-
Bé quấy khóc có thể do con bị đói, khát nước, thiếu ngủ và nhiều nguyên nhân khác. Nắm được nguyên nhân trẻ quấy khóc giúp bố mẹ có giải pháp hiệu quả hơn. Cùng VNCare tìm hiểu lý do bé hay quấy khóc và cách xoa dịu chúng qua bài viết dưới đây nhé!
12 lý do tại sao khiến bé khóc nhiều và cách xoa dịu chúng
Có nhiều nguyên nhân khiến bé khóc nhiều, dưới đây là một số lý do thường gặp nhất để bố mẹ tham khảo:
1.1. Em bé khóc nhiều do bị đói, khát nước
Em bé khóc nhiều có thể là do bị đói. Đây là nguyên nhân khá phổ biến và bố mẹ cũng rất dễ để phát hiện. Khi thấy bé khóc nhiều đi kèm các dấu hiệu như rướn người hay bặm môi, đưa tay lên miệng,… thì chứng tỏ bé đang bị đói và mẹ nên cho con bú ngay.
1.2. Trẻ khóc có thể là do đau bụng, đầy hơi
Một nguyên nhân phổ biến khác có thể khiến bé khóc nhiều chính là đau bụng, đầy hơi. Bố mẹ cần quan sát bé thường xuyên, nếu bé khóc nhiều hơn 3 giờ một ngày và có những triệu chứng như bụng căng tròn, đầy hơi, tay nắm chặt thì rất có thể là do bé đang đau bụng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể là do bé bị đói hoặc bị quá no, ngoài ra còn có thể bé không hấp thụ được các loại protein có trong sữa công thức hoặc sữa mẹ, đau bụng do sợ hãi,…
Khi phát hiện bé có những triệu chứng trên, bố mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.1.3. Tã bé bị bẩn
Tã bẩn có thể khiến bé khó chịu và quấy khóc. Vì vậy bố mẹ cần thường xuyên kiểm tra tã của bé xem có các chất thải như nước tiểu hay phân không. Nếu có, bố mẹ cần nhanh chóng thay tã và vệ sinh sạch sẽ để bé không còn quấy khóc.
1.4. Em bé khóc do thiếu ngủ
Em bé sơ sinh thường ngủ từ 11 đến 16 tiếng mỗi ngày. Do đó nếu bé ngủ ít hơn thời gian này sẽ gây nên tình trạng mệt mỏi, quấy khóc. Trong trường hợp bố mẹ thấy bé ngủ ít, khóc nhiều và không có bất cứ triệu chứng nào khác thì nên dỗ bé ngủ để khắc phục sớm tình trạng này.
1.5. Em bé khóc nhiều và đau do mọc răng
Từ 6 đến 8 tháng tuổi là thời điểm mọc răng sữa của bé. Trong giai đoạn này, bé khóc nhiều và khó chịu hơn. Tuy nhiên việc quấy khóc và xoa dịu tình trạng này cho bé cũng không quá khó khăn. Nếu quan sát thấy bé thường xuyên chảy nước dãi, nướu bị sưng, không muốn ăn và khó ngủ thì bé đang trong quá trình mọc răng. Bố mẹ cần nhanh chóng làm sạch miệng và nướu của bé bằng khăn ướt, sau đó cho bé ăn thức ăn mềm và liên hệ đến bác sĩ để có thể sử dụng thêm các loại thuốc theo hướng dẫn.
1.6. Trẻ dị ứng hoặc nhạy cảm với thực phẩm
Ngoài đau bụng, đầy hơi thì dị ứng với thực phẩm cũng là nguyên nhân khiến bé khóc nhiều. Một số những triệu chứng cơ bản dễ nhận biết khi bé dị ứng thức ăn chính là đi ngoài phân lỏng, da nổi ban đỏ, chảy nước mắt,… Khi thấy bé quấy khóc và có những dấu hiệu trên, bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
1.7. Bé quấy khóc vì cơ thể không khỏe
Khi cơ thể không khỏe, bé sẽ khóc rất nhiều dù bố mẹ đã cố gắng dỗ dành. Nếu bố mẹ thấy tiếng khóc của bé có phần “bất thường” thì nên kiểm tra nhiệt độ cơ thể xem trẻ có bị sốt hay không. Ngoài ra, để cải thiện sức khỏe của bé, bố mẹ cũng nên nghiên cứu và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý để bổ sung các chất cần thiết cho bé.
1.8. Bé khóc do thân nhiệt quá nóng hoặc quá lạnh
Sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ cơ thể hoặc môi trường cũng khiến em bé khóc nhiều hơn. Do đó trong nhiều trường hợp như bố mẹ cởi quần áo để thay tã, lau người hay ôm ấp,… dễ khiến bé khóc bất ngờ. Để tránh trường hợp khiến bé thay đổi thân nhiệt, bố mẹ cần chú ý và cẩn thận hơn khi tiếp xúc với con nhé!
1.9. Trẻ muốn được gần gũi
Bất kỳ em bé nào cũng muốn ôm ấp, gần gũi với bố mẹ. Vì vậy nếu thấy bé khóc, bố mẹ nên nhanh chóng ôm con vào lòng để bé có thể cảm nhận được tình cảm, mùi hương và cả giọng nói thân thuộc bởi rất có thể bé đang cần sự vỗ về của bố mẹ đấy!
1.10. Bé khóc có thể đang gặp rắc rối nào đó
Vì chưa thể nói được nên bé có thể khóc khi gặp một rắc rối nào đó. Bố mẹ cần kiểm tra tay chân, lưng, bụng và các bộ phận khác của bé thường xuyên để kịp phát hiện vấn đề. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng đừng quên quan sát áo quần, chỗ nằm của bé xem có vấn đề gì khiến bé đau, ngứa hay không.
1.11. Bé khóc do tác động của môi trường xung quanh
Bé có thể phản xạ với môi trường xung quanh thông qua tiếng khóc. Những yếu tố của môi trường như tiếng ồn, ánh sáng có thể tác động đến em bé. Do đó khi nhà quá ồn ào hoặc quá sáng hoặc tối cũng có thể khiến bé khóc. Tùy từng trường hợp, bố mẹ có thể khắc phục để xoa dịu bé.
1.12. Tiếng bé khóc muốn vui đùa nhiều hơn
Cũng giống như việc gần gũi với bố mẹ, bé sẽ khóc khi muốn được khám phá và vui đùa với thế giới xung quanh. Hãy chú ý hơn khi chăm bé, nếu bé có dấu hiệu khóc và đòi nhìn ngắm các vật xung quanh, bố mẹ nên đáp ứng để bé cảm thấy thoải mái hơn nhé!
Khi bé khóc bố mẹ nên làm gì?
Các bé không khóc để làm bạn khó chịu hay vì chúng bỗng tự nhiên muốn quậy phá hoặc quạu quọ. Một số bé nhạy cảm hơn với những thay đổi và khó chịu so với các bé khác, nhưng làm lơ việc bé khóc cũng sẽ không làm bé ngưng khóc được. Lúc đó, ba hoặc mẹ ôm bé vào lòng vỗ về để làm dịu bé.
May là việc bé hay quấy khóc thường không liên quan vấn đề thể chất hay bệnh tật. Nếu bạn không chắc về điều đó, bạn nên đến gặp bác sĩ để tư vấn và kiểm tra xem bé có bệnh gì không. Trong đa số các trường hợp, bé khóc vẫn rất khoẻ mạnh ngay cả khi khóc cả ngày.
Sau đây là những gì bé cố gắng nói với bạn khi khóc và cũng là những thứ bạn cần làm để dỗ bé nín khóc:
- Bé đói bụng hoặc khát nước, đây là nguyên nhân bé quấy khóc thường gặp nhất. Nếu bé bú sữa mẹ, hãy để bé quyết định khi nào cần bú và sau đó thử cho bé bú thêm bên vú còn lại. Nếu bé bú bình, bạn nên pha nhiều sữa hơn.
- Bé bú sữa đã đủ và thoả mãn chưa? Kiểm tra tư thế của bé khi bú, bảo đảm kích thích được phản xạ xuống sữa để bé có đủ sữa giàu năng lượng. Nếu bé bú bình, kiểm tra lỗ tiết sữa có quá nhỏ làm bé bú khó hay lỗ quá to có thể làm bé sặc.
- Bé có cần ợ hơi không? Cho bé ngồi thẳng lưng và xoa lưng bé.
- Bé khó chịu vì nóng hoặc lạnh? Dùng mu bàn tay kiểm tra ngực bé xem có ấm không.
- Vào những tuần đầu, một số bé bị đau bụng là khá phổ biến.
- Bé đang chán và cần ai đó bên cạnh. Hãy ôm bé, hát cho bé nghe, vỗ lưng hoặc tắm, tất cả sẽ giúp làm dịu và trấn an bé.
- Bé mệt mỏi hoặc không thể ngủ được. Thử lắc lư nôi bé hoặc đẩy xe đẩy tới lui.
- Bé đang khó chịu vì tiếng ồn,tiếng nói chuyện của mọi người xung quanh. Nếu có, bạn nên đổi qua phòng yên tĩnh hơn cho bé.
- Bé không thoải mái. Kiểm tra quần áo bé có chật siết ở cổ tay hay mắt cá. Nếu bé bị hăm tã bé sẽ khóc.
Đôi khi chỉ là bé muốn được ba mẹ ôm. Bé thích cảm giác an toàn nằm trong vòng tay của bạn, cảm nhận mùi của ba mẹ và được ở gần ba mẹ.
Nguồn: Huggies
Bé quấy khóc – bố mẹ nên làm gì?
Bé quấy khóc có thể do con bị đói, khát nước, thiếu ngủ và nhiều nguyên nhân khác. Nắm được nguyên nhân trẻ quấy khóc giúp bố mẹ có giải pháp hiệu quả hơn. Cùng VNCare tìm hiểu lý do bé hay quấy khóc và cách xoa dịu chúng qua bài viết dưới đây nhé! […]
Đã cập nhật 12 tháng 4 năm 2022
Bởi TopOnMedia
Tags: