Chiến Tranh Tiền Tệ? – Bình Mới Rượu Cũ

Trong một thế giới ngày càng kết nối, mọi biến chuyển của một kinh tế – đặc biệt là các nền kinh tế đầu tàu như Mỹ, Trung Quốc, EU, tất yếu sẽ gây ảnh hưởng dây chuyền. Mấy ngày qua thị trường chứng khoán Việt Nam đã dao động dữ dội do sự “phá […]

Đã cập nhật 8 tháng 8 năm 2019

Bởi TopOnMedia

Chiến Tranh Tiền Tệ? – Bình Mới Rượu Cũ


Trong một thế giới ngày càng kết nối, mọi biến chuyển của một kinh tế – đặc biệt là các nền kinh tế đầu tàu như Mỹ, Trung Quốc, EU, tất yếu sẽ gây ảnh hưởng dây chuyền. Mấy ngày qua thị trường chứng khoán Việt Nam đã dao động dữ dội do sự “phá giá” của đồng nhân dân tệ và đề tài “chiến tranh tiền tệ” trở thành từ khóa nóng của giới phân tích tài chính.
Vậy chiến tranh tiền tệ là gì và phải chăng chúng ta có thể chứng kiến một cuộc chiến tiền tệ sắp lan rộng trên thế giới?
Thuật ngữ “chiến tranh tiền tệ” là tình trạng nhiều quốc gia đồng loạt phá giá đồng nội tệ với hi vọng tăng sức hấp dẫn cho các hàng hóa nội địa dẫn đến tăng sản lượng xuất khẩu. Ở đây tôi nhấn mạnh yếu tố “đồng loạt” trong thay đổi chính sách tiền tệ, vì chuyện một đồng tiền mất giá khi giao dịch trên một thị trường tự do là rất bình thường.

ban-do

Chiến tranh tiền tệ trên diện rộng?
“Sẽ có một cuộc chiến tranh tiền tệ?” là câu hỏi xu hướng trên Twitter chỉ một ngày sau khi Trung Quốc hạ giá đồng nhân dân tệ (NDT) -2%. Nói một cách công bằng, cuộc chiến tranh tiền tệ đã manh nha vào năm 2010 khi các nước như Nhật Bản và EU thông qua chính sách nới lỏng tiền tệ. Như tôi trình bày trong bài trước, chính phủ các quốc gia này làm mất giá đồng tiền của mình với kỳ vọng đẩy mạnh xuất khẩu. Trớ trêu thay, năm 2010 cũng là năm mà hoa Kỳ công bố kế hoạch tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu vào năm 2015. Tuy nhiên, việc Trung Quốc tham gia trào lưu phá giá tiền tệ lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Đầu tiên, hãy cùng tôi điểm lại lịch sử những cuộc chiến tranh tiền tệ!
Cuộc chiến tranh tiền tệ đầu tiên bắt đầu vào năm 1921 khi Đức hạ giá đồng Mark để đẩy mạnh xuất khẩu. Trên thực tế, sự mất giá này là một nỗ lực ngầm của người Đức để hạn chế các điều kiện khắc nghiệt của Hiệp ước Versailles. Khi các quốc gia khác tham gia cuộc chơi này, đồng Mark Đức mất giá trị tới mức người dân đã phải vận chuyển tiền bằng xe tải và dùng cả một túi xách đầy tiền chỉ để mua hàng hóa chi tiêu thường ngày. Chính sự siêu lạm phát này đã dẫn đến sự trỗi dậy của Hitler, chủ nghĩa Phát Xít và Thế chiến II.

tien-te

Tiền chất cao như núi ở một ngân hàng Đức năm 1920

tien-xep-nhu-nui

Các trẻ em tại Đức chơi với xấp tiền như trò xếp hình LEGO

Cuộc chiến phá giá lần thứ 2 bắt đầu với đồng bảng Anh vào năm 1967, để nâng cao khả năng cạnh tranh của nó với đồng đô Mỹ. Hệ quả của cuộc chiến tranh tiền tệ này là Tổng Thống Mỹ Richard Nixon từ bỏ chế độ bản vị vàng.
Như vậy vòng đấu thứ ba giờ đây mà chúng ta đang lo ngại tuy được khơi mào bởi chính sách thả lỏng đồng tiền nhưng giờ đây, cùng sự gia nhập của Trung Quốc, cuộc chiến này có thể bị đẩy lên tầm cao mới.
Liệu chúng ta (nước Mỹ) có thể chiến thắng trong cuộc chiến tiền tệ này?
Tại sao Trung Quốc lại đóng vai trò quan trọng như vậy?
Xét về tiềm lực kinh tế, Trung Quốc không hề kém cạnh nước Anh vào giữa thập niên 60. Trung Quốc đã là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với GDP hơn $10 nghìn tỷ đô Mỹ. Quốc gia này đồng thời là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới và là nhà nhập khẩu lớn nhất của thị trường hàng hóa. Chỉ riêng tại Mỹ, thâm hụt thương mại với Trung Quốc đã lên đến $202 tỷ đô.

bang

Thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc năm 2015

Hầu hết các quốc gia chuyên xuất khẩu hàng hóa như Brazil, Nam Phi, Úc, Indonesia và Malaysia cũng phụ thuộc nhiều vào nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc. Đồng tiền của các quốc gia này đã suy yếu đáng kể từ khi giá cả thị trường hàng hóa giảm mạnh. Việc đồng NDT mất giá sẽ chỉ gây áp lực bán lớn hơn với các đồng tiền nói trên.

gia-ca-hang-hoa

Giá cả các loại hàng hóa cơ bản lao dốc (Số liệu cập nhật đến tháng 2/2015)

Bên cạnh đó, EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc (lớn hơn nhiều so với Mỹ) và đồng Euro mạnh sẽ là điều kiện hoàn hảo cho Trung Quốc. Ngược lại, Trung Quốc nói một cách nào đó có thể thờ ơ với việc đồng đô Mỹ mạnh lên do nguồn dự trữ ngoại tệ lên đến $ 3.5 nghìn tỷ đô Mỹ của quốc gia này.

Untitled

Từ cuối năm 2014, với dự báo FED sẽ tăng lãi suất cơ bản trong năm 2015, USD đã tăng giá so với hầu hết các loại tiền khác khắp thế giới.

Với tiến triển hiện tại, tôi cho rằng tình huống xấu nhất là sự tiếp tục phá giá của đồng NDT sẽ buộc các quốc gia xuất khẩu hàng hóa phải “trả đũa”. Chúng ta có thể thấy Nam Phi, Indonesia, Malaysia, Kazakhstan, Australia và Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu có động thái phản ứng tiêu cực. Sự kết hợp giữa mức tăng trưởng chậm và giá cả hàng hóa suy yếu chỉ mới là những đám mây đầu tiên đánh dấu sự bắt đầu của một cuộc chiến tranh tiền tệ toàn cầu. Trong bối cảnh đó, quyết định có tăng lãi suất hay không của Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ vào tháng 9 sắp tới sẽ là ngòi nổ cuối cùng.
Nguyễn Khắc Việt Bách

Tags: