ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

Sau thời kỳ đóng băng vì đại dịch Covid-19, doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang “ráo riết” làm mới mình, đưa ra các chiến lược sáng tạo để tái hội nhập thành công. Để làm được điều này, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là vô […]

Đã cập nhật 18 tháng 5 năm 2022

Bởi TopOnMedia

<strong>ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI</strong>
  1. Sau thời kỳ đóng băng vì đại dịch Covid-19, doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang “ráo riết” làm mới mình, đưa ra các chiến lược sáng tạo để tái hội nhập thành công. Để làm được điều này, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là vô cùng cần thiết. Bởi nguồn lực con người chính là “xương sống” trong hệ thống vận hành của doanh nghiệp.

    Đào tạo nguồn nhân lực là gì? Tầm quan trọng của đào tạo nhân sự

    Đào tạo nguồn nhân lực là các hoạt động trong nội bộ nhằm nâng cao kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm cho đội ngũ nhân viên. Thông qua chương trình đào tạo tại doanh nghiệp này, đội ngũ nhân viên sẽ được nâng cao tay nghề, trang bị thêm nhiều kiến thức mới nhằm tối ưu hóa hiệu suất làm việc. Theo đó, lợi nhuận của doanh nghiệp cũng sẽ gia tăng bền vững.

    Như vậy, việc đào tạo nhân sự chính là yếu tố nòng cốt mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Đặc biệt, trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế này, doanh nghiệp càng phải đẩy mạnh công tác đào tạo cho nhân viên để nhanh chóng bắt kịp thị trường, gia tăng vị thế so với đối thủ cạnh tranh. 

    Các hình thức đào tạo nguồn nhân lực

    Hiện nay, có rất nhiều hình thức cũng như các khóa đào tạo cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, có 2 hình thức phổ biến, mang lại nhiều hiệu quả cao là:

    Các hình thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

    Đào tạo trong công việc

    Đào tạo trong công việc thường do các quản lý, lãnh đạo lâu năm trực tiếp đứng lớp, truyền đạt kinh nghiệm cho nhân viên. Nhờ vậy, người lao động có thể học hỏi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 

    Hình thức đào tạo trong công việc này được chia thành các phương thức sau:

    • Chỉ dẫn công việc: Với hình thức này, quản lý sẽ trực tiếp giải thích về yêu cầu, mục tiêu của từng vị trí công việc. Đồng thời, họ cũng sẽ hướng dẫn chi tiết cho người lao động về thao tác làm việc cũng như các kỹ năng cần thiết. Với hình thức này, ban quản lý có thể theo sát và đo lường được hiệu suất của nhân viên.
    • Học nghề: Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ bắt đầu đào tạo nhân viên từ nền tảng lý thuyết. Sau đó, người lao động sẽ được thực hành tại nơi làm việc theo thời gian quy định cho đến khi “nhuần nhuyễn”.
    • Thực hiện kèm cặp: Hình thức này thường xuyên được áp dụng cho các chương trình đào tạo cấp quản lý để thúc đẩy các kỹ năng quan trọng trong quá trình thăng tiến. Theo đó, nhân viên sẽ được kèm cặp bởi 1 người lãnh đạo cấp cao hơn hoặc một cố vấn chuyên môn có kinh nghiệm.
    • Luân chuyển vị trí: Với hình thức này, người lao động sẽ được luân chuyển qua nhiều vị trí khác nhau để học hỏi thêm nhiều kiến thức tại các bộ phận trong cùng một tổ chức. Điều này sẽ giúp họ có cơ hội đảm nhiệm thêm nhiều vị trí công việc trong tương lai, đa dạng hóa kỹ năng của bản thân.

    Đào tạo ngoài công việc

    Đào tạo ngoài công việc là hình thức đào tạo “tách rời” hoàn toàn so với công việc thực tế. Bao gồm những phương thức sau:

    • Tổ chức tọa đàm, thảo luận: Doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi thảo luận trực tiếp tại công ty hoặc kết hợp với những đơn vị bên ngoài, thông quá đó truyền đạt thêm nhiều kiến thức cho nhân viên. 
    • Cử người tham gia các lớp đào tạo chính quy: Nếu không có đủ nguồn lực để thực hiện các khóa đào tạo tại doanh nghiệp, ban quản lý có thể cử nhân sự tham dự các khóa đào tạo chính quy do Bộ, Ngành, hoặc các trung tâm chất lượng tổ chức.

    Nội dung chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

    Đào tạo kỹ năng cứng

    Để nâng cao hiệu suất làm việc, đội ngũ nhân viên cần được đào tạo bài bản về các kỹ năng chuyên môn, cách vận hàng máy móc hay quy trình sản xuất. Vì vậy, doanh nghiệp cần thường xuyên hướng dẫn, cập nhật những kiến thức mới cho nhân viên, đặc biệt là nhân viên mới.

    Mỗi vị trí công việc sẽ có những kỹ năng cứng khác nhau, ban lãnh đạo cần thiết kế nội dung đào tạo bám sát với đặc thù của từng vị trí, phòng ban. Ví dụ như đào tạo nhân viên bán hàng nên tập trung vào các nội dung về đào tạo kỹ năng bán hàng, không nên tiêu tốn thời gian để training về nghiệp vụ kế toán.

    Nội dung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

    Đào tạo kỹ năng mềm

    Một trong những nội dung đào tạo về kỹ năng mềm mà ban lãnh đạo cần chú ý là: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý công việc và thời gian, kỹ năng tư duy sáng tạo và ra quyết định,…

    Ngoài ra, trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, ban lãnh đạo cần tập trung vào các chương trình đào tạo tiếng Anh cho doanh nghiệp. Bởi tiếng Anh chính là ngôn ngữ toàn cầu, phương tiện giao tiếp giữa doanh nghiệp và khách hàng, đối tác ở mọi nơi trên thế giới. 

    Tuy nhiên, việc dạy tiếng Anh cho doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng, có thể thực hiện trong ngày một ngày hai. Nếu không có đủ nguồn lực trong nội bộ, ban lãnh đạo có thể cân nhắc việc thuê trung tâm, giảng viên bên ngoài. Tuy nhiên, hình thức này khá tiêu tốn thời gian cũng như chi phí đào tạo.

    Kết luận

    Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ cấp thiết, cần được thực hiện ngay từ bây giờ. Thông qua bài viết này, hy vọng quý doanh nghiệp sẽ có cái nhìn tổng quan hơn để thực hiện các chương trình đào tạo nội bộ chất lượng, mang đến hiệu quả cao.

Tags: