Da Mặt Bị Ngứa Là Do Đâu? Cách Trị Da Bị Ngứa, Mẩn Đỏ, Mụn Dị Ứng

Da mặt bị ngứa là tình trạng dị ứng thường gặp, có thể xảy ra với mọi đối tượng, trong đó chủ yếu là nữ giới. Bệnh lý xuất phát từ nhiều nguyên nhân đa dạng khác nhau, yếu tố cơ địa, thời tiết, thay đổi nội tiết tố,… đều có thế khiến da ngứa […]

Đã cập nhật 5 tháng 4 năm 2022

Bởi TopOnMedia

Da Mặt Bị Ngứa Là Do Đâu? Cách Trị Da Bị Ngứa, Mẩn Đỏ, Mụn Dị Ứng

Da mặt bị ngứa là tình trạng dị ứng thường gặp, có thể xảy ra với mọi đối tượng, trong đó chủ yếu là nữ giới. Bệnh lý xuất phát từ nhiều nguyên nhân đa dạng khác nhau, yếu tố cơ địa, thời tiết, thay đổi nội tiết tố,… đều có thế khiến da ngứa và mẩn đỏ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra cảm giác khó chịu cho bạn, đặc biệt là trong mùa hè nắng nóng. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu da mặt bị ngứa, bạn nên tìm hiểu kỹ để có hướng điều trị kịp thời, tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

Xem thêm: Nguyên Nhân Da Nhiễm Corticoid? Dấu Hiệu, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Da mặt bị ngứa do nguyên nhân gì?

Da mặt bị ngứa không chỉ xuất hiện do một nhóm nguyên nhân duy nhất, mà có thể gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, một số tác nhân điển hình phải kể đến bao gồm:

1. Dị ứng thời tiết

Sự thay đổi thất thường của thời tiết là nguyên nhân hàng đầu khiến làn da xuất hiện tình trạng kích ứng, ngứa ngáy và mẩn đỏ. Trong điều kiện này, tuyến mồ hôi sẽ hoạt động vô cùng mạnh mẽ, tạo điều kiện để bụi bẩn bám vào da, từ đó gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Da mặt cũng bắt đầu có dấu hiệu nổi mẩn kèm cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Đây là vấn đề thường gặp đối với bất kỳ ai, đặc biệt là những bạn có nền da yếu. Nếu không may gặp trường hợp này, bạn có thể áp dụng các bài thuốc chữa trị an toàn từ thảo dược lành tính hoặc thực hiện theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để có kết quả tốt nhất. 

2. Dị ứng tiếp xúc

Da mặt bị ngứa cũng có thể do dị ứng tiếp xúc. Một số tác nhân phổ biến phải kể đến gồm:

  • Phấn hoa
  • Lông thú
  • Mạt bụi
  • Nấm mốc

3. Dị ứng thực phẩm

Ngoài ra, dị ứng thực phẩm cũng có thể khiến da bị mẩn đỏ, ngứa ngáy. Đây là phản ứng quá mức của hệ miễn dịch cơ thể với một số chất dung nạp không phù hợp:

  • Đậu phộng
  • Trứng, sữa
  • Các loại cá
  • Hải sản
  • Các loại quả hạch
Da mặt bị ngứa do tiếp xúc với các yếu tố dị ứng
Da mặt bị ngứa do tiếp xúc với các yếu tố dị ứng (Nguồn: Internet)

4. Dị ứng mỹ phẩm

Da mặt là khu vực phải thường xuyên tiếp xúc với mỹ phẩm và trang điểm nếu bạn hay makeup đi làm. Trong đó, thói quen makeup thường xuyên sẽ rất dễ khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn, dẫn đến nổi mẩn và ngứa ngáy cho làn da. Ngoài ra, việc dùng các loại mỹ phẩm có chứa thành phần gây kích ứng, các chất độc hại cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng đáng lo ngại này. Đặc biệt nguy hiểm hơn là các dòng kem trộn, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc với nồng độ Corticoid vượt mức cho phép có thể gây ra nhiều nguy cơ cho làn da bạn. Ở mức độ nhẹ, làn da có thể chỉ nổi ngứa nhưng đối với tình trạng nặng hơn, làn da bạn sẽ đối mặt với nguy cơ bị bào mòn, nổi mụn, thậm chí là nổi rõ gân máu trên bề mặt da.

Xem thêm: Top Các Thành Phần Mỹ Phẩm “Kỵ” Nhau Mà Bạn Cần Cẩn Trọng

5. Yếu tố cơ địa

Những người có cơ địa nhạy cảm rất dễ bị dị ứng, dẫn đến tình trạng da mặt bị ngứa. Hầu hết, hệ thống miễn dịch của những bạn có làn da nhạy cảm thường không đủ mạnh để chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Vì vậy, để hạn chế tối đa tình trạng này, bạn nên cẩn trọng hơn đối với quá trình ăn uống, chăm sóc da cũng như các lưu ý bảo vệ da tuyệt đối.

Da mặt bị ngứa do cơ địa nhạy cảm
Da mặt bị ngứa do cơ địa nhạy cảm (Nguồn: Internet)

6. Dị ứng thực phẩm

Thống kế từ các phòng khám da liễu cho thấy 25% tổng số ca dị ứng khiến da mặt đều bắt nguồn từ thực phẩm. Trong đó, chủ yếu là các loại thức ăn có chứa chất độc gây hại cho hệ thống miễn dịch cơ thể, dẫn đến sinh ra các phản ứng bộc phát như ngứa ngáy, phù mạch ngoài da,…

Một số loại thực phẩm nằm trong nhóm nguy cơ cao nhất thường là hải sản, dầu mỡ, măng, nấm,… Ngoài ra, đậu phộng, sữa,… cũng thường gây dị ứng, điển hình là tình trạng  da mặt bị ngứa đỏ, đi kèm hiện tượng buồn nôn, chóng mặt.

7. Dị ứng thuốc

Nếu cơ thể quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào bên trong thuốc, các phản ứng dị ứng sẽ xảy ra, điển hình là dấu hiệu ngứa ngáy, mẩn đỏ tại vùng mặt.

Xem thêm: 

8. Nội tiết tố thay đổi

Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng ngứa da mặt, khô, sần sùi và nổi mụn. Vấn đề này thường gặp nhất là ở các đối tượng sau sinh, phụ nữ mang thai do nồng độ nội tiết tố thay đổi đột ngột.

Ngứa kèm nổi mẩn da mặt và vùng cổ do thay đổi nội tiết tố
Ngứa kèm nổi mẩn da mặt và vùng cổ do thay đổi nội tiết tố (Nguồn: Internet)

9. Do thiếu nước

Cơ thể con người chiếm 70% là nước. Vì vậy, khi bạn không bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày, hoạt động của tuyến nhờn sẽ bị ảnh hưởng. Từ đó dẫn đến tình trạng da không duy trì được độ ẩm cần thiết, gây khô và tổn thương biểu bì cho da. Đi kèm với đó là hiện tượng sần sùi, bong tróc, nứt nẻ,… vô cùng khó chịu.

10. Da mặt nhạy cảm

Da mặt thường là khu vực nhạy cảm và dễ xuất hiện tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn do nhiều tác động khác nhau. Cụ thể, việc tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, mỹ phẩm, lông thú, bụi bẩn,… sẽ khiến da mặt bị dị ứng nghiêm trọng.

Ngứa và nổi mẩn do da mặt nhạy cảm
Ngứa và nổi mẩn do da mặt nhạy cảm (Nguồn: Internet)

11. Da mặt bị ngứa do vệ sinh da không đúng cách

Da mặt bị ngứa cũng có thể do quá trình vệ sinh và chăm sóc da không đúng cách. Đây là khu vực phải thường xuyên tiếp xúc với mỹ phẩm, khói bụi, nắng nóng. Vì vậy, nếu bạn không tẩy trang đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, chất độc tích tụ nghiêm trọng và bám sâu vào lỗ chân lông. Về lâu dài, da mặt sẽ nổi mụn, sần sùi và ngứa ngáy khó chịu.

Xem thêm: Top Các Dòng Nước Tẩy Trang Tốt Nhất Hiện Nay 2022

12. Do lão hóa

Khi bước vào giai đoạn trung niên, làn da bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa do quá trình tổng hợp Lipid bị ức chế. Điều này dẫn đến việc xuất hiện nhiều nếp nhăn, da mỏng hơn và không còn khoẻ mạnh như trước. Từ đó, tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ da,… cũng dễ dàng hình thành. 

