nghiệp đó là thương hiệu trong nước đủ lớn và được người tiêu dùng tin mua, họ hoàn toàn có thể nghĩ đến một sản phẩm “made in Việt Nam 100%”.
Chúng tôi kỳ vọng GeeAudio là một trong những doanh nghiệp như vậy. Câu chuyện xây dựng thương hiệu Việt, một sản phẩm hoàn toàn made in Việt Nam là một hành trình dài, mà đây mới chỉ là những bước chân đầu tiên.

tai-nghe

Chi phí đầu tư cho GeeAudio là khoảng 5 tỉ, trong khi giá thành bán ra một sản phẩm là 1 triệu đồng. Ông có bán rẻ đứa con tinh thần của mình quá không?
Nhiều sản phẩm hàng Việt Nam nhưng chất lượng không như mong đợi trong thời gian dài khiến người tiêu dùng có xu hướng không tin tưởng các doanh nghiệp đi sau. Cần phải có thời gian để họ chấp nhận, trải nghiệm và tin tưởng.
Trong lĩnh vực tai nghe cũng chẳng khá hơn. Chúng tôi xác định đây là cuộc chơi dài hơi, nên đây chỉ là sản phẩm đầu tiên củaa GeeAudio. Với giá một triệu đồng, chúng tôi lời chưa tới 10%  trên mỗi sản phẩm bán ra do ngoài tai nghe chúng tôi đầu tư khá nhiều khoản khác như hộp đựng chẳng hạn. Vì đây là sản phẩm cao cấp phải đem lại cảm giác sang trọng và thỏa mãn khi người ta bỏ tiền ra mua.
Nhưng chúng tôi chấp nhận mức giá đó với mong muốnngười tiêu dùng cơ hội để xóa dần định kiến này. Chúng tôi hiểu rõ, thương hiệu Việt nói chung và GeeAudio nói riêng không thể xây dựng trong chỉ một tháng một ngày mà là cả một quá trình lâu dài.
Ông có nhắn nhủ gì với khách hàng của ông?
Có. Xin hãy mở lòng với các sản phẩm của doanh nghiệp Việt và hãy khách quan đánh giá chúng trước khi mua. Hãy bỏ thành kiến và cho hàng Việt Nam chất lượng cao một cơ hội.
Xin cảm ơn ông
Đặng Công Sang

Tags: