1. Mụn là gì?
Mụn là một tình trạng thường gặp phổ biến trên da với nguyên nhân chính là do bị tắc nghẽn bởi vi khuẩn, tế bào da chết, chất bã nhờn và lông nhỏ. Những vị trí bị tắc nghẽn đó sẽ là tác nhân gây nên mụn đầu đen, mụn đầu trắng, nốt sần và các loại mụn khác.
Đừng lo lắng quá nhiều bởi đây là tình trạng mụn phổ biến trên da mà hầu hết ai cũng gặp phải. Theo kết quả ước tính thì trong khoảng độ tuổi từ 11 đến 30 thì 80% trong đó đều gặp phải tình trạng bị mụn trứng cá nhẹ.
Các vị trí thường gặp như: 2 bên má, trán và cằm.
2. Những đối tượng nào thường bị ảnh hưởng bởi mụn?
Mặc dù các vấn đề về mụn thường chủ yếu ảnh hưởng đến giai đoạn thành niên đang gặp những vấn đề về thay đổi nội tiết tố. Nhưng có nhiều trường hợp vẫn bị mụn ở độ tuổi 20 và ngoài 30. Thậm chí có nhiều người bị mụn trứng cá lần đầu khi trưởng thành.
3. Mụn thường xuất hiện ở đâu?
Một số vị trí thường xuất hiện mụn như: mặt, trán, ngực, vai và lưng trên. Đây là những vị trí có nhiều tuyến dầu nhất.
Các loại mụn trứng cá có nhiều biểu hiện khác nhau, xuất hiện nhiều nhất tại khu vực tiết nhiều chất bã nhờn, gồm:
- Nhóm mụn không viêm: Mụn đầu đen, mụn đầu trắng
- Nhóm mụn viêm: Mụn mủ, mụn bọc
Cách tốt nhất để điều Trị Mụn là phải biết được mức độ nghiêm trọng của chúng để có những phương pháp trị phù hợp
4. Cách phân biệt các loại mụn
Dưới đây là các loại mụn trên mặt thường gặp nhất:
- Mụn đầu đen: Mụn đầu đen được coi là cấp độ đầu của mụn trứng cá được mở ở bề mặt da và cũng là loại mụn phổ biến nhất, chứa nhiều dầu thừa và tế bào da chết còn sót lại. Việc đầu mụn bị biến thành màu đen là do melanin bị oxy hóa.
- Mụn đầu trắng: là những nốt mụn nhỏ có màu trắng xuất hiện trên da, điều này xảy ra khi lỗ chân lông bị tắc và đóng lại, không tiếp xúc với không khí. Loại mụn này không gây viêm và dễ kiểm soát hơn.
- Mụn viêm: Là các loại mụn nhỏ màu đỏ hoặc hồng bị viêm, Loại mụn này bắt nguồn từ mụn đầu đen và mụn đầu trắng
- Mụn mủ: Là những loại mụn có chứa mủ bên trong. Mụn mủ giống như mụn đầu trắng bao quanh bởi các vòng đỏ bên ngoài. Loại mụn này cũng giống như một số loại mụn viêm khác nhưng do phản ứng viêm đã xảy ra một thời gian dài nên việc để lại sẹo mụn sẽ có khả năng cao hơn mụn viêm đỏ.
- Mụn trứng cá do nấm (bệnh viêm nang lông)
- Mụn nang: Đây là dạng mụn bọc có mủ và gây ra sẹo.
5. Nguyên nhân nào gây nên các loại mụn trên mặt?
Mụn phần lớn do tình trạng nội tiết tố androgen thúc đẩy, chúng thường hoạt động mạnh trong độ tuổi thiếu niên. Sự nhạy cảm đối với các hormone này kết hợp với vi khuẩn trên bề mặt da cùng với tuyến dầu – điều này sẽ sản sinh ra mụn trứng cá.
Một số điều có thể làm cho mụn trở nặng hơn:
- Tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da có nhiều dầu hoặc mỡ như kem dưỡng da, kem hoặc sáp vuốt tóc. Hoặc bạn làm việc trong khu vực mà thường xuyên phải tiếp xúc dầu mỡ (Chẳng hạn như làm việc ở nhà bếp có nhiều dầu mỡ và dầu chiên)
- Làm việc căng thẳng gây nên tăng hormone cortisol khiến mụn bị bùng phát.
- Tác dụng phụ của thuốc
- Do gen di truyền
- Thường dùng tay sờ lên mặt khiến mụn bị nhiễm khuẩn, lây lan nhanh sang các vị trí khác.
6. Mụn có để lại sẹo không?
Với một số trường hợp mụn viêm bị nặng có thể để lại sẹo trên mặt. Điều này xảy ra khi khi mụn xâm nhập vào da làm tổn thương các lớp sâu hơn. Về vấn đề sẹo từ mụn bạn cũng không nên quá lo lắng, bởi hiện tại có rất nhiều cách để trị sẹo rỗ từ mụn một cách dễ dàng và chi phí phụ thuộc vào ngân sách hiện có của bạn.
Một số phương pháp trị sẹo từ mụn phổ biến hiện nay như: Lột da bằng hóa chất, mài da, tái tạo bề mặt bằng laser, vi kim hoặc có thể là phương pháp phẫu thuật da.
Trên đây là những thông tin cơ bản về nguyên nhân và sự hình thành của các loại mụn trên mặt thường gặp. Hy vọng rằng qua bài viết bạn có thể dễ dàng phân biệt được các loại mụn để có thể kịp thời tìm ra các biện pháp xử lý và lựa chọn được phương pháp chăm sóc phù hợp với làn da của mình.