Sân thượng là khoảng không gian được nhiều người lựa chọn để trồng cây vì đó là nơi đón nắng và gió nhiều nhất. Cây trồng sân thượng thường vừa giúp lọc không khí, vừa tạo sự mát mẻ, xanh tươi cho ngôi nhà của bạn. Dưới đây là Top 24 cây trồng sân thượng dễ trồng, dễ chăm sóc và chịu nắng tốt
Nguồn bài viết tham khảo từ JYSK.vn
Cây trồng sân thượng
Top 24 loại cây trồng sân thượng chịu nắng, dễ trồng, dễ chăm sóc
Những loại cây thân gỗ trồng trên sân thượng
Các loại cây thân gỗ được trồng trên sân thượng thường mang dáng thấp, cành nhỏ. Hoặc có những cây sẽ tùy thuộc vào cách chăm sóc của người trồng mà chúng có nhiều kích thước khác nhau. Thông thường, một số loại cây thân gỗ trồng ở không gian này là: cây bưởi, cây sơ ri, cây sứ đại, cây trúc cần câu,…
Cây bưởi – Cây ăn trái trồng sân thượng
Cây bưởi vốn được biết đến là một loại cây ăn quả có thân cây lớn, thường được trồng ở các mảnh sân vườn riêng. Tuy nhiên, dưới sự phát triển của khoa học Công Nghệ và kỹ thuật nông nghiệp, đặc biệt ở lĩnh vực phối giống và tạo giống mới cho cây, thì cây bưởi đã có thể dùng làm cây cảnh.
Cây bưởi trồng ở sân thượng sẽ được trồng trong chậu. Đặc điểm ở loài cây này là thân cao vừa, tán cây không rộng nên chúng không chiếm nhiều diện tích của khoảng sân. Đặc biệt, giống cây này không kéo dài thời gian sinh trưởng như những cây bưởi trồng ở vườn, mà chúng còn sinh trưởng tốt hơn, cùng với đó, thời gian đơm hoa, kết quả cũng sẽ nhanh hơn.
Cây bưởi với thân cây thấp, tán không rộng, phù hợp với không gian sân thượng, trái bưởi màu vàng, có tên gọi khác là “bưởi diễn” (Nguồn: Internet)
Cây ổi – Trồng cây ăn quả trên sân thượng
Ổi là một loại trái cây quen thuộc, dễ ăn và từ trẻ em đến người lớn đều có thể dùng được quả ổi. Ổi chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất, lá ổi có công dụng hữu hiệu trong việc giúp chữa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Có rất nhiều giống ổi được người dùng ưa chuộng như: ổi nữ hoàng, ổi ruby, ổi cẩm thạch,…
Cây ổi là một giống cây ưa nắng, có thân gỗ nhỏ. Khi được trồng trên sân thượng, nơi có không gian rộng rãi, cây sẽ phát triển nhanh hơn. Bên cạnh đó, cây ổi khi được trồng ở nơi thông thoáng sẽ tránh được các mầm bệnh, sự ứ nước làm cây kém phát triển hoặc nhanh chết. Cách chọn loại đất cũng rất quan trọng cho cây. Đối với cây ổi, người trồng cần sử dụng đất đỏ bazan hoặc đất thịt để đảm bảo có đủ dinh dưỡng và độ tơi xốp.
Cây ổi được trồng trên sân thượng sai rất nhiều quả, màu sắc xanh hơi ngả vàng và các quả có kích thước to đều nhau, cây được chăm sóc kỹ nên không có tình trạng sâu bọ nhiều (Nguồn: Internet)
Cây sơ ri – Cây ăn trái trồng sân thượng chịu nắng
Khi xu hướng trồng cây ăn quả trên sân thượng ngày càng được ưa chuộng. Đặc biệt ở không gian có diện tích nhỏ hoặc trung bình như sân thượng, cây sơ ri là một trong những loài cây được nhiều người yêu thích nhất.
Sơ ri được biết đến là loài cây ăn quả có thân gỗ nhỏ, mọc theo bụi, cây thường có chiều cao từ khoảng 3m đến 8m. Cây sơ ri có nhiều cành nhỏ, tán khá rộng. Lá của cây sơ ri nhỏ, có màu xanh và lá mọc dày. Quả sơ ri nhỏ, có màu sắc đỏ hoặc vàng. Quả sơ ri chứa nhiều vitamin, có vị chua chua ngọt ngọt hòa quyện với nhau ăn rất ngon.
Vì giống cây sơ ri rất ưa nắng và chịu được sự khô hạn, cây mọc thành bụi nên không tốn nhiều diện tích trồng. Bởi đó, giống cây này được nhiều người thích trồng trên sân thượng.
Cây sơ ri được trồng trong chậu và thường đặt trên sân thượng để cây hưởng được nhiều ánh sáng nhất. Cây có thân gỗ nhỏ, khá nhiều lá xanh. hoa sơ ri có màu tím và trái sơ ri chín có màu đỏ rực bắt mắt.
Cây sứ đại – Cây cảnh sân thượng đẹp
Sân thượng là nơi tập trung rất nhiều ánh nắng mặt trời. Cây sứ đại là một loài cây thân gỗ ưa nắng, chịu hạn rất giỏi. Ở loài cây này, người trồng chỉ thực sự cần tưới nước khi đất đã khô. Mỗi lần tưới chỉ cần đủ nước để ấm đất. Khi nắng và độ hạn càng cao thì cây sẽ càng xum xuê hơn.
Rễ cây sứ đại hình thành và phát triển theo chùm, nên ít ăn sâu vào lòng đất. Vì vậy, giống cây này có thể trồng được trong chậu, dễ chăm sóc và ít phí công nhất. Ngoài ra, hoa của cây sứ đại cũng là một điểm nhấn nổi bật. Hoa sứ đại có màu trắng tinh khiết hoặc màu hồng nhẹ nhàng. Chúng có mùi thơm thoang thoảng, dịu nhẹ lan tỏa khắp khoảng sân nhà. Bởi màu sắc hoa và mùi hương của chúng, cây sứ đại lan tỏa sức hút mạnh mẽ đến các vị khách khi đến nhà chơi.
Cây sứ đại là một loài cây có thân gỗ với kích thước trung bình, lá sum xuê, xanh mát, tán lá rộng và hoa có màu tím. Cây sứ đại ưa nắng nên được nhiều người lựa chọn trồng trên sân thượng (Nguồn: Internet)
Cây phát tài núi
Cây phát tài núi còn được gọi là Cây Huyết Rồng hoặc Cây Đại Lộc. Cây có chiều cao từ 1m đến khoảng 1,7m, nhưng khi trồng trong chậu thì chiều cao của cây sẽ bị giới hạn, mức cao tối đa khoảng 1,5m.
Dáng lá cây phát tài núi trông giống như hình giáo, chiều dài khoảng 20cm và có màu xanh lục đậm. Lá thường tập trung ở phần ngọn cây, còn phần gốc có bẹ bao lấy thân giúp cho cây thêm vững vàng. Hoa của cây phát tài núi mọc thành chùm và có màu vàng, quả có màu đỏ cam, hình cầu nên khi cây đơm hoa, kết trái trông rất thu hút.
Cây huyết rồng còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự mạnh mẽ và sức sống bền bỉ. Cây thích nghi với nhiều loại thời tiết khác nhau, màu lá lúc nào cũng xanh tươi và vươn lên, phát triển thành từng tầng. Chính vì vậy, giân dan quan niệm rằng, cây phát tài núi không chỉ mang lại sức khỏe dồi dào, mà còn mang đến nhiều tài lộc, sự may mắn.
Cây phát tài núi là loài cây có thân gỗ nhỏ, hình dạng lá như ngọn giáo, mọc nhiều ở ngọn và có màu xanh lục đậm, lá cây sum xuê, phân thành từng tầng khá bắt mắt (Nguồn: Internet)
Hoa cây phát tài núi có màu vàng, phần quả có màu đỏ (Nguồn: Internet)
Cây trúc cần câu – Cây cảnh sân thượng đẹp, dễ trồng
Cây trúc cần câu là một trong những loài cây cùng họ với cây tre. Thân cây có kích thước nhỏ, chính vì vậy cành và lá cũng có kích thước nhỏ. Trông cây có thân mảnh, khá yếu ớt nhưng thực tế đây lại là giống cây chịu được thời tiết khắc nghiệt và khá ưa nắng.
Vì thân cây cao nên nhiều người trường trồng loại cây này trên sân thượng, vừa để trang trí, vừa tăng thêm sự xanh mát cho ngôi nhà. Khi cây còn non, trúc cần câu thường có màu xanh đọt chuối, càng sinh trưởng tốt và phát triển đều đặn, màu sắc của cây dần chuyển sang màu xanh tươi và khi cây già thường ngả màu vàng. Để có thể trồng cây trúc cần câu tốt, người trồng nên trộn đất lại với nhau, gồm: đất thịt, tro trấu, xơ dừa, phân bò,…và tưới nước giúp cho quá trình sinh trưởng của cây thêm thuận lợi.
Cây trúc cần câu mang dáng dấp mảnh như cây tre, có màu xanh tươi khi đang sinh trưởng và ngả vàng khi cây già. Cây ưa nắng và chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết tốt. Trúc cần câu vừa dùng để trang trí sân thượng, vừa tạo sự xanh mát cho ngôi nhà (Nguồn: Internet)
Cây cau – cây trồng sân thượng dễ tính
Cây cau với nhiều giống khác nhau, như là: cây cau nhật, cây cau vàng,…thường được nhiều người ưa thích và trồng cây này trong khoảng sân nhà của mình để trang trí. Cây cau được nhận xét là một cây dễ tính, khi trồng cũng dễ và khi chăm sóc cũng dễ. Ngoài ra, cây cau còn dung hòa được với nhiều môi trường khác nhau. Vì vậy, ở sân thượng dù là nơi đón nhiều ánh nắng mặt trời nhất, thì cây cau vẫn sinh trưởng và phát triển tốt.
Ở sân thượng hoặc sân trước nhà, cây cau thường được trồng trong các chậu đá. Thân cây có kích thước khá mảnh, chiều cao khoảng 1m đến 1m2 nên rất phù hợp dùng làm cây kiểng để trang trí. Lá cau có hình dáng ngọn giáo, màu xanh lục nhạt, đôi khi ngả vàng nếu cây già. Tàu lá trông khá giống cây dừa, nhưng tàu lá cau ngắn và ít lá hơn cây dừa.
Cây cau với tán lá không rộng, tàu lá ngắn và ít lá nhưng lá nào cũng xanh tươi mát mắt. Cây cau thường được trồng trong chậu, kết hợp trồng chung với cây trầu bà tạo nên điểm nổi bật cho sân thượng (Nguồn: Internet)
Dù là trời nắng hay trời mát, cây cau vẫn thích nghi tốt với thời tiết và môi trường sống. Vì vậy, cây cau nổi tiếng bởi sự dễ tính mà bất cứ ai đam mê cây cảnh cũng đều ưa thích (Nguồn: Internet)
Những loại cây thân leo, thân thảo
Cây thân leo hay còn được gọi là cây thân thảo, đây là loài cây không trồng trong chậu lớn và mọc theo hướng thẳng đứng được, mà giống cây này thường nhờ các bộ phận như rễ phụ, tua cuốn để bám leo lên. Cây thân thảo còn được biết đến là loài cây có thân mềm, kích thước ngắn và nhỏ. Trông các loài cây thân leo có phần yếu ớt hơn so với các giống cây khác. Ngoài ra, so với cây thân gỗ có vòng đời vài năm, thì cây thân thảo lại có vòng đời ngắn hơn, loài cây này có thể chết sau khi mỗi mùa sinh trường qua đi. Sau đây là một số cây thân leo thường được trồng ở sân thượng:
Cây hoa dừa cạn
Hoa dừa cạn hay còn gọi là cây dương trác, cây trường xuân. Đây là giống cây được rất nhiều người ưa chuộng khi trồng để trang trí hàng rào trước sân hay ở khu vực sân thượng. Cây dương trác thuộc họ trúc đào, thường mọc thành bụi cao khoảng từ 30cm đến 90cm.
Cây hoa dừa cạn được nhận biết bởi lá cây thuôn dài, đầu lá nhọn và có màu xanh lục tươi. Rễ của giống cây này sinh trưởng thành từng chùm. Hoa dừa cạn thường có các màu sắc đặc trưng như: hồng, trắng, đỏ. Đặc biệt, hoa của cây dương trác thường mọc ở các kẽ lá, và một cây có thể cho ra 2 hoặc 3 màu hoa khác nhau. Sự phối màu này giúp cây trường xuân thêm phần nổi bật và trông rất dễ thương
Cây hoa dừa cạn với những bông hoa màu hồng, màu đỏ xen kẽ nhau tô điểm cho không gian sống thêm sắc màu, thêm nét dễ thương (Nguồn: Internet)
Cây trường xuân còn được dùng để trang trí phần hàng rào ở sân thượng, tạo nên sự sặc sỡ bởi những bông hoa màu hồng tươi bắt mắt (Nguồn: Internet)
Chậu cây dây leo
Đối với một số gia đình có không gian sống hẹp, các chậu cây dây leo là một ý tưởng trồng cây được xem là tiết kiệm diện tích nhất. Cây dây leo nổi tiếng là giống cây dễ trồng và dễ chăm sóc. Đây là loài cây ưa ánh nắng mặt trời nên việc trồng ở sân thượng là một điều vô cùng hợp lý.
Cây dây leo giúp cho không gian sống trở nên gần gũi, đẹp hơn, tươi mát hơn. Ngoài ra, cây dây leo còn giúp thanh lọc đi các bụi bẩn bên ngoài, cung cấp dồi dào oxy tạo một môi trường sống trong lành, cải thiện sức khỏe.
Làm sạch và tạo vẻ đẹp riêng cho không gian sống thôi là chưa đủ, các chậu cây dây leo còn mang nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy. Thực tế hiện nay, có rất nhiều người quan tâm đến vấn đề phong thủy này. Các chậu cây dây leo sẽ giúp tăng thêm tài lộc nếu phù hợp với bản mệnh. Không những vậy, giống cây này còn giúp gia đình thêm bình an, gắn kết và hòa thuận.
Các chậu cây dây leo mang sắc xanh lục tươi tạo điểm nhấn cho không gian sân thượng mang màu trắng chủ đạo (Nguồn: Internet)
Cây cúc tần Ấn Độ
Cây cúc tần Ấn Độ hay thường gọi là cây mành trúc. Giống cây này thuộc họ cúc và là cây thân leo có hoa. Ở sân thượng, nhiều người thường thiết kế giàn leo để trồng loại cây này. Cây mành trúc mọc rất nhiều lá và có hình dáng lá thuôn dài. Vì vậy, khi trồng trên giàn sẽ tạo bóng râm giúp tăng thêm sự mát mẻ cho khu vực sân thượng ở nhà bạn.
Cây cúc tần Ấn Độ rất hợp phong thủy với người mệnh mộc hoặc mệnh thổ vì loài cây này sẽ mang đến sức khỏe dồi dào và tài lộc vượng sắc cho người thuộc hai bản mệnh trên. Ngoài ra, ý nghĩa chung của cây cúc tần Ấn Độ là mang lại không khí tươi vui, tích cực, tạo sự hòa khí trong gia đình.
Cây cúc tần Ấn Độ có thân cây leo, nhiều lá và có màu xanh lục tươi tạo không gian thoáng đãng, xanh mát cho sân thượng (Nguồn: Internet)
Những loại rau trồng trên sân thượng
Sân thượng là nơi không chỉ để bạn sáng tạo trong phong cách trồng cây kiểng, mà nơi ấy còn được tận dụng để trồng các loại rau sạch, góp phần đem đến bữa ăn ngon cho gia đình. Các loại rau thường được trồng trên sân thượng bao gồm: rau muống, cải, rau xà lách, cà chua,… Các loại rau này đều mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của mọi người.
