Tết là khoảng thời gian để mọi người sum họp bên gia đình, người thân. Cũng Là khoảng thời gian để những người con xa quê được trở về, quây quần bên mâm cơm mẹ nấu với đầy đủ những món ăn đặc trưng, mang phong vị đặc trưng của từng vùng miền. Mỗi vùng miền có cách thức, quan niệm bày mâm cỗ khác nhau, các món ngon ngày Tết theo đó cũng khác nhau – chứa chất những hương vị riêng có, chẳng thể lẫn vào đâu được trong hoài niệm của những đứa con xa xứ. Mâm cỗ miền Bắc toát lên mình vẻ tinh tế, cầu kỳ; các món ăn miền Nam mang nét mộc mạc, thanh đạm. Còn miền Trung lại là sự đan kết mỹ vị của hai miền, pha trộn giữa nét tinh tế và vẻ mộc mạc, bình dị.
Xem ngay lịch nghỉ Tết âm và lịch nghỉ Tết Tây tại đây!
Dù ở bất kỳ đâu, mâm cơm gia đình ngày Tết vẫn rất quan trọng và được chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Cùng Lazada tham khảo những món ăn ngon ngày tết đặc trưng của 3 miền Việt Nam.
Lazada – trang thương mại điện tử uy tín nhất Việt Nam cung cấp các loại thực phẩm tươi mới, gia vị nấu ăn cho ngày Tết đủ đầy. SALE Tết 2021 Lazada khủng với nhiều mặt hàng, ưu đãi đến 50%, giao hàng miễn phí. Mua ngay!
1. Các món ăn ngày Tết miền Bắc
Đặc sắc riêng có của các món ăn đậm vị Bắc là sự công phu, tỉ mỉ trong từng mâm cỗ. Các mâm cỗ được chuẩn bị cực kỳ cẩn thận và cầu kỳ với đa dạng các món ăn. Người miền Bắc rất chú trọng vào hình thức, màu sắc. Bởi mỗi món ăn, mỗi cách bày trí mâm cỗ đều mang những ý nghĩa tâm linh khác nhau. Các món ăn ngày Tết điển hình của mâm cỗ Bắc bao gồm:
Bánh chưng
Món ăn không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến, xuân về của người miền Bắc. Được làm từ chính những hạt lúa nếp thân quen của làng quê Bắc bộ. Mùi thơm lừng của những hạt nếp cái hoa vàng hòa quyện với mùi lá dong đặc trưng, vị ngọt bùi của nhân đậu xanh, béo ngậy của thịt mỡ, pha thêm cái tê tê của tiêu khiến biết bao người ngây ngất. Mùi vị gây thương nhớ cho biết bao người con xa quê. Một hương vị Tết không thể lẫn vào đâu được.
Xôi gấc
Xôi được nấu từ gạo nếp trộn với gấc để tạo màu đỏ đặc trưng, rồi đem hấp. Nấu xôi là cả một nghệ thuật để xôi có được hương vị ngọt bùi, hạt gạo mềm dẻo và màu đỏ tự nhiên của quả. Theo quan niệm lâu đời, màu đỏ mang lại may mắn, phước lành, do đó món ăn này luôn được ưa thích trên mâm cơm cổ truyền miền Bắc.
Dưa hành
Dưa hành được muối chua, với cái mùi đặc trưng cùng vị cay nhè nhẹ, giòn giòn, vừa chua chua nhưng lại có gì đó ngọt ngọt. Là món ăn dân dã, được xem như món “chống ngán” của dân miền Bắc. Dùng để ăn kèm với bánh chưng, giò đông, thịt mỡ.
Giò chả
Giò chả tượng trưng cho phúc lộc đang đến. Các món giò chả không thể không nhắc đến trong mâm cơm đoàn viên của miền Bắc là giò lụa, giò thủ, chả quế,… Giò được cắt thành từng khoanh, chia thành miếng nhỏ dễ gắp được sắp xếp đẹp mắt theo các hình thù khác nhau. Giò ngon phải giữ được màu sắc tươi tắn và đượm vị thịt.
Thịt gà luộc
Món ăn quen thuộc không chỉ trong ngày Tết mà còn xuất hiện trên các bàn cỗ cưới, bàn tiệc gia đình. Con gà vàng óng, ngẩng mặt lên trên mang ý nghĩa đánh thức mặt trời đủ đầy ánh sáng cho cả năm. Hay những đĩa gà được chặt thành miếng xếp ngay ngắn, đầy ắp trên đĩa rắc thêm chút lá chanh phía trên. Đều mang ý nghĩa cho sự ấm no, đầy đủ và viên mãn.
Nem rán
Nem rán chuẩn vị là nem rán của miền Bắc. Ngày nay, nem rán ngày càng đa dạng trong việc sử dụng các nguyên liệu, tùy thuộc và khẩu vị và sở thích của từng gia đình. Tuy nhiên, cà rốt, miến, mộc nhĩ, nấm hương là những nguyên liệu không thể thiếu cho một món nem truyền thống. Những chiếc nem vàng ruộm, thơm lừng, nóng hổi kèm xà lách, rau thơm chấm với nước mắm chua ngọt có ớt,chanh, tỏi thì thật tuyệt vời biết bao!
Thịt nấu đông
Thịt nấu đông là món ăn ngày Tết đặc trưng của miền Bắc từ xa xưa. Bởi mùa Xuân miền Bắc, khi thời tiết vẫn lạnh, là thời điểm thịt nấu có thể bị đông lại và có thể bảo quản nhiều ngày mà không bị ôi thiu. Thịt nấu đông thông thường là thịt chân giò dai ngon, không quá ngấy kết hợp cùng bì lợn giòn giòn được hầm lên nhiều giờ cùng với mộc nhĩ, cà rốt. Sau đó được để đông lại trong giống thạch vừa ngon lành, vừa dễ ăn. Sự trong trắng tượng trưng cho một năm may mắn, tốt đẹp.
Canh măng
Không chỉ là món ăn nói lên nét cầu kỳ, tỉ mỉ trong chế biến của người dân miền Bắc, canh măng còn được xem là món ăn điều hòa, cân bằng vị cho mâm cỗ ngày đầu năm. Món canh măng được xem là món cổ truyền trong ngày Tết Nguyên Đán là món canh măng chân giò. Măng ở đây là măng khô. Sau khi được ngâm rửa kỹ càng, măng phải được luộc qua nhiều nước rồi đem nấu chung với móng giò. Ninh đến khi thịt mềm, măng chín là sẽ có một bát canh ngon đúng điệu. Vị ngọt béo hòa quyện với vị ngọt bùi của măng.
2. Các món ăn ngày Tết miền Trung
Các món ăn ngày Tết miền Trung là sự giao thoa giữa sự tinh tế, cầu kỳ của miền Bắc và sự mộc mạc của miền Nam tạo nên những nét riêng biệt trong ẩm thực ngày Tết của người miền Trung. Với những món ăn đặc trưng:
Bánh Tét
Cũng giống như miền Bắc, bánh Tét là món bánh không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền. Để tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên và cầu mong một cuộc sống sung túc, đủ đầy. Bánh Tét cũng sử dụng gạo nếp thơm, đậu xanh đãi vỏ và thịt lợn. Tuy nhiên, thay vì lá dong, người miền Trung sử dụng lá chuối để gói bánh. Những chiếc bánh dài hình trụ, cắt ra tạo thành những đồng bánh hình tròn vừa ăn.
Nem Chua
Nem chua là món ăn đặc trưng của người miền Trung, là đặc sản nơi đây. Nổi tiếng nhất là nem chua Thanh Hóa. Nem chua chuẩn vị phải đầy đủ chua thanh, giòn giòn, cay cay của ớt, vị mặn và vị ngọt. Nem được làm từ thịt heo xay nhuyễn trộn với bì heo và trộn với gia vị. Sau đó, gói cùng lá ổi hoặc lá đinh lăng. Sử dụng lá chuối để gói kín và thực hiện ủ men 3-5 ngày là có thể thưởng thức.
Dưa món
Nếu món chống ngán của miền Bắc là dưa hành thì ở miền Trung chính là món dưa món. Dưa món miền Trung được muối chua từ đu đủ, cà rốt, su hào, củ kiệu thêm chút tỏi ớt chua giòn, đậm vị.
Tôm chua
Tôm chua là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm Tết của người miền Trung. Đặc trưng nhất là tôm chua xứ Huế. Sự hòa quyện “độc tấu” của hương vị khiến bất cứ ai từng nếm thử cũng chẳng thể nào quên. Đó là vị ngọt bùi của tôm, vị cay thơm của riềng, tỏi ớt, chua chua của khế, chan chát của vả cộng dồn với mùi thơm của rau sống ăn kèm thật khiến cho người ta mê mẩn.
Thịt ngâm mắm
Có thể sử dụng thịt lợn hoặc thịt bò tùy theo sở thích. Thịt được sơ chế sau đó được ngâm với nước mắm đã pha đường theo một tỷ lệ nhất định. Vài ngày sau có thể đem ra ăn kèm với dưa món, rau sống với vị ngọt mặn cực vừa ăn.
Giò bò/ giò bê
Ngày Tết, người miền Trung thường thiết đãi khách đến chơi nhà bằng khoanh giò bò đỏ hồng với đầy đủ vị ngọt, mặn, giòn, cay. Mùi thơm đặc trưng của thịt bò quyện với hương thơm cay nồng của tiêu sọ đen để lại dư vị khó quên đối với người thưởng thức.
3. Các món ăn ngày Tết miền Nam
Món ăn miền Nam không cầu kỳ, đậm vị như miền Bắc. Mà có chút gì đó thanh nhẹ, mộc mạc, toát lên vẻ bình dị như chính con người nơi đây.
Thịt kho nước dừa
Món ăn quen thuộc trong mâm cơm ngày tết của người dân Nam Bộ. Với mong ước tẩy rửa được vị chua của đồng nước lợ, cho một năm mùa màng bội thu. Thịt được chọn thường là thịt ba chỉ có cả nạc cả mỡ. Món ăn này khác với thịt kho tàu ở chỗ sử dụng rất nhiều nước cốt dừa khiến món ăn đặc sánh, thơm bùi và béo ngậy. Thịt được cắt nhỏ vừa ăn, ướp gia vị thấm vừa. Sau đó đem kho cùng trứng vịt hoặc trứng cút chung với nước cốt dừa đến khi nước dùng cạn và sệt lại là có thể thưởng thức ngay.
Củ kiệu tôm khô
Tết miền Nam mà không có món củ kiệu tôm khô chính là một thiếu sót. Vị chua chua của củ kiệu kết hợp với vị ngọt bùi của tôm khô, nhất là tôm bạc đất quyện với một mùi thơm khó tả có một không hai của món này cũng khiến bất cứ ai cũng phải thích mê.
Canh khổ qua nhồi thịt
Theo quan niệm của người dân miền Nam, khổ qua là cái khổ qua đi. Với ý nghĩa mong cái khổ cực, xui xẻo của năm cũ qua đi, chào đón một năm mới may mắn, tốt đẹp, canh khổ qua nhồi thịt là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm đầu năm của mọi nhà. Chút đăng đắng của khổ qua pha trộn với vị ngon ngọt của nước hầm xương mang đến một bát canh thanh mát với đầy đủ chất dinh dưỡng.
Dưa giá
Đi kèm với món thịt kho cốt dừa là món dưa giá chua chua, ngọt ngọt, giòn giòn, thanh thanh. Giá sau khi được nhặt rửa sạch đem muối cùng cà rốt, hành khô, ớt, lá hẹ. Để 1-2 ngày là có thể đem ra thưởng thức.
Lạp xưởng
Nếu người miền Bắc có giò chả, người miền Trung có giò bò trong mâm cơm Tết thì mâm cơm ngày Tết miền Nam luôn có lạp xưởng. Lạp xưởng – sâu tiền bao đỏ, tượng trưng cho tiền bạc, giàu sang nên được người dân miền Nam dâng cúng lên ông bà tổ tiên như một lời cầu chúc. Ngoài ra, lạp xưởng còn để người thân, khách khứa nhâm nhi cùng với rượu, kể cho nhau nghe dăm ba câu chuyện đời.
Gà xé phay
Gỏi gà xé phay là món ăn với vị chua ngọt, dịu mát. Chế biến đơn giản nhưng lại rất ngon và nhiều chất dinh dưỡng. Có rất nhiều công thức làm gỏi khác nhau. Tùy thuộc vào sự kết hợp với các loại rau củ khác nhau như cà rốt, bắp cải, dưa leo,… Miếng gà xé ngon ngọt, rau củ giòn giòn cũng đủ làm thôi thúc những đứa con xa quê trở về nhà vào những ngày đầu năm mới.
Mua thực phẩm, gia vị chất lượng nấu các món ăn ngày tết cho gia đình tại Lazada
Để có thể nấu được các món ăn ngon ngày Tết mang đậm phong vị truyền thống của các vùng miền, khâu lựa chọn thực phẩm và gia vị nêm nếm là khâu quan trọng nhất. Là trang thương mại điện tử hàng đầu trên thị trường hiện nay, Lazada cung cấp đa dạng các sản phẩm: thực phẩm tươi ngon, rau quả tươi sạch, gia vị đầy đủ ( muối, tiêu, nước tương,…), các loại mứt tết, bánh kẹo tết, khay mứt tết… Giúp khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn những sản phẩm phù hợp với từng món ăn và thỏa sức với đam mê nấu nướng và thể hiện tài năng nơi góc bếp trong mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Đa dạng trong lựa chọn, tiện lợi trong mua sắm, tiết kiệm thời gian với chính sách giao hàng tận nơi nhanh chóng là những gì Lazada cung cấp để mang đến trải nghiệm mua sắm tuyệt vời nhất dành cho khách hàng. Cùng mua sắm ngay tại Lazada!