Phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực toàn diện cho doanh nghiệp

Theo báo cáo đăng trên The International Journal of Business and Management Research vào năm 2019, 90% nhân viên đồng ý rằng các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã góp phần cải thiện hiệu suất làm việc của họ. Nhờ vậy, doanh nghiệp mới có thể thu về lợi nhuận […]

Đã cập nhật 13 tháng 4 năm 2022

Bởi TopOnMedia

Phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực toàn diện cho doanh nghiệp
  1. Theo báo cáo đăng trên The International Journal of Business and Management Research vào năm 2019, 90% nhân viên đồng ý rằng các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã góp phần cải thiện hiệu suất làm việc của họ. Nhờ vậy, doanh nghiệp mới có thể thu về lợi nhuận dài hạn và “đứng vững” trong thị trường đầy biến động. 

    Cuộc cách mạng 4.0 đã mang đến nhiều cơ hội cho các nước phát triển, đặc biệt là doanh nghiệp trong ngành sản xuất, cơ khí. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức nếu như lực lượng lao động của doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền kinh tế. 

    Song song với đó, đại dịch COVID-19 đã mang đến không ít khó khăn cho doanh nghiệp. Nếu không có sự đổi mới và đầu tư vào nguồn lực con người, doanh nghiệp khó có thể “bắt nhịp” với thị trường, đối mặt với nguy cơ “tụt hậu” so với nền kinh tế.

    Thấu hiểu mức độ cấp thiết của vấn đề này, ELSA Speak sẽ chia sẻ cho quý doanh nghiệp quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả, toàn diện. Từ đó, ban lãnh đạo có thể đưa ra các giải pháp sáng tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên. 

    Khái niệm đào tạo và phát triển nhân lực

    Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là hoạt động có tổ chức, được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Hoạt động này nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ nhân viên, khắc phục những thiếu sót để cải thiện năng suất làm việc. 

    Song song với đó, doanh nghiệp cũng tập trung phát triển kỹ năng mềm cho đội ngũ nhân sự, giúp họ hòa nhập với văn hóa tổ chức, kết nối với đồng nghiệp và cùng nhau làm việc theo định hướng tương lai của doanh nghiệp. 

    Đồng thời, với sự phát triển của cuộc cách mạng 4.0 và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp còn đẩy mạnh đào tạo Công Nghệ mới cho nhân viên. Việc ứng dụng quy trình tự động hóa sẽ giúp việc sản xuất hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí vận hành lẫn chi phí nhân sự. Đây cũng là một trong những mục tiêu tiên quyết của mọi doanh nghiệp.

    Đặc biệt, trong thời kỳ “bình thường mới”, các doanh nghiệp cũng đang tập trung phát triển nguồn nhân lực để sớm bắt nhịp với thị trường. Hoạt động này còn mang lại nhiều lợi ích về chiến lược dài hạn của doanh nghiệp lẫn đội ngũ nhân viên.

    Mục đích – Vai trò của việc đào tạo và phát triển nhân lực

    Mục đích cuối cùng của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là sử dụng tối ưu lực lượng lao động hiện có để nâng cao hiệu suất công việc. Từ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí, đạt lợi nhuận bền vững trong dài hạn. Cụ thể như sau: 

    Khái niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực | ELSA Speak

    Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp

    • Đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức trước những thay đổi của môi trường xung quanh. Đặc biệt, trong bối cảnh “bình thường mới”, doanh nghiệp cần đội ngũ nhân sự đủ mạnh để thực hiện các chiến lược “phục hồi”, bắt nhịp với sự phát triển của xu hướng tự động hóa. Đồng thời, hoạt động này còn giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế của mình trên thương trường.
    • Tạo tiền đề cho những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi mọi khía cạnh làm nên sự khác biệt cho doanh nghiệp như công nghệ, sản phẩm, dịch vụ,… đều phải có sự điều khiển của con người. Nhân sự giỏi sẽ là mũi nhọn tiên phong, là cái khiên vững chắc cho doanh nghiệp trước thị trường đầy biến động. 
    • Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp nâng cao hiệu quả làm việc, gia tăng suất lao động. Đồng thời, doanh nghiệp có thể duy trì và phát triển nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên.
    • Chương trình đào tạo chuyên sâu sẽ giúp doanh nghiệp cập nhật thông tin mới, công nghệ mới vào hoạt động sản xuất. Từ đó, tạo điều kiện cho việc áp dụng kỹ thuật vào công tác quản lý doanh nghiệp. Đồng thời, đội ngũ nhân viên sẽ được phát triển tư duy, cách nhìn mới nhằm tối ưu hóa hiệu suất làm việc.
    • Giảm bớt sự giám sát từ quản lý vì những nhân viên được đào tạo có khả năng tự giám sát công việc của mình.

    Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đối với nhân viên

    • Đáp ứng nhu cầu học tập, tinh thần học hỏi của nhân viên. Từ đó, đội ngũ nhân viên có cơ hội thăng tiến nghề nghiệp, nâng cao chất lượng đời sống. Đặc biệt, điều này còn tạo ra sự gắn bó mật thiết giữa doanh nghiệp và nhân viên, là sợi dây “vô hình” níu giữ nhân tài cho tổ chức.
    • Thông qua các chương trình đào tạo, đội ngũ nhân viên sẽ có cái nhìn mới, tư duy mới trong công việc. Đây cũng chính là cơ sở để nhân viên nâng cao khả năng sáng tạo, cống hiến cho sự phát triển của doanh nghiệp.
    • Nâng cao hiệu suất làm việc của nhân viên. Theo báo cáo từ TalentLMS, 91% công ty và 81% nhân viên nói rằng chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đã thúc đẩy năng suất làm việc của họ, 80% nhân viên được cải thiện sự tự tin trong công việc. 

    Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực toàn diện cho doanh nghiệp

    Xác định mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

    Bước đầu tiên để doanh nghiệp xây dựng chương trình đào tạo nhân sự một cách toàn diện là xác định mục tiêu. Hầu hết doanh nghiệp đều hướng đến mục tiêu là nhân viên được trau dồi kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm phục vụ cho công việc. 

    Tuy nhiên, để hoạt động đào tạo diễn ra hiệu quả, doanh nghiệp cần xác lập mục tiêu cụ thể, khả thi, có thể đo lường được, có liên quan và có thời hạn chắc chắn. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm ngân sách và thời gian, tránh những việc gây lãng phí.

    Dự đoán nhu cầu nhân sự

    Mục đích & vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực | ELSA Speak
    • Những yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp là kinh tế, văn hóa xã hội, pháp luật, dân số, lực lượng lao động, khách hàng…
    • Những yếu tố bên trong tác động đến nhu cầu nhân sự tại doanh nghiệp là sứ mệnh, tầm nhìn, viễn cảnh, chính sách, chiến lược, văn hóa công ty, cổ đông, công đoàn…

    Nhà quản lý phải phân tích tất cả những điều trên để đưa ra dự đoán về nhu cầu nhân sự trong công ty. Song song với đó, doanh nghiệp cần xác định các phương án, chính sách phù hợp để đáp lại những nhu cầu này.

    Ngoài ra, để xác định cơ cấu lao động phù hợp, nhà quản lý cần cân nhắc đến mức độ phức tạp của sản phẩm. Những mặt hàng khi tung ra thị trường sẽ có có yêu cầu về chất lượng, số lượng và trình độ lao động khác nhau. Vậy nên, không thể áp dụng một chính sách chung cho các doanh nghiệp đa ngành nghề.

    Phân tích và đánh giá thực trạng nguồn nhân lực

    Quá trình phân tích và đánh giá nguồn nhân lực sẽ giúp nhà quản lý xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức mà doanh nghiệp đang gặp phải. Đây là hoạt động rất quan trọng, bởi thông qua thực trạng này, doanh nghiệp mới có thể dự báo nhu cầu cũng như nguồn cung nhân sự trong tương lai.

    Thực hiện tăng/ giảm nguồn nhân lực (nếu có)

    Dựa trên những phân tích, đánh giá thực trạng về nguồn lao động hiện có, nhà quản lý sẽ đưa ra quyết định tăng/ giảm hoặc luân chuyển nhân sự để đáp ứng sự thay đổi trong chiến lược. 

    Ngoài ra, thực hiện luân chuyển còn giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí, đa năng hóa đội ngũ nhân sự. Tuy nhiên, với quyết định luân chuyển phòng ban, ban quản lý phải đảm bảo rằng nhân viên đó có đủ kiến thức, kỹ năng để đảm nhận vị trí mới thông qua các hoạt động đào tạo. Đặc biệt, để người lao động có thể sớm “bắt nhịp” với vị trí mới, nâng cao năng lực cá nhân, việc đào tạo tiếng Anh là vô cùng quan trọng.

    Bởi tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu, giúp nhân viên giao tiếp, trao đổi công việc với đồng nghiệp, đối tác cũng như khách hàng. Lúc này, họ có thể hòa nhập với môi trường mới, hoàn thành công việc năng suất hơn. Bên cạnh đó, nền tảng ngoại ngữ tốt còn tạo ra nhiều cơ hội thăng tiến cho người lao động trong tương lai. 

    Thấu hiểu được tầm quan trọng của ngoại ngữ, ELSA Speak đã thiết kế chương trình đào tạo tiếng Anh cho doanh nghiệp, nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian cho ban lãnh đạo lẫn nhân viên. 

    Đây là giải pháp tối ưu, giúp doanh nghiệp đào tạo tiếng Anh cho đội ngũ nhân viên một cách hiệu quả, bài bản. Khi tự tin giao tiếp tiếng Anh, người lao động sẽ mở ra cơ hội mới để phát triển nghề nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa.

    Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực | ELSA Speak

    Với ứng dụng này, đội ngũ nhân sự của bạn có thể học tiếng Anh mọi lúc, mọi nơi. Công nghệ nhận diện giọng nói độc quyền của ELSA Speak sẽ giúp bạn sửa lỗi sai phát âm đến từng âm tiết. Chỉ cần một thời gian ngắn, đội ngũ nhân viên đã có thể tiến bộ rõ rệt, luyện nói tiếng Anh chuẩn như người bản ngữ. Đồng thời, nhà quản lý sẽ theo dõi được tiến độ luyện tập của từng nhân viên cũng như đánh giá năng lực của ứng viên trong quá trình tuyển dụng nhân sự. 

    Thiết kế chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

    Bước tiếp theo chính là thiết kế chương trình đào tạo và phát triển lực lượng lao động. Cụ thể là hệ thống nội dung các bài giảng, các kỹ năng cần được đưa vào và thời gian triển khai chương trình. 

    Bản thiết kế sẽ được lên ý tưởng từ nhu cầu đào tạo và mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định trước đó. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên cân nhắc đến tình hình tài chính, nguồn nhân sự… để lựa chọn phương án phù hợp nhất.

    Thực hiện đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

    Sau khi lên kế hoạch, doanh nghiệp sẽ bắt đầu tiến hành thực hiện quy trình đào tạo và phát triển lực lượng lao động. Đặc biệt, nhà quản lý nên chia nhóm nhân viên để việc đào tạo diễn ra hiệu quả hơn. Bởi những nhóm nhân viên có trình độ, kỹ năng giống nhau thì khả năng tiếp thu sẽ có sự đồng đều. 

    Ngoài ra, khi được đào tạo với đồng nghiệp cùng trình độ, nhân viên sẽ gia tăng sự tương tác với người hướng dẫn cũng như mạnh dạn nêu ra quan điểm của mình hơn. Bên cạnh việc chia nhóm, nhà quản lý cũng nên theo sát tiến độ đào tạo của nhân viên để nắm bắt tình hình, rút kinh nghiệm cho những hoạt động sau này.

    Kiểm tra, đánh giá quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

    Bước cuối cùng nhưng rất quan trọng chính là kiểm tra và đánh giá. Việc này giúp doanh nghiệp nhận thấy được sự chênh lệch giữa bản kế hoạch đã vạch ra và thực tế triển khai. 

    Từ đó, nhà quản lý có thể phát hiện nguyên nhân dẫn đến sai lệch này, đưa ra giải pháp khắc phục cũng như rút ra bài học kinh nghiệm cho lần sau. Đồng thời, ban lãnh đạo cũng sẽ đo lường được kết quả mà các khóa đào tạo trong doanh nghiệp mang lại, thông qua phiếu trả lời, phản hồi của nhân viên hay hiệu suất làm việc của từng cá nhân…

    Kết luận

    Trên đây là quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả, phù hợp với mọi thay đổi của thị trường. Nhà quản lý có thể áp dụng thông tin hữu ích này để nâng cao chất lượng bộ máy nhân sự của mình, tiết kiệm thời gian lẫn chi phí đào tạo.

    Đặc biệt, để mở ra cơ hội phát triển và hội nhập quốc tế, hãy đăng ký trải nghiệm chương trình đào tạo tiếng Anh cho doanh nghiệp tại ELSA ngay hôm nay!

    Giải pháp đào tạo tiếng Anh toàn diện cho doanh nghiệp | ELSA Speak

    Nguồn:

Tags: