Bí kíp trình bày ưu – nhược điểm của bản thân trong CV đúng chuẩn

Các điểm mạnh của bản thân luôn là điều khiến bạn tự hào khi trình bày trong CV (Curriculum vitae hay sơ yếu lý lịch) còn điểm yếu thì hoàn toàn ngược lại. Tuy nhiên, đa phần nhà tuyển dụng lại quan tâm đến cả ưu và nhược điểm của ứng viên. Cùng tham khảo […]

Đã cập nhật 10 tháng 1 năm 2022

Bởi TopOnMedia

Bí kíp trình bày ưu – nhược điểm của bản thân trong CV đúng chuẩn
  1. Các điểm mạnh của bản thân luôn là điều khiến bạn tự hào khi trình bày trong CV (Curriculum vitae hay sơ yếu lý lịch) còn điểm yếu thì hoàn toàn ngược lại. Tuy nhiên, đa phần nhà tuyển dụng lại quan tâm đến cả ưu và nhược điểm của ứng viên. Cùng tham khảo mẹo trình bày “ưu – nhược điểm” trong CV của camly Academy để tạo ấn tượng trước nhà tuyển dụng.

    Điểm mạnh của bạn là gì?

    Các điểm mạnh của bản thân (Strengths) là những thế mạnh về trình độ chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm nổi trội trong công việc hoặc đời sống của bạn. Mỗi người đều có các điểm mạnh khác nhau và nếu truyền tải được lợi thế này trong CV đến nhà tuyển dụng thì tỷ lệ phỏng vấn thành công của bạn sẽ cao đấy.

    diem-manh-cua-ban-la-gi

    Trình bày điểm mạnh trong CV để tạo ấn tượng

    Bạn cần sắp xếp hợp lý, dùng những từ ngữ đơn giản khi trình bày các điểm mạnh của bản thân trong CV để nhà tuyển dụng có thể dễ dàng nhận biết được ngay khi nhìn vào. Đồng thời các điểm mạnh này phải bỗ trợ lẫn nhau để tạo được niềm tin của nhà tuyển dụng.

    Ví dụ: Trong CV bạn đề cập các điểm mạnh của bản thân là khả năng tư duy tốt và làm việc nhóm giỏi. Đây là 2 kỹ năng bổ trợ lẫn nhau bởi trong công việc nhóm thì những người có kỹ năng tư duy tốt sẽ phân tích vấn đề đa chiều để tìm được hướng đi đúng đắn. 

    Cách trả lời câu hỏi về điểm mạnh

    Trước khi phỏng vấn, hãy liệt kê danh sách các điểm mạnh của bản thân để có thể trả lời trơn tru điểm mà bạn tự hào nhất khi nhà tuyển dụng vừa đề cập đến. Hãy cho họ biết lợi ích mà bạn có thể mang lại cho công ty thông qua ưu điểm của mình.

    Ví dụ: Khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi “Điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì? hoặc Điều gì sẽ giúp bạn thành công ở vị trí công việc này?”, thì hãy tự tin trả lời về kinh nghiệm chuyên môn hoặc kỹ năng của bạn như sau:

    • Tôi có khả năng làm việc dưới áp lực cao và luôn hoàn thành công việc đúng deadline. Và hãy đưa ra ví dụ thực tế về 2 ưu điểm này trong công việc trước kia để nhấn mạnh lại một lần nữa.
    • Tôi hiểu rất rõ về ngành Marketing. Sau hơn 5 năm làm việc, tôi đã có đủ các kỹ năng để tối ưu quảng cáo, giảm thiểu chi phí và cải thiện lợi nhuận của công ty. Trên thực tế, tôi đã giúp công ty cũ tăng doanh thu trong các quý, lần lượt là 5% và 7%.
    • Điểm mạnh nhất của tôi là trách nhiệm trong công việc. Tôi luôn sẵn sàng nhận công việc áp lực cao và phục vụ một khách hàng khó tính khi cần thiết,… Bởi đây là cơ hội cho tôi được học hỏi để trau dồi kinh nghiệm và cống hiến cho công ty. 
    cac-diem-manh-cua-ban-than

    Những điểm mạnh nào được nhà tuyển dụng đánh giá cao

    Các điểm mạnh của bản thân ứng viên được các nhà tuyển dụng đánh giá cao thường là:

    • Trình độ chuyên môn: Đây thường là cơ sở để nhà tuyển dụng lọc CV của bạn trước khi bắt đầu phỏng vấn. Bởi nếu CV của bạn trình bày về kiến thức và kỹ năng nhất định về vị trí ứng tuyển thì đương nhiên nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến bạn.
    • Kỹ năng mềm: Bạn nên liệt kê ra các kỹ năng mềm của bản thân trong công việc ở phần ưu – nhược điểm trong CV. Các kỹ năng tư duy, giao tiếp, giải quyết vấn đề,… đều là các điểm mạnh cần có của một ứng viên giỏi.
    • Tài lẻ: Đừng ngần ngại trình bày tài lẻ vào nội dung của CV của bạn để gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Bởi điều này sẽ rất hiệu quả vì giúp nhà tuyển dụng có thêm ý tưởng để tạo ra màu sắc mới trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
    • Hiểu biết rộng: Bạn là một người từng trải qua nhiều vị trí công việc khác nhau nên có kinh nghiệm làm việc phong phú. Và khi nhà tuyển dụng cần tìm ứng viên có chuyên môn cao thì điều này khiến bạn trở lên nổi bật hơn trong mắt họ.

    Một số điểm mạnh của bản thân cũng rất quan trọng mà bạn cần trình bày trong CV gồm kỹ năng viết lách và giao tiếp, đàm phán tốt, làm việc nhóm,…

    Điểm yếu của bạn là gì?

    Điểm yếu (Weaknesses) là những điểm bản thân bạn còn hạn chế và cần cải thiện bằng cách thích nghi, thay đổi thói quen…, để có thể trở nên tốt hơn. Ai cũng có điểm yếu và đôi khi đây là tác nhân cản trở thành công của bạn. 

    Thực tế, ngoài các điểm mạnh của bản thân thì điểm yếu cũng cần được trình bày trong CV vì đây là những điều mà nhà tuyển dụng quan tâm. Một số điểm yếu ứng viên thường đề cập nhất trong CV gồm:

    • Thiếu tự tin và giao tiếp chưa ổn.
    • Cần cải thiện khả năng thuyết trình trước đám đông. 
    • Cần trau dồi thêm trình độ chuyên môn
    • Chưa thành thạo ngoại ngữ,…
    diem-yeu-cua-ban-la-gi

    Trình bày điểm yếu trong CV để tạo ấn tượng

    Khi đưa điểm hạn chế của bản thân vào CV, hãy thật tinh tế lựa chọn vì không nhà tuyển dụng nào lại có ấn tượng tốt với một CV đầy dãy điểm yếu cả. Tốt nhất là bạn chỉ nên đưa tối đa 3 điểm hạn chế của bản thân vào CV.

    Bạn tuyệt đối không nên giấu nhẹm những nhược điểm của mình trong CV bởi nhà tuyển dụng luôn có cách kiểm tra sự trung thực của ứng viên qua buổi phỏng vấn. Ai cũng cần có điểm cần cải thiện nên hãy tự tin trình bày và đưa ra hướng mà bạn đang dùng để hoàn thiện điểm yếu này.

    Cách trả lời câu hỏi về điểm yếu

    tra-loi-cau-hoi-diem-yeu

    Khi nhà tuyển dụng đề cập đến điểm yếu của bạn trong buổi phỏng vấn thì bạn có thể tham khảo các cách trả lời dưới đây để “vớt điểm”:

    • Tôi rất ngại phát biểu trước đám đông và thường không nói trôi chảy. Do đó, tôi hiện đang tham gia các khóa học kỹ năng thuyết trình trước đám đông tại để trở nên tự tin và diễn đạt tốt hơn.
    • Tôi là một con người quá cầu toàn. Vì tôi luôn suy nghĩ rằng bản thân có thể làm tốt hơn dù rằng kết quả công việc được đánh giá tích cực. Điều này khiến tôi kiệt sức và tôi đang cố gắng điều tiết suy nghĩ này để giúp bản thân tự tin hơn trước những kết quả mà mình đã đạt được.
    • Tôi rất nhút nhát khi giao tiếp trong tập thể. Tôi ngại đặt câu hỏi và thường ít đưa ra ý kiến cá nhân trong các buổi họp. Nhưng giờ tôi đã học được cách hòa đồng với mọi người để trở nên tự tin hơn trong tập thể.
    • Tính làm việc độc lập của tôi rất cao. Tôi có xu hướng muốn tự mình hoàn thành công việc mà không cần sự trợ giúp nào vì ngại làm phiền đồng nghiệp. Và điều này khiến tôi gặp phải căng thẳng không cần thiết. Nhưng giờ đây, tôi đang cải thiện kỹ năng giao tiếp để mạnh dạn nhờ đến sự trợ giúp của đồng nghiệp công ty.

    Làm sao để biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

    Đặt câu hỏi

    Đừng ngần ngại tự đặt câu hỏi cho bản thân để tìm ra các điểm yếu – các điểm mạnh của bản thân. Hãy bắt đầu bằng câu hỏi như “Bạn có cảm thấy thích thú khi làm công việc này không?”; Hoặc “Những công việc gì khiến bạn thoải mái và có thể làm trong một thời gian dài mà không bị stress?”; Hoặc “Bạn có thấy mình trình ngại đặt câu hỏi hoặc đưa ra ý kiến trong công việc của tập thể?”… Khi trả lời được tất cả những câu hỏi mà bạn tự đặt ra thì bạn sẽ dễ dàng khám phá ra ưu – nhược điểm của bản thân đấy.

    cac-diem-manh-cua-ban-than

    Nhờ người khác đánh giá bản thân

    Trong quá trình làm việc và học tập, đôi khi bạn không thể nhìn nhận ra được tất cả điểm yếu, điểm mạnh của bản thân. Đây chính là lúc bạn cần tham khảo những đánh giá của người thân, bạn bè. Hãy rèn luyện kỹ năng lắng nghe và bình tĩnh khi bất kỳ ai đánh giá về bạn, gồm cả những lời khen và sự chê trách. Sau đó hãy tự mình nghiền ngẫm lại về những lời nói này để có thể tìm ra được điểm mạnh và sự hạn chế của bản thân từ đó phát huy và cải thiện tốt hơn. 

    Tham gia các bài khảo sát

    Trong thời đại Công Nghệ 4.0 thì bạn sẽ dễ dàng tìm ra được các bài khảo sát giúp đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bạn thân trên internet. Bạn có thể tham gia các bài khảo sát này nhằm tìm ra được các điểm mạnh của bản thân để ngày một phát triển thêm. Hoặc tìm ra những mặt hạn chế để cố gắng tìm cách cải thiện để nhằm giúp bản thân hoàn thiện hơn.

    cac-diem-manh-cua-ban-than

    Tìm cách khắc phục điểm yếu

    Dù biết rằng không có một ai hoàn hảo nhưng đừng để những điểm yếu của bản thân trở thành vật cản trên con đường dẫn đến thành công của bạn. Việc khắc phục điểm yếu yêu cầu sự kiên trì và nỗ lực trong khoảng thời gian dài. Do đó, hãy cố gắng khắc phục nhược điểm cần sự quyết tâm mạnh mẽ và cần thực hiện càng sớm càng tốt. 

    Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết cách trình bày ưu – nhược điểm của bản thân trong CV để tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng. Đồng thời biết cách xác định được các điểm yếu – các điểm mạnh của bản thân để có thể thành công trong công việc. 

    Để phát huy tối đa lợi thế của bản thân trong công việc thì việc kết hợp chúng với những kỹ năng mềm là điều cần thiết. Camly Academy là một nền tảng giáo dục mà bạn có thể tin tưởng. Các khóa học tại website này đều giảng dạy bởi các chuyên gia giáo dục hàng đầu trong nhiều lĩnh vực. Sau khi hoàn thành khóa học, ngoài việc được cấp chứng chỉ thì bạn còn có thể linh hoạt áp dụng các kỹ năng mềm này vào cuộc sống và công việc một cách hiệu quả. Tham gia các khóa học kỹ năng mềm trên Camly Academy ngay giúp rèn luyện bản thân mỗi ngày để trở nên chuyên nghiệp hơn.

    Nguồn: Bí kíp trình bày ưu – nhược điểm của bản thân trong CV đúng chuẩn

Tags: