Cô nàng da nhạy cảm và 10 "điều răn" khi đi du lịch

Mấy ai có thể hiểu được nỗi lo lắng của những người có làn da nhạy cảm khi đi du lịch hoặc công tác ở một nơi xa lạ. Và không phải cô nàng da nhạy cảm nào cũng tích lũy được đầy đủ kinh nghiệm để chuẩn bị cho chuyến du lịch hoặc công […]

Đã cập nhật 23 tháng 7 năm 2018

Bởi TopOnMedia

Cô nàng da nhạy cảm và 10 "điều răn" khi đi du lịch


Mấy ai có thể hiểu được nỗi lo lắng của những người có làn da nhạy cảm khi đi du lịch hoặc công tác ở một nơi xa lạ. Và không phải cô nàng da nhạy cảm nào cũng tích lũy được đầy đủ kinh nghiệm để chuẩn bị cho chuyến du lịch hoặc công tác xa nhà. Chỉ khi đối mặt với tình huống dị ứng da ở một resort hoang vắng hoặc một thành phố nhỏ xa lạ. Cô nàng có làn da nhạy cảm mới đặt cho mình hàng đống câu hỏi trong sự hối hận. Tại sao không dùng thuốc kháng histamin trước khi khởi hành? Tại sao cố sức gói ghém tất cả trong một túi hành lý xách tay và chấp nhận bỏ lại những sản phẩm chăm sóc da thường dùng? Da trở nên ngứa rát và mẩn đỏ – vì sao, vì căng thẳng, bụi bẩn hay vì lý do gì?

Vì vậy, hãy ghi nhớ những tiêu chí thoải mái và an toàn, những điều nên làm hoặc cần tránh dưới đây như những “điều răn” quan trọng để bảo đảm kỳ nghỉ của bạn không trở thành một cơn ác mộng.

1. Xác định kỹ thứ đem theo hoặc bỏ lại

Sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm, dược mỹ phẩm trang điểm dịu nhẹ và thân thiện với làn da nhạy cảm, cũng như các loại kem chăm sóc da quen dùng đã được kê đơn từ bác sĩ,…tất cả đều là những món đồ mà bạn nên chuẩn bị đầy đủ khi đi du lịch, kể cả phải mua thêm hành lý. Bất kỳ vật gì bỏ lại do vali chật chội, hãy chắc rằng đó không phải là thứ cần thiết cho làn da nhạy cảm, thậm chí là loại khăn giấy không mùi mà bạn luôn sử dụng hằng ngày.

2. Không vượt mức chất lỏng được cho phép

Hãy nhớ rằng an ninh sân bay phải kiểm tra rất chặt chẽ. Nếu bạn đã một vài lần vượt mức trót lọt, cũng không có nghĩa là rủi ro không xảy ra. Hãy đảm bảo lượng chất lỏng mang theo hành lý xách tay không quá 1000ml và phải chia thành các chai, lọ, túi đựng kín,…có dung tích không quá 100ml.

Sẽ thật đáng buồn nếu phải vứt bỏ số mỹ phẩm đắt tiền. Nhưng quan trọng hơn cả là chúng phù hợp với làn da nhạy cảm của bạn. Thậm chí rất cần thiết và không thể tìm ra thương hiệu đó hay một sự thay thế có thể chấp nhận được, ở nơi mà bạn sẽ du lịch đến.

Mẹo cho bạn: nếu lượng mỹ phẩm chất lỏng cần mang theo có hơi vượt quá mức quy định một chút, hãy thử gửi chúng cho bạn bè hoặc đồng nghiệp đi cùng, hơn là đánh liều giấu kỹ trong hành lý và hầu mong các nhân viên an ninh sẽ làm ngơ. 

3. Chăm sóc da trên chuyến bay

Trong suốt một chuyến bay dài với môi trường điều hòa (và thường giữ mức nhiệt độ khá thấp) trong cabin máy bay, da sẽ trở nên rất khô . Tình trạng thiếu ẩm làm da căng ngứa, nhạy cảm hơn và khiến các chứng bệnh da liễu mạn tính dễ bộc phát hơn so với bình thường. Do vậy, bạn nên chú ý dưỡng ẩm và xịt khoáng cho da khi phải trải qua một chuyến bay dài.

4. Tránh xa đồ dùng vệ sinh cá nhân miễn phí của khách sạn

Trừ khi bạn đang tận hưởng ở một khách sạn cực kỳ cao cấp và chắc chắn các sản phẩm vệ sinh cá nhân như dầu gội, gel tắm, xà phòng,…đều đến từ thương hiệu đáng tin cậy đối với làn da nhạy cảm của bạn. Mặc dù nhiều khách sạn chuẩn bị sẵn những lọ dung dịch tắm gội trông xinh xắn và sang trọng, đừng để bị chúng thu hút và dùng thử, khi bạn không hề biết chúng đến từ đâu và có gây kích ứng cho làn da của bạn hay không.

5. Luôn có sẵn các biện pháp đối phó khi gặp phản ứng

Những người dễ bị phát ban thường cẩn thận dùng thuốc kháng histamin hàng ngày từ khoảng hai tuần trước khi đợt nắng nóng kéo đến. Bởi vì, nếu da nổi mẩn đỏ và ngứa ran. Bạn biết đấy, cực kỳ khó chịu và khổ sở. Sẽ rất tệ nếu đi du lịch mà không dùng trước hoặc mang theo thuốc kháng histamin, vì đó là biện pháp phòng vệ tức thời nếu có dấu hiệu dị ứng hoặc phát ban.

Như đã biết, loại thuốc này không thường có sẵn ở sân bay hay các cửa hàng địa phương nhỏ lẻ, cũng đừng nghĩ rằng khi đến nơi bạn luôn có thể mua chúng. Và tất nhiên, với kinh nghiệm chăm sóc da nhạy cảm của mình, loại thuốc kháng histamin mà bạn sử dụng cần phải thông qua sự chỉ định và hướng dẫn rõ ràng bởi bác sĩ da liễu.

6. Đừng dễ dàng uống các loại cocktail

Thế giới cocktail rất đa dạng. Bạn cần biết loại cocktail mà bạn sẽ uống có hàm lượng rượu vừa đủ và phù hợp với mình hay không. Kể cả khi tửu lượng của bạn rất cao. “Điều răn” này chính xác chỉ dành cho làn da nhạy cảm của bạn.

Rượu gây ảnh hưởng tiêu cực cho da, khiến mạch máu bị giãn nở, gọi là tình trạng giãn mạch. Rượu sẽ làm trầm trọng chứng mẩn ngứa cũng như suy giảm khả năng phòng vệ, dễ bị kích ứng hơn. Tác hại của rượu khiến các bệnh da liễu mạn tính như chàm (eczema) hay đỏ da (rosacea) chuyển biến xấu đi do tăng lưu lượng máu và phản ứng ửng đỏ. Rượu cũng tác động đến các tế bào trong cơ thể gây ra stress oxy hóa và gia tăng tình trạng viêm sưng, khiến các chứng bệnh như chàm hay vảy nến (psoriasis) trở nên tồi tệ hơn. 

7. Chọn kem chống nắng dùng được cho mặt lẫn cơ thể

Ngoài việc chọn lựa một loại kem chống nắng dành cho da nhạy cảm tốt nhất đối với bạn – mà điều này đòi hỏi một quá trình tìm hiểu và trải nghiệm cầu kỳ nhằm đáp ứng tất cả các yêu cầu khắt khe của làn da. Hãy nghĩ thêm đến việc lựa chọn dòng sản phẩm có công thức thân thiện cho cả mặt và cơ thể. Việc tích hợp này thực sự cho phép bạn có thêm một ít không gian trong hành lý.

8. Rửa tay sau khi bôi kem chống nắng cho người khác

Sau khi giúp cô bạn thân bôi kem chống nắng, hãy rửa tay sạch sẽ rồi mới bôi cho bản thân mình. Trừ khi đó là cùng một loại kem chống nắng – loại dành cho da nhạy cảm của bạn. Đừng cho rằng điều này là dư thừa. Hãy nghĩ đến trường hợp một số thành phần của kem chống nắng đó có phản ứng với các thành phần chứa trong tuýp kem chống nắng an toàn của bạn, sau đó kích hoạt nguy cơ dị ứng, kích ứng da.

9. Không xuống hồ bơi khi chưa bôi kem chống nắng

Ở đây chúng ta không nói riêng hồ bơi ngoài trời, trong nhà hay có mái che. Kem chống nắng ngoài việc chống lại các tia UV, nó còn tạo ra một lớp bảo vệ cho làn da nhạy cảm trước sự tác động của chất chlorine trong hồ bơi. Chlorine là một chất kích thích mạnh và dù rằng đã bị pha loãng khá nhiều trong hồ bơi, chúng vẫn có thể làm khô da, gây ảnh hưởng xấu đến lớp vỏ axit tự nhiên của da. Đó là lý do mà những người bị bệnh chàm da, vảy nến rất e ngại khi đi được mời đi chơi ở công viên nước.

10. Tận hưởng spa

Khi du lịch trong nước, việc tìm kiếm một cơ sở spa địa phương, chất lượng tốt gần như không quá khó khăn. Tuy nhiên, nếu du lịch hoặc công tác nước ngoài, đặc biệt không phải các quốc gia nói tiếng Anh, rào cản ngôn ngữ có thể khiến bạn cảm thấy e dè.

Việc giải thích các vấn đề về da nhạy cảm bằng một ngôn ngữ khác, có thể gây khó khăn và hiểu nhầm cho chính bạn, cũng như các chuyên gia trị liệu. Vì vậy, trong một số trường hợp, tùy thuộc tình trạng của bạn cũng như quốc gia, địa phương, loại hình spa,…bạn có thể cân nhắc đến việc cho phép làn da được thư giãn và chăm sóc một cách dịu dàng.

Cuối cùng

Đừng hoảng hốt thái quá khi có bất kỳ dấu hiệu kích ứng da nào. Căng thẳng sẽ khiến tình trạng da tồi tệ hơn. Bạn chắc chắn không muốn nhớ lại kỳ nghỉ của mình với những “kỷ niệm” như: bật khóc tức tưởi trong nhà hàng do phát ban, tức giận cãi nhau với bạn đồng hành vì ngứa ngáy, hay vật vã cầu nguyện hàng giờ trong phòng tắm khách sạn để các nốt đỏ tự biến mất.

Hãy bình tĩnh và thông thái để tìm cách xử lý vấn đề, nhanh chóng tìm đến hiệu thuốc gần nhất, hoặc nhờ vả những người xung quanh giúp đỡ khi cần thiết nhằm ngăn chặn một diễn biến xấu hơn. Chuyện sẽ không bao giờ tệ như chúng ta nghĩ, thường như vậy. Nhưng nếu nó thực sự rất tệ, rối loạn cũng không giải quyết được. Vậy, bạn càng phải trấn tĩnh hơn.