Loã hóa cũng là yếu tố khiến da mặt bị ngứa và bong tróc (Nguồn: Internet)

Cách chữa da mặt bị ngứa hiệu quả

Tình trạng da mặt bị ngứa vẫn có thể chữa dứt điểm nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo để cải thiện bệnh lý da liễu khó chịu này:

Một số thuốc có thể được bác sĩ dùng để điều trị ngứa da mặt

Đối với tình trạng ngứa ngáy, đỏ rát và châm chích da mặt, bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc kháng Histamin nhằm cải thiện các triệu chứng dị ứng. Cụ thể bao gồm:

  • Loratadin
  • Promethazine HCL
  • Acrivastine 8 mg
  • Thuốc kháng dị ứng Clarytine
  • Thuốc chlorpheniramine maleate

Ngoài ra, nếu làn da còn xuất hiện kèm các dấu hiệu khác, đặc biệt là phát sinh phản ứng viêm, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số loại thuốc điều trị như:

  • Thuốc chống viêm không Steroid.
  • Kháng sinh chống bội nhiễm.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt.

Trường hợp da mặt bị ngứa đỏ do các bệnh lý nội tạng thì bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc đặc trị. Triệu chứng sẽ biến mất hoàn toàn và không tái lại khi bệnh lý được điều trị triệt để.

Điều trị ngứa da mặt theo thuốc kê đơn của bác sĩ
Điều trị ngứa da mặt theo thuốc kê đơn của bác sĩ (Nguồn: Internet)

Cách chữa da mặt bị ngứa tại nhà

Khi da mặt chỉ bị ngứa, đỏ nhẹ và không đi kèm bất cứ triệu chứng nghiêm trọng nào khác, bạn hoàn toàn có thể áp dụng một số cách tự điều trị tại nhà như sau:

  • Làm mát vùng da bị ngứa bằng cách áp gạc lạnh, khăn lạnh lên bề mặt để làm dịu tình trạng khó chịu.
  • Loại bỏ các tác nhân gây ngứa bằng cách tắm nước ấm, lau mặt bằng khăn ướt.
  • Thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng bằng cách tập thể dục, nghe nhạc, nghỉ ngơi, làm điều mình thích để tránh khiến cho tình trạng nặng hơn.
  • Dùng thuốc chống dị ứng, thuốc làm dịu da, kem bôi,… an toàn theo chỉ định của bác sĩ.
  • Sử dụng một số nguyên liệu thiên nhiên lành tính để cấp ẩm và giảm sưng ngứa nhanh chóng: baking soda, yến mạch, dưa leo, lòng trắng trứng, sữa tươi,… 
Làm mát vùng da để giảm tình trạng ngứa ngáy
Làm mát vùng da để giảm tình trạng ngứa ngáy (Nguồn: Internet)

Hướng dẫn cách ngăn ngừa ngứa da mặt

Tình trạng da mặt bị ngứa có thể xảy ra với mọi đối tượng, dẫn đến cảm giác ngứa ngáy cực kỳ khó chịu. Vì vậy, để ngăn chặn bệnh lý này, bạn nên thực hiện một số biện pháp quan trọng như sau:

  • Bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày cho cơ thể.
  • Rửa mặt bằng sản phẩm dịu nhẹ, không chứa các chất hóa học gây hại, gây kích ứng.
  • Sử dụng dưỡng ẩm đều đặn để ngừa khô da, tránh thoa kem dưỡng quá dày vì dễ gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Sử dụng các loại kem dưỡng phù hợp cho da nhạy cảm.
  • Không cố gắng gãi vào vùng da đang ngứa.
  • Hạn chế tối đa ăn các thực phẩm từng gây dị ứng.
  • Tránh tuyệt đối việc sử dụng mỹ phẩm cũ đã từ 6 – 12 tháng.
  • Giữ ẩm da thật kỹ trong mùa lạnh.
  • Nên tắm bằng nước ấm hoặc nước mát để bảo vệ độ ẩm trong da, tránh sử dụng nước quá nóng.
  • Tránh các chất, thành phần gây kích ứng như xà phòng, kim loại trong đồ trang sức, chất tẩy rửa mạnh,…
Cấp ẩm đầy đủ để hạn chế khô da và kích ứng
Cấp ẩm đầy đủ để hạn chế khô da và kích ứng (Nguồn: Internet)

Trên đây là tất cả các thông tin chi tiết liên quan đến vấn đề da mặt bị ngứa. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh lý của mình và tìm ra giải pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra, để cập nhật thêm nhiều mẹo chăm sóc da, điều trị mụn hiệu quả, mời bạn theo dõi trực tiếp tại blog Leflair hoặc truy cập Leflair.com để mua sắm mỹ phẩm chính hãng, giá tốt.

Nguồn: https://blog.leflair.com/da-mat-bi-ngua/

>>> Xem thêm: Chăm sóc da mụn, Cách chăm sóc da mụn, Chăm sóc da dầu mụn, Cách trị mụn 

Tags: