Bí Quyết Chăm Sóc Và Nâng Niu Đôi Gót Chân Hồng

Trong những ngày hè nóng bức như thế này, khi xỏ chân vào đôi giày sandal hay dép tông đi biển, bạn có giật mình khi phát hiện đôi bàn chân trắng xinh ngày nào giờ trở nên thô ráp, nhiều vết chai sần và sắc móng thì vàng vọt. Một bàn chân nhăn khô, […]

Đã cập nhật 15 tháng 6 năm 2018

Bởi TopOnMedia

Bí Quyết Chăm Sóc Và Nâng Niu Đôi Gót Chân Hồng


Trong những ngày hè nóng bức như thế này, khi xỏ chân vào đôi giày sandal hay dép tông đi biển, bạn có giật mình khi phát hiện đôi bàn chân trắng xinh ngày nào giờ trở nên thô ráp, nhiều vết chai sầnsắc móng thì vàng vọt. Một bàn chân nhăn khô, các ngón gầy rộc nghiêng vẹo và màu móng trắng bệt nhám xỉn sẽ khiến bạn xấu hổ khi để lộ chân trần. Hoặc khi diện những bộ váy mùa hè rực rỡ và sang trọng, đôi bàn chân già khọm so với tuổi sẽ làm hỏng đi sự lộng lẫy đáng có, kể cả bạn đang bước đi trên đôi giày đế đỏ của Christian Louboutin hay đôi pumps hồng của Tom Ford. Thời tiết nắng nóng trong ngày hè sẽ khiến bạn mệt mỏi, có thể thường quên chăm sóc bàn chân và móng chân của mình so với bàn tay, trong khi chúng trở nên yếu ớt và chịu nhiều tác động tiêu cực dễ trông thấy. Vậy nên, đừng lười, hãy quan tâm hơn đến đôi gót chân sen của bạn với những lời khuyên và bí quyết dưới đây:

1. Nên và không nên

Không nên:

Cắt bỏ phần da chết bị chai cứng trên bàn chân, thường ở khu vực gót chân, cạnh bàn chân gần ngón cái và ngón út. Việc cắt bỏ da chai và yên tâm rằng đó chỉ là phần da chết không có cảm giác đau, thực ra lại khiến da bàn chân bị tổn thương và quá trình tự chữa lành kéo dài hơn, có thể dẫn đến tình trạng tội tệ hơn nếu sơ ý cắt quá sâu gây chảy máu và đau rát do lớp da bị mỏng đi. Thay vì cắt da chai, bạn có thể dùng các dụng cụ phù hợp để đánh cọ bàn chân, giúp loại bỏ da chết một cách nhẹ nhàng và đảm bảo không gây tổn thương.

– Không nên để bàn chân chịu ẩm ướt quá lâu và thường xuyên, vì không chỉ gây mùi mà còn làm hỏng lớp da mỏng manh ở lòng bàn chân. Vì vậy, vào mùa hè đặc biệt trong những ngày mưa, không nên mang giày sneaker hay giày boot chật kín bàn chân suốt nhiều ngày dài, nên cởi bỏ trong những lúc thuận tiện hoặc thay thế bằng các kiểu giày dép thông thoáng hơn để da chân được hít thở và luôn khô ráo.

Nên:

Ngâm chân hoặc dùng kem cấp ẩm làm mềm để làm dịu lớp da đang bắt đầu bị chai cứng. Điều này không chỉ giúp chăm sóc bàn chân của bạn được mềm mại và thon đẹp, mà còn có tác dụng thư giãn toàn cơ thể sau một ngày dài mệt mỏi do di chuyển nhiều.

