1. Google Pigeon
Pigeon là một thuật toán của Google về việc cung cấp thông tin địa phương một cách tối ưu hơn. Nó được Google áp dụng từ ngày 28-3-2013 và đã tạo nên sự thay đổi lớn về kết quả tìm kiếm địa phương.
Google Pigeon được thiết kế gắn với thuật toán tìm kiếm cục bộ của Google, từ đó đưa ra các tham số xếp hạng địa điểm dựa trên khoảng cách và vị trí.
2. Tác động từ Google Pigeon
2.1. Các thay đổi lớn từ sau bản cập nhật Pigeon
Google Pigeon có thể kết nối sâu hơn nữa thuật toán Google cục bộ vào các web truyền thống. Từ đó, họ tận dụng được hàng trăm tín hiệu xếp hạng đi vào thuật toán web. Điều này khiến các trang web địa phương cần tăng tính organic local để cải thiện thứ hạng của mình.
Google Pigeon cũng cải thiện khả năng tính toán khoảng cách và vị trí của các doanh nghiệp địa phương. Bán kính tìm kiếm được thu hẹp về gần nhất với các địa điểm tìm kiếm.
Tác động này của Google Pigeon cũng không dễ ghi nhận bởi biến động xảy ra sau khi xếp hạng lại. Các nhà tiếp thị địa phương đôi khi phản hồi rằng Google không đánh giá dựa trên một sự nhất quán.
Vài doanh nghiệp nhận thấy họ đột ngột xuất hiện bên ngoài bảng xếp hạng địa điểm. Nguyên nhân là các ranh giới bản đồ được vẽ lại thành bán kính hẹp hơn sau sự xuất hiện của Pigeon. Tuy vậy, Google đã sớm cải thiện điều này sau vài năm. Họ đã chính xác hơn trong đo lường cũng như rút ngắn khoảng cách giữa người tìm kiếm và doanh nghiệp.
Kết quả đáng chú ý nhất của Pigeon đó là bỏ gợi ý địa phương gồm 7 địa chỉ. Và tới 2015, sau 1 năm đặt nền móng từ Google Pigeon, chỉ còn 3 địa chỉ xuất hiện thay vì 7 như trước.
2.2. Một số vấn đề với Google Pigeon
Đó là các doanh nghiệp xuất hiện trong bảng xếp hạng bằng cách SPAM, điều này nhấn mạnh vào điểm yếu cố hữu của các thuật toán tìm kiếm địa điểm. Google cũng ko thể khiến Pigeon phân biệt được tên doanh nghiệp thật và tên giả nhằm SPAM từ khóa.
Kết quả, các doanh nghiệp vi phạm lại được xếp thứ hạng cao trong khi các doanh nghiệp tuân thủ lại chịu thiệt hại.
3. Bạn nên làm gì với Google Pigeon
3.1. Hiểu về Google Pigeon
Thuật toán Google Pigeon không thiên về xử phạt các hành vi xấu. Nó có lẽ chỉ là việc Google cho rằng địa điểm này có phù hợp hay không. Và như thế, doanh nghiệp sẽ ít hoặc không thể kiểm soát được các yếu tố này.
Ví dụ: Một doanh nghiệp không thể kiểm soát bán kính mà Google vẽ xung quanh điểm của người tìm kiếm. Ngay cả khi một nhà hàng ở phía tây của một thành phố cung cấp bữa ăn ngon nhất, nó có thể không gặp may về mặt xếp hạng địa điểm nếu người tìm kiếm ngẫu nhiên đang ở phía đông của thị trấn.
3.2. Các mẹo tăng thứ hạng với Google Pigeon
Bạn vẫn có thể quản lý tốt việc kiểm tra thứ hạng từ khóa của mình với các mẹo nhằm thích nghi với thuật toán Pigeon sau đây:
- Cố gắng địa phương hóa website của bạn. Bạn nên chèn địa chỉ vào tên miền, chẳng hạn
- Hướng dẫn và tích hợp địa chỉ của bạn. Điều này làm người dùng dễ tìm tới doanh nghiệp của bạn hơn.
- Xác nhận rằng bạn là trang web hoạt động ở địa phương đó bằng cách thêm thông tin doanh nghiệp của mình trên trang.
- Sử dụng thông tin đồng bộ. Từ tên doanh nghiệp, địa chỉ hòm thư hay số điện thoại bạn phải có sự thống nhất.
- Kích thích phản hồi từ người dùng. Đây là cách tốt không chỉ với Google Pigeon mà còn cho nhiều công cụ khác của Google.
- Báo cáo các doanh nghiệp vi phạm cho Google. Bạn nên tìm hiểu các Nguyên tắc của Google và các chi tiết vi phạm của những doanh nghiệp này trước khi gửi báo cáo. Google có thể sẽ không giải quyết mọi báo cáo, nhưng họ sẽ cố gắng xác minh. Tuy vậy, bạn cũng không nên lạm dụng nó để triệt hạ các đối thủ cạnh tranh của mình.
Nếu bạn hoàn thành tốt các điểm trên, thậm chí bạn có thể xếp hạng top 1 Google nhanh chóng chỉ qua việc tận dụng thuật toán này.
4. Vài điều về Google Pigeon
Thuật toán Pigeon ban đầu được phát hành ở Mỹ, nhưng sau đó đã được tung ra ở Anh, Canada và Úc vào ngày 22 tháng 12 năm 2014.
Pigeon được các chuyên gia trong ngành mô tả là sự kiện thuật toán tìm kiếm địa điểm lớn nhất kể từ bản cập nhật Venice 2012 .
Nguồn tham khảo: https://moz.com/learn/seo/google-pigeon