Cùng với các loại đèn chiếu sáng, đèn treo, đèn chùm… việc lựa chọn loại bóng đèn phù hợp cũng ảnh hưởng ít nhiều đến bầu không khí và phong cách của căn phòng. Tìm hiểu ngay về cách chọn các loại bóng đèn với đa dạng màu sắc và kiểu dáng khác nhau để đảm bảo bạn chọn đúng loại phù hợp nhu cầu sử dụng cho ngôi nhà của mình.
Loại bóng đèn
Có 4 loại bóng đèn phổ biến là sợi đốt, đèn huỳnh quang compact (CFL), halogen và điốt phát quang (LED).
- Bóng đèn điốt phát quang (LED): Một trong những sản phẩm tiết kiệm năng lượng nhất, nó không tỏa nhiệt, không chứa thủy ngân và cung cấp đủ ánh sáng cho việc học tập, làm việc. Chúng có tuổi thọ cao (lên đến 50.000 giờ) và rất tốt cho những nơi khó tiếp cận.
- Bóng đèn sợi đốt: Đây là loại được sử dụng phổ biến nhất và thường ít tốn kém nhất. Ánh sáng đèn ấm áp, có thể được sử dụng với bộ điều chỉnh độ sáng và thường có tuổi thọ khoảng một năm – lâu hơn bóng halogen, nhưng không lâu bằng bóng CFL hoặc LED. Chúng cũng không tiết kiệm năng lượng như các loại bóng đèn khác.
- Bóng đèn huỳnh quang compact (CFL): Là loại bóng đèn tiết kiệm năng lượng với nhiều màu sắc khác nhau tùy thuộc vào lựa chọn của bạn Chúng thường mất một khoảng thời gian để khởi động và thường sử dụng để chiếu sáng các không gian lớn, chẳng hạn như tầng hầm, phòng khách và nhà bếp. Chúng có giá thành ít tốn kém hơn đèn LED và có thời gian sử dụng lâu hơn đèn sợi đốt.
- Bóng đèn Halogen: Những bóng đèn này phát ra ánh sáng trắng tự nhiên. Tiết kiệm năng lượng và có thể điều chỉnh độ sáng, chúng rất phù hợp sử dụng cho đèn âm tường, đèn chùm hoặc đèn chiếu sáng gầm tủ. Bóng đèn này có tuổi thọ ngắn nhất trong 4 loại bóng.
Công suất sử dụng (Watt)
Watts chỉ mức năng lượng mà bóng đèn sử dụng. Đèn yêu cầu công suất càng nhiều thì càng tiêu tốn nhiều điện năng để tạo ra ánh sáng. Để phát ra nguồn ánh sáng mạnh hơn, bóng đèn cũng sẽ cần công suất cao hơn. Ví dụ, bóng 200 watt sẽ sử dụng nhiều điện hơn bóng 100 watt, nhưng nó cũng sẽ phát ra nguồn ánh sáng mạnh hơn.
Cường độ ánh sáng (Lumen)
Lumens là đơn vị đo lượng ánh sáng được phát ra hoặc độ sáng của bóng đèn. Tương tự như watt, lumen càng cao thì đèn càng sáng. Để hiểu bạn cần loại bóng với bao nhiêu lumen, trước tiên bạn phải xác định diện tích của căn phòng hoặc khu vực cần chiếu sáng. Trung bình thì bạn cần 20 lumen mỗi foot vuông cho hầu hết các phòng, nhưng hãy kiểm tra bảng dưới đây để có con số chính xác. Tuy nhiên, đối với phòng tối hoặc sử dụng tường màu tối, chúng tôi khuyên bạn nên bổ sung thêm 10 lumen trên mỗi foot vuông. Hãy nhớ rằng tổng số lumen có thể được trải rộng trên một vài thiết bị chiếu sáng khác nhau trong toàn bộ phòng. Một thiết bị chiếu sáng không nhất thiết phải đảm bảo tất cả các đơn vị lumen cần thiết để chiếu sáng trong không gian của bạn.
Biểu đồ nhiệt độ màu
Bóng đèn có nhiều màu sắc ánh sáng khác nhau như ánh sáng nến, ánh sáng trắng ấm, ánh sáng trắng trung tính (ánh sáng trắng sáng) và ánh sáng mặt trời. Màu sắc được đo trên thang nhiệt độ Kelvins (K). Kiểm tra biểu đồ nhiệt độ màu dưới đây để loại bóng đèn nào phù hợp nhất cho ngôi nhà của bạn.
- Ánh sáng nến (1.000K – 2.600K): Bóng đèn dưới 2.000K phát ra ánh sáng mờ, tương tự như ánh sáng từ nến. Chúng thường không được sử dụng để chiếu sáng các khu vực diện tích lớn và được sử dụng tốt hơn để mang lại ánh sáng dịu nhẹ cho căn phòng. Bóng đèn hơn 2.000K p có thể được sử dụng ở bất cứ đâu bạn muốn để chiếu sáng xung quanh, chẳng hạn như đèn bàn và đèn sàn.
- Ánh sáng trắng ấm (2.600K – 3.000K): Đây là màu tiêu chuẩn của bóng đèn sợi đốt và lý tưởng cho phòng ngủ, phòng ăn và phòng khách. Chúng thường được sử dụng làm đèn thả trần và đèn tường.
- Ánh sáng trắng trung tính (3.000K – 5.000K): Ánh sáng màu trắng này thường tốt cho phòng làm việc tại nhà, nhà bếp và phòng tắm của bạn.
- Ánh sáng mặt trời (5.000K +): Bóng đèn cung cấp ánh sáng tương tự như ánh sáng mặt trời. Nhiệt độ màu này hoàn hảo cho các mục đích như học tập hoặc đọc sách, làm việc cũng như chiếu sáng ngoài trời và đảm bảo an ninh.
Kiểu dáng bóng đèn
Bóng đèn có nhiều kiểu dáng khác nhau phù hợp cho phong cách ngôi nhà của bạn. Bạn có thể chọn kiểu đèn chùm truyền thống, hình ngọn nến hoặc ngọn nến có góc cạnh. Tham khảo gay một số các kiểu dáng phổ biến dưới đây.
Loại đuôi đèn
Điều quan trọng là đảm bảo rằng kích thước đế hoặc đuôi của bóng đèn phù hợp với thiết bị chiếu sáng của bạn. Loại đế phổ biến nhất là “Edisons”, có thiết kế vặn vào trong và có nhiều kích cỡ. Các loại khác bao gồm đế vít, đế vặn và khóa, đế ghim BI và đế ghim huỳnh quang. Mỗi đế bóng đèn sẽ được đánh dấu bằng một mã cụ thể. Ví dụ: E26, E12 hoặc E39. Kiểm tra thiết bị chiếu sáng của bạn để xem kích thước đế và loại bóng nên được ghép nối với loại nào. Hầu hết các thiết bị chiếu sáng cũng có mã được đánh dấu trên bao bì hoặc nằm trên chỗ cắm.
Nguồn tham khảo: Wayfair