Thường xuyên mát xa bàn chân của bạn. Đôi bàn chân của chúng ta có một số tuyến bã nhờn ở mu bàn chân và lòng bàn chân, nhưng  không có ở gót chân do đó khu vực da ở gót chân rất dễ bị khô, xơ cứng và nứt nẻ. Hãy dành 5 phút mát xa chân mỗi ngày, đặc biệt vào buổi tối, ngoài giúp cơ thể được thả lỏng và có được giấc ngủ ngon, bạn sẽ thấy sự khác biệt về độ sáng màu cũng như da bàn chân ngày càng trở nên mềm mại hơn.

2. Những điều cần biết

– Vết chai da:

Tình trạng da bị chai là khi một vùng da nhỏ bị căng cứng thành một vết sậm màu, khô ráp, sưng lỳ mất cảm giác đau do bị ma sát và chịu lực tỳ quá mức. Phần da này chai cứng đi nhằm phản kháng lại khi phải chịu áp lực nhiều và lâu ngày. Đây là một vấn đề phổ biến của bàn chân, hầu hết gặp ở những người thường mang giày quá chật, làm chèn ép cấu trúc tự nhiên của bàn chân quá nhiều như giày bít mũi, giày cao gót hoặc thường xuyên ngồi xếp bằng, ngồi quỳ Seiza (ngồi kiểu người Nhật). Chỗ da chai lâu ngày, do không cảm thấy đau nên sự tổn thương mô bên dưới vết chai không được phát hiện và ngăn ngừa sớm, dẫn đến tình trạng da chai cứng nhiều hơn, khiến bàn chân trở nên xấu xí và rất khó khắc phục.

Vì vậy, hãy luôn chăm sóc bàn chân của bạn bằng cách mát xa, thoa kem làm mềm và dưỡng ẩm. Phòng ngừa là biện pháp chữa trị tốt nhất, mang giày vừa chân là điều đầu tiên cần làm, ngừng lại ngay khi bắt đầu cảm thấy sưng phồng, đau rát do mang giày quá chật, quá cứng hoặc quá cao. Hãy tham khảo các mẹo để làm giãn mềm đôi giày da mới, thay vì bắt ép đôi gót chân sen xinh xắn của mình phải chịu đựng. Cũng như hãy lựa chọn giày dép có độ cao vừa phải, thường xuyên cho đôi bàn chân “nghỉ giải lao” khi phải đứng nhón chân với đôi giày cao gót suốt một khoảng thời gian dài.

– Hạt sừng:

Hạt sừng về cơ bản giống như tình trạng vết da chai, tuy nhiên ở mức độ nặng hơn, nổi gồ lên thành cục da dày cộm. Thông thường chúng ta đều nhầm lẫn hạt sừng thành vết chai. Nhưng hạt sừng thường có kích thước nhỏ, cứng chắc nguyên khối hoặc lõm mềm bên trong, có xu hướng xuất hiện dưới lòng bàn chân, các mô thịt lồi ở gần ngón chân, các kẽ và cạnh ngón. Hạt sừng có thể gây đau nhức do bị chèn ép, lở loét hoặc mưng mủ nếu tổn thương nặng. Trong khi đó các vết chai thường không đau, có mảng phẳng, sậm nâu hoặc vàng, kích thước lớn nhỏ tùy khu vực da và tình trạng ma sát, tác động.

Phòng ngừa bằng cách tránh tỳ đè và nén ép các mô thịt của bàn chân, đặc biệt là ngón chân, cũng như không nên chịu ẩm, chật quá lâu và thường xuyên. Nếu các hạt sừng trở nên đau và viêm nhiễm, đặc biệt với những người có bệnh tiểu đường hay các bệnh lý làm mạch máu lưu thông kém, nên được thăm khám bởi bác sĩ da liễu, với sự hướng dẫn chăm sóc, vệ sinh và dùng thuốc hoặc kem bôi để điều trị đúng cách, ngăn chặn nhiễm trùng, tránh hình thành vết sẹo.

– Nứt gót chân:

Vấn đề nứt gót chân thường xảy ra và ảnh hưởng nhiều đến những người có làn da khô tự nhiên. Tình trạng cũng tồi tệ hơn bởi các yếu tố như đứng nhiều trong thời gian dài, hay do mang giày cao gót thường xuyên và quá lâu trong ngày. Bạn có thể chữa trị nứt nẻ gót chân bằng các loại kem chứa AHA giúp làm mềm, dưỡng ẩm và loại bỏ da chết. Lưu ý trước khi áp dụng kem trị nứt gót, hãy dùng xốp, sponge, bàn chải mềm hoặc bông tắm xơ mướp để kỳ cọ, mài nhẵn lớp da khô bong tróc một cách nhẹ nhàng, giúp tăng hiệu quả và tác dụng của sản phẩm.

Ngoài ra, với những ai gặp tình trạng khô nứt nặng gây đau rát và chảy máu, hãy tham khảo ý kiến của dược sĩ để lựa chọn sản phẩm điều trị tốt nhất, cũng như có thể được gợi ý sử dụng thuốc uống bổ sung omaga 7 giúp khôi phục lipid trong da, ngăn ngừa khô da, đem lại một đôi gót sen hồng hào, xinh xắn. 

– Ngón chân vẹo:

Giày chật khiến các ngón chân và đầu bàn chân bị bó hẹp trong mũi giày, chiếm tỷ lệ 90 % trong số những nguyên nhân gây vẹo ngón chân cái, và một số người có cấu trúc bàn chân vẹo ngón do di truyền. Tình trạng vẹo ngón thường bắt đầu gặp như sưng tấy, da phồng rộp và bỏng rát ở góc ngón chân cái. Từ đó, bàn chân bị tổn thương và chèn ép lâu ngày, khiến ngón chân cái dần dần bị đẩy nghiêng về phía các ngón chân khác.

Điều này cũng xảy ra tương tự với các ngón chân út và áp út. Giải pháp là gì? Hãy lựa chọn đúng kiểu giày và cỡ giày phù hợp với cấu trúc bàn chân của bạn. Chẳng hạn như những người có bàn chân bành và các ngón chân ngắn, nên lựa chọn các kiểu giày có độ rộng và khoảng hở ở phần mũi chân, với chất liệu co giãn mềm mại như giày vải, giày cao gót hở mũi, giày sandal đan dây thay vì kiểu giày ballerina hay giày oxford có mũi hẹp và chất liệu da cứng. Nên nhớ rằng, giày đẹp mấy cũng luôn có giày đẹp hơn, có thể lựa chọn và thay đổi; nhưng bàn chân xinh xắn của bạn, một khi các ngón chân đã bị lệch vẹo chỉ có thể đưa chúng quay trở lại trật tự bẩm sinh bằng cách phẫu thuật đặt lại xương ngón chân.

– Đau khóe móng chân: 

Đây là một tình trạng gây đau đớn và rất khó chịu khi móng chân ở khóe bắt đầu mọc dài ra, chúng bấu và đè ép vào phần da thịt ở khóe móng chân. Tình trạng này càng tồi tệ hơn khi các quý cô vẫn cố chịu đựng trong đôi giày bó bít mũi chân gây tê đau âm ỉ, và bất cứ sự va chạm nhẹ nào cũng khiến móng chân đâm mạnh vào phần da thịt đang rất nhạy cảm, gây bầm tím, tứa máu và lâu lành. Điều này không những khiến ngón chân trở nên vô cùng xấu xí mà còn dễ bị nhiễm trùng và đau nhức suốt thời gian dài. Cắt móng chân không thường xuyênchọn giày không vừa cỡ, không phù hợp với cấu trúc riêng của chân là những nguyên nhân phổ biến nhất.

Ngoài ra, đừng bao giờ cắt chéo móng và nạy móng quá sâu, quá mạnh tay. Hãy sử dụng các dụng cụ cắt, dũa, mài đã được các nhà sản xuất nghiên cứu và phát triển chu đáo, phục vụ tốt nhất cho những nhu cầu chăm sóc khác nhau đối với móng tay, móng chân của bạn.