Rau muống
Rau muống vốn là loại rau rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Rau muống thuộc họ bìm bìm. Ngoài là giống cây ăn lá, rau muống còn được biết đến là loại cây chữa các bệnh như: đái tháo đường, bệnh thiếu máu, tim mạch,…
Rau muống thuộc giống cây thân thảo. Ở Việt Nam, rau muống được chia làm 2 loại: rau muống cạn và rau muống nước. Thông thường, khi trồng rau muống trên sân thượng, rau muống cạn sẽ được ưa chuộng hơn vì dễ trồng và dễ chăm sóc.
Bên trong thân cây hoàn toàn rỗng, phần đỉnh lá thường sẽ nhọn và hình dáng lá là hình ba cạnh. Hoa rau muống không nhiều, có thể mọc đơn hoặc mọc theo chùm dạng 2-3 bông ở cùng một đốt. Rau muống trồng tại nhà sẽ luôn có màu xanh tươi, trông rất mát mắt và thường có độ sinh trưởng mạnh nếu bạn biết cách chăm sóc.
Cây rau muống trồng trên sân thượng có màu xanh mát mắt từ thân cho đến lá, phần lá thuôn dài và thân cây có nhiều đốt (Nguồn: Internet)
Cải
Cây cải cũng là một trong những loài cây thân leo được trồng trên sân thượng nhiều nhất. Rau cải xanh còn được gọi cải canh hay cải cay vì giống cây này có màu xanh, vị hơi nhẵn và có phần cay nồng. Tuy vị khá khó ăn nhưng giống cây này vẫn thường được dùng để nấu canh, xào hoặc ăn sống trong các bữa cơm gia đình.
Cây cải chứa rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như: chữa bệnh tim mạch, giúp da thêm đẹp và chống lão hóa da, bảo vệ mắt và giúp mắt sáng khỏe,…
Cây cải với từng cụm lá xanh um, rất tươi khi được đón ánh nắng trực tiếp từ mặt trời khi được trồng trên sân thượng (Nguồn: Internet)
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi thường được dùng để nấu canh. Đây là giống cây thân leo, thân cây mập, có màu xanh, bên trong thân cây nhớt. Lá cây có có hình dạng khá giống hình trái tim, màu xanh thẫm, cuống lá bám vào thân để sinh trưởng. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy hoa mồng tơi thường mọc ở các lá và xen kẽ nhau, hoa có màu đỏ tím và trắng. Quả mồng tơi có màu tím sẫm khi chín và rất mọng nước.
Một số công dụng mà rau mồng tơi mang lại rất bổ ích như: tái tạo làn da, cải thiện tình trạng mỡ trong máu,…
Cây rau mồng tơi thuộc họ cây thân leo, loài cây này thường được trồng trên sân thượng, là có màu xanh ngát, rất tươi và là loại rau quen thuộc của người Việt Nam (Nguồn: Internet)
Rau dền
Rau dền là loại rau rất dễ gặp trong các bữa cơm gia đình, đặc biệt là món canh. Rau dền là một giống cây thân leo, lá có màu tím đỏ hoặc màu xanh. Rau dền rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt cải thiện các bệnh về xương khớp, bổ sung sắt cho những người bệnh thiếu máu, giúp ngăn ngừa bệnh ung thư,…
Rau dền được trồng trên sân thượng, là nơi thu được nhiều ánh sáng nhất. Lá rau dền có màu đỏ tím hoặc màu xanh (Nguồn: Internet)
Rau xà lách
Rau xà lách có tên gọi là cây rau diếp. Loại rau này thường được dùng để ăn sống, trộn với dầu giấm, món gỏi cuốn. Rau xà lách dễ trồng, sinh trưởng nhanh và dễ chăm sóc. Một số giống rau xà lách phổ biến như: xà lách búp mỡ, xà lách đầu giòn, xà lách lá,.. Vì trong xà lách giàu vitamin C và một số vitamin khác như vitamin A,K nên rau xà lách có công dụng chống viêm tốt, khắc chế nguy cơ ung thư, bảo vệ sức khỏe tim mạch,…Rau xà lách rất dễ ăn, trẻ nhỏ và người lớn tuổi ăn rất tốt cho sức khỏe.
Từng luống rau xà lách được trồng gọn gàng trong từng chiếc chậu trên sân thượng. Đây là rau xà lách búp mỡ với lá xanh mát và rất tươi (Nguồn: Internet)
Cà chua – Cây rau trồng sân thượng dễ chăm sóc
Cà chua được biết đến là một loại quả rất giàu dinh dưỡng khi thành phần của cà chua chứa nhiều vitamin A, K, C,…Đặc biệt hơn, cà chua không chứa nhiều chất béo, vì vậy hàm lượng cholesterol thấp, rất hữu ích khi dùng cà chua để giảm cân.
Hình dáng quả cà chua tròn, có màu đỏ tươi khi chín và xanh ngả vàng khi còn non. Quả cà chua thường mọc thành chùm, thông thường một chùm sẽ là 3-4 quả. Một số công dụng mà cà chua mang lại gồm: giúp sáng mắt, chống ung thư, cải thiện giấc ngủ,…
Cây cà chua được trồng trên sân thượng. Khi cà chua chín, quả có màu đỏ tươi, mọc thành chùm 3-4 trái (Nguồn: Internet)
Cà rốt
Cà rốt hay còn gọi là củ cải đỏ, nổi tiếng là loại quả rất hữu ích trong việc làm mắt sáng. Thành phần của cà rốt giàu hàm lượng vitamin A. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C và Canxi có trong cà rốt giúp cho xương thêm chắc khỏe, nhất là ở trẻ em và bà bầu.
Củ cà rốt có màu cam, khi ăn có vị ngọt và thường được dùng để nấu canh, nấu cháo, làm gỏi,…Phần cuống của cà rốt màu xanh tươi, không ngả vàng, khá dày và cứng. Ngoài việc giúp mắt sáng và làm xương chắc khỏe, cà rốt còn rất tốt cho người già chữa bệnh về huyết áp, bệnh tim,…
Cà rốt có tên gọi quen thuộc là củ cải đỏ. Những củ cà rốt khi hấp thụ đủ nắng và được chăm sóc kỹ sẽ có màu cam, kích thước củ vừa hoặc to, phần cuống có màu xanh tươi, không ngả vàng (Nguồn: Internet)
Dưa leo (dưa chuột)
Dưa leo, hay còn gọi là dưa chuột, vốn là loại quả rất quen thuộc trong mỗi bữa cơm gia đình. Quả dưa leo có màu xanh lục ở lớp vỏ, phần ruột bên trong có màu xanh nhạt, khi ăn có cảm giác thanh mát.
Thành phần quả dưa leo chứa nhiều Magie, vitamin K, vitamin C,… giúp bù nước cho cơ thể rất tốt. Dưa chuột giúp tránh tình trạng táo bón, tái tạo làn da giúp da mịn màng, đẹp hơn. Ngoài ra, dưa leo rất tốt trong việc giúp giảm cân, ngăn bệnh ung thư,…
Dưa leo được trồng trên sân thượng. Cây dưa leo sinh trưởng tốt cho ra quả xanh mát, kích thước to và không bị úng nước (Nguồn: Internet)
Đậu cove
Đậu cove là thực vật thân leo, có thể ăn được cả vỏ lẫn thịt bên trong. Đậu cove thường dùng để xào với thịt bò, thịt heo,… Đậu cove có tác dụng rất hữu ích khi chữa các bệnh về tiêu hóa, tim mạch, ung thư,…
Đậu cove có cả vỏ ngoài lẫn thịt bên trong đều có màu xanh, thuộc loài thực vật thân thảo, lá to và được trồng trên sân thượng giúp cây hấp thụ nắng để sinh trưởng tốt (Nguồn: Internet)
Bí ngòi – Rau trồng sân thượng chịu nắng
Bí ngòi thuộc loài thực vật thân thảo, thường được trồng ở sân thượng giúp cho cây hấp thụ lượng ánh nắng mặt trời một cách tốt nhất. Quả bí ngòi có kích thước to, phần thịt đầy đặn, vỏ mỏng. Quả thường có màu xanh lục ở phần vỏ, phần thịt bên trong có màu xanh lá nhạt. Quả bí ngòi không ăn được vỏ, chỉ ăn được phần ruột bên trong.
Bí ngòi được dùng để nấu canh, làm đồ xào hoặc luộc. Quả bí ngòi có tác dụng giúp làm giảm huyết áp nên rất tốt cho người già, giúp cho răng và xương phát triển tốt và thêm phần chắc khỏe,…
Quả bí ngòi khi được trồng trên sân thượng sẽ hấp thụ đủ nắng nên sinh trưởng tốt. Quả bí ngòi dài, có kích thước to, phần vỏ có màu xanh lục, phần thịt có màu xanh lá nhạt. lá mọc nhiều (Nguồn: Internet)
Hành tây
Hành tây được nhận biết dễ dàng bởi mùi hăng của chúng. Vỏ hành tây có màu nâu, khá xốp nên rất dễ tách. Phần thịt bên trong có màu trắng. Vì thành phần của củ hành tây có chứa lưu huỳnh nên khi bóc tách vỏ, bạn sẽ bị mùi hăng của hành tây làm cay mắt, và làm hôi miệng khi ăn.
Vì thành phần có chứa nhiều hợp chất hữu cơ, nên hành tây có công dụng kháng khuẩn, cải thiện hệ tiêu hóa, giảm thiểu lượng đường có trong máu,…cùng một số công dụng khác.
Củ hành tây với lớp vỏ màu nâu, cuống cứng cáp mọc thẳng đứng, phần thịt bên trong có màu trắng (Nguồn: Internet)
Khoai tây
Khoai tây là loại củ chứa hàm lượng tinh bột nhiều, thuộc họ cà. Loại củ này có giá trị cao về mặt dinh dưỡng, thường phát triển trong đất và khi quả chín sẽ trồi lên. Củ khoai tây thường mọc theo chùm, tùy từng kích thước khác nhau mà sẽ có củ to, củ nhỏ. Màu sắc của củ khoai tây ở lớp vỏ lẫn bên trong thịt đều có màu vàng.
Khoai tây còn được biết đến là loại củ có công dụng hỗ trợ cải thiện sức khỏe rất tốt. Khoai tây rất tốt cho não và hệ thần kinh, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp đẹp da khi dùng khoai tây để đắp mặt nạ,…và các công dụng khác.
Củ khoai tây có kích thước khác nhau, có màu vàng ở cả lớp vỏ và lớp thịt bên trong. Đây là loại củ rất tốt cho sức khỏe (Nguồn: Internet)
Ớt chuông
Ớt chuông có chứa hàm lượng vitamin A và vitamin C cùng các thành phần dinh dưỡng khác. Công dụng chủ yếu ở ớt chuông là giúp chống lại quá trình oxy hóa và cung cấp giá trị dinh dưỡng cho cơ thể.
Ớt chuông thường có 3 màu sắc: đỏ, xanh và vàng. Đặc điểm chung của loại quả này là khi ăn có mùi khá nồng và không có vị cay. Tuy vậy, ớt chuông vẫn rất kén người ăn. Các công dụng mà ớt chuông mang lại có thể kể đến như: cải thiện thị lực giúp mắt sáng hơn, giúp giảm lượng mỡ trong máu.
Ớt chuông thường có 3 màu sắc: xanh, đỏ và vàng. Mùi của ớt chuông khá hăng nên kén người ăn (Nguồn: Internet)
Củ cải đường
Củ cải đường hay còn có tên gọi khác là củ cải trắng. Thành phần của củ cải đường không chứa nhiều calo và giàu vitamin, khoáng chất. Củ cải trắng được giới y khoa cho rằng rất hữu ích trong việc: cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ tăng cường sức khỏe não bộ, giảm cân và chống viêm.
Củ cải đường được trồng trong lòng đất. Củ sẽ sinh trưởng và phát triển cho đến khi củ trồi lên mặt đất là đã có thể thu hoạch. Củ cải đường có màu trắng ở cả vỏ và thịt, cuống và lá màu xanh, cuống khá cứng. Kích thước của củ cải đường tùy dạng.
Củ cải đường có hình dạng giống như củ cà rốt, nhưng có màu trắng ở cả phần vỏ và thịt. Củ cải đường thường được dùng để nấu canh hoặc luộc (Nguồn: Internet)