15 cách phân chia không gian trong thiết kế nội thất không gian mở

“Bố cục không gian mở” là một thuật ngữ chung được sử dụng trong thiết kế nội thất và kiến ​​trúc cho bất kỳ sơ đồ tầng nào sử dụng không gian rộng, mở và giảm thiểu việc sử dụng các phòng nhỏ, kín. Phần lớn, chúng sẽ không có tường hoặc vách ngăn bên […]

Đã cập nhật 30 tháng 6 năm 2021

Bởi TopOnMedia

15 cách phân chia không gian trong thiết kế nội thất không gian mở

“Bố cục không gian mở” là một thuật ngữ chung được sử dụng trong thiết kế nội thất và kiến ​​trúc cho bất kỳ sơ đồ tầng nào sử dụng không gian rộng, mở và giảm thiểu việc sử dụng các phòng nhỏ, kín. Phần lớn, chúng sẽ không có tường hoặc vách ngăn bên trong. Sơ đồ tầng mở đã trở nên phổ biến trong những năm 1970, nhưng trong năm qua, vì mọi người đã bị cô lập ở nhà, tất cả những thứ mở đó đang khiến một số người phải xem xét lại. Hóa ra những bức tường, vách ngăn lại rất hữu ích để giảm thiểu tiếng ồn và mang lại cảm giác riêng tư. Dưới đây là 15 cách bạn có thể phân chia không gian nội thất trong một sơ đồ tầng mở.

1. Phân chia không gian với việc sắp xếp đồ nội thất

Đây là điểm bắt đầu khi xác định các khu vực cho đồ nội thất và giúp tiết kiệm chi phí tối ưu.

Phân chia không gian với việc sắp xếp đồ nội thất
Phân chia không gian với việc sắp xếp đồ nội thất

Quay lưng của ghế và ghế sofa ra phần còn lại của căn phòng là một cách phân chia không gian tạo ra khu vực riêng biệt. Sắp xếp lại đồ nội thất để tạo ra các khu vực có sự liên kết với nhau mẹo hiệu quả nhất đối với các bố cục không gian mở.

Chẳng hạn, nếu phòng khách của bạn nằm cạnh phòng ăn, hãy đảm bảo rằng ghế sofa của bạn quay lưng vào bàn ăn hoặc ghế phòng khách đặt đối diện với lò sưởi. Điều này sẽ tạo ra sự riêng biệt cho 2 khu vực.

Các bức tường có chất liệu bề mặt như lò sưởi bằng đá ấn tượng ở đây, cũng giúp tách biệt một cách trực quan các khu vực khác nhau.

Bổ sung diện tích bề mặt phía sau các khu vực đồ nội thất cũng giúp tạo ra sự phân cách. Bàn trang trí phía sau ghế sofa, cũng là một cách hay để tạo chiều sâu cho không gian.

Bạn càng thêm nhiều yếu tố độ cao vào bàn trang trí với các phụ kiện và vật dụng trên bề mặt, thì bạn càng tạo ra nhiều rào cản thị giác hơn. Cân nhắc sử dụng những lọ hoa cao, chồng sách cao và đèn bàn.

Phân chia phòng khách và phòng ăn khéo léo bằng cách bố trí đồ nội thất
Phân chia phòng khách và phòng ăn khéo léo bằng cách bố trí đồ nội thất

2. Sử dụng thảm khu vực

Để tạo ra khu vực khác biệt một cách trực quan hãy sử dụng thảm trải sàn. Chúng vừa giúp trang trí tạo sự mềm mại cho không gian tổng thể vừa giúp hấp thụ tiếng ồn, rất hữu ích khi nhiều hoạt động diễn ra trong không gian.

Sử dụng thảm trải sàn giúp phân chia không gian khu vực tốt hơn
Sử dụng thảm trải sàn giúp phân chia không gian khu vực tốt hơn

Hãy chắc chắn rằng bạn chọn một tấm thảm lót sàn có kích thước phù hợp. Ít nhất nó phải phù hợp với đồ nội thất chính, chẳng hạn như ghế sofa, nằm trên đó.

Nếu bạn không chắc chắn nên chọn kiểu thảm nào, thì đề xuất của tôi sẽ là chọn sản phẩm có màu đậm để làm nổi bật khu vực và giúp không gian thêm cá tính.

Thảm màu đậm giúp làm nổi bật khu vực và giúp không gian thêm cá tính
Thảm màu đậm giúp làm nổi bật khu vực và giúp không gian thêm cá tính

3. Phân chia không gian với tấm bình phong

Một cách hiệu quả để phân chia không gian là sử dụng màn bình phong trang trí. Những tấm bình phong chắn dọc này cũng có thể đưa thêm hoa văn và màu sắc vào phòng. Chúng có thể dễ dàng di chuyển đến các khu vực khác trong nhà hoặc mang ra ngoài khi bạn muốn sử dụng sơ đồ tầng mở lần nữa.

Phân chia không gian với tấm bình phong trang trí ấn tượng
Phân chia không gian với tấm bình phong trang trí ấn tượng

Lưu ý cách tấm bình phong tạo ra một khu vực tiếp khách thân mật và tô điểm thêm màu sắc và hoa văn. Đèn chiếu sáng nổi bật giúp tạo điểm nhấn cho không gian. Vào buổi tối, ánh sáng đèn sẽ giúp khu vực này sáng hơn.

4. Tạo điểm nhấn cho trần nhà

Đôi khi những ý tưởng tốt nhất đến từ phía trên. Trần nhà trong phòng khách này được trang trí bằng giấy dán tường và nhiều bóng đèn. Đây là cách bố trí phòng đặc trưng đầy phong cách cho khu vực tiếp khách.

Hệ thống đèn chiều sáng giúp tạo điểm nhấn cho trần nhà trong phân chia không gian
Hệ thống đèn chiều sáng giúp tạo điểm nhấn cho trần nhà trong phân chia không gian

Một giải pháp tinh tế hơn nhưng vẫn hiệu quả là hãy xem xét việc tạo điểm trần nhà bằng sơn hoặc khuôn thạch cao.

5. Phân chia không gian với kệ sách

Tôi thích ý tưởng sử dụng kệ sách để phân chia không gian các khu vực vì nó phục vụ cùng lúc 2 mục đích: phân chia và lưu trữ. Tuy nhiên, hãy lưu ý cách trang trí tủ sách. Lời khuyên là bạn không nên nhét tủ sách một cách quá mức. Hãy để lại một số không gian mở để ánh sáng đi qua và làm nổi bật các đối tượng.

Ngoài ra, hãy chọn một sản phẩm chất lượng cao, chắc chắn vì bạn không muốn chúng bị đổ ngã hay xê dịch. Bạn phải luôn giữ nguyên vị trí kệ với các khoảng trống cố định. Hoặc, như trong ví dụ ở đây, tủ sách được gắn cố định vào trần nhà ở trên và một bức tường ngựa (pony wall) ở dưới, đảm bảo nó luôn ở đúng vị trí.

Phân chia không gian đẹp và độc đáo với kệ sách
Phân chia không gian đẹp và độc đáo với kệ sách

Bạn cũng có thể cân nhắc đặt 2 tủ sách quay lưng vào nhau, để không gian lưu trữ ở cả 2 phía hoặc treo tranh ảnh nghệ thuật ở mặt sau của một tủ sách.

Để giữ cho không gian thông thoáng, một kệ lưu trữ kích thước thấp có thể sẽ phù hợp với bạn.

Kệ lưu trữ kích thước thấp giúp không gian thêm thông thoáng
Kệ lưu trữ kích thước thấp giúp không gian thêm thông thoáng

Hệ thống kệ 2 mặt, kéo dài từ trần đến sàn này cung cấp nhiều chỗ lưu trữ và ngăn cách giữa phòng khách và nhà bếp. Cố định TV vào kệ giúp phân định rõ các khu vực hơn.

Sử dụng kệ 2 mặt giúp phân định rõ các khu vực
Sử dụng kệ 2 mặt giúp phân định rõ các khu vực

6. Sử dụng rèm vải

Rèm cửa không chỉ để trang trí cửa sổ mà cũng có thể làm một vách ngăn phòng sang trọng giúp mang sự mềm mại và giúp không gian phòng cao hơn. Nhưng vì không có rèm cửa và thanh treo rèm có kích thước tiêu chuẩn cho phòng, nên sử dụng các sản phẩm tùy chỉnh sẽ là lựa chọn tốt hơn.

Sử dụng rèm vải làm vách ngăn phòng sang trọng giúp mang sự mềm mại và giúp không gian phòng cao hơn
Sử dụng rèm vải làm vách ngăn phòng sang trọng giúp mang sự mềm mại và giúp không gian phòng cao hơn

Bạn có thể chọn rèm vải mờ đục để phân chia không gian hoàn toàn hoặc chọn những tấm vải mỏng như trong căn phòng này để giúp căn phòng thoáng mát hơn. Sử dụng vải có độ dày mỏng khác nhau giúp bạn có thể tùy chỉnh mức độ sáng tối của căn phòng theo ý muốn.

Phân chia không gian giúp căn phòng thoáng mát với rèm vải mỏng
Phân chia không gian giúp căn phòng thoáng mát với rèm vải mỏng

7. Sử dụng vách ngăn trang trí

Sử dụng vách ngăn phân chia không gian cũng là một cách để chia nhỏ căn phòng. Nó cũng có thể tạo thêm tính nghệ thuật cho không gian phòng. Bạn nên xem xét thiết kế xung quanh và các yếu tố kiến ​​trúc khi chọn mẫu, màu sắc và chất liệu cho vách ngăn. Hãy lựa chọn khéo léo giúp vách ngăn luôn là một phần của không gian chứ không phải là một vật thể tách biệt.

Dưới đây là ví dụ kết hợp vách ngăn phong cách hiện đại midcentury cổ điển phối hợp với ghế Eames và các chi tiết trang trí phong cách midcentury khác.

Sử dụng vách ngăn trang trí phân chia khu vực ăn uống và nhà bếp
Sử dụng vách ngăn trang trí phân chia khu vực ăn uống và nhà bếp

Vách ngăn bằng kim loại hình học này kết hợp với gạch lát sàn tuyệt đẹp giúp nhà bếp thêm hiện đại.

Vách ngăn trang trí hình học giúp nhà bếp thêm hiện đại
Vách ngăn trang trí hình học giúp nhà bếp thêm hiện đại

Hãy nhớ rằng họa tiết hoa văn càng đơn giản, bạn sẽ càng dễ nhìn thấy khu vực bên cạnh hơn, vì vậy hãy thực sự suy nghĩ về cách các không gian cạnh nhau để có một vách ngăn với thiết kế phù hợp.

Kích thước của vách ngăn cũng ảnh hưởng đến sự thoải mái và khả năng tiếp cận khu vực. Chiều rộng trung bình phù hợp giữa các không gian khoảng 42 đến 48 inch nếu bạn không muốn các vách ngăn lấn vào lối đi.

Chọn vách ngăn trang trí có chiều rộng khoảng 42 - 48 inches trong phân chia không gian
Chọn vách ngăn trang trí có chiều rộng khoảng 42 – 48 inches trong phân chia không gian

8. Phân chia không gian sử dụng cây xanh

Một chậu cây xanh lá lớn có thể giúp phân chia không gian một cách sinh động. Cây Ficus trong ngôi nhà này ở Austin, Texas, giúp ngăn cách khu vực sinh hoạt với khu vực ăn uống. Ngoài ra, hãy chú ý cách chủ nhà sử dụng màu sơn của bức tường bên trái khác màu với các bức tường khác để biểu thị sự chuyển tiếp trong không gian.

Màu sơn tường giúp tạo ra sự chuyển tiếp khi phân chia khu vực
Màu sơn tường giúp tạo ra sự chuyển tiếp khi phân chia khu vực

Trồng cây xanh hoặc cây cảnh trong nhà cũng là một cách tuyệt vời để phân chia khu vực nhưng vẫn đảm bảo sự thông thoáng.

Phân chia không gian sử dụng cây xanh đảm bảo sự thông thoáng
Phân chia không gian sử dụng cây xanh đảm bảo sự thông thoáng

9. Sử dụng vách ngăn bằng kính

Vách ngăn bằng kính vừa giúp giảm tiếng ồn đồng thời vừa giữ cho các không gian sáng sủa. Nếu bạn giữ sự riêng tư cho các phòng riêng biệt, hãy xem xét kính khắc (etched glass) hoặc kính với chất liệu bề mặt.

Sử dụng vách ngăn bằng kính là cách phân chia không giản giúp giảm thiểu tiếng ồn
Sử dụng vách ngăn bằng kính là cách phân chia không giản giúp giảm thiểu tiếng ồn

Bạn cũng có thể sử dụng cửa ra vào bằng kính. Điều này giúp giữ nguyên thiết kế không gian mở vừa giúp bạn nghe nhạc hoặc gọi điện thoại mà không làm phiền hoặc bị làm phiền bởi các phòng bên cạnh.

Cửa ra vào bằng kính giúp đảm bảo sự riêng tư, không bị làm phiền
Cửa ra vào bằng kính giúp đảm bảo sự riêng tư, không bị làm phiền

Một giải pháp khác là sử dụng cửa gió (louver) kính đứng có thể xoay được. Nếu bạn có các cửa sổ có thể đóng mở ở gần đó, bạn có thể xoay các cửa gió để giúp phòng thoáng mát hơn. Bạn cũng có thể tạo ra một không gian đầy “tâm trạng” với bóng và ánh sáng, tùy thuộc vào cách bạn sử dụng chúng.

Sử dụng cửa gió xoay giúp không gian thêm thoáng mát và có chiều sâu
Sử dụng cửa gió xoay giúp không gian thêm thoáng mát và có chiều sâu

10. Phân chia không gian với các bức tường

Có vẻ hơi ngược ngạo khi xây lên một bức tường tại nơi trước đó đã gỡ xuống hoặc thêm một bức tường vào một ngôi nhà mới với thiết kế không gian mở, nhưng đôi khi bạn phải thành thật với nhu cầu của bản thân.

Để phân chia không gian bạn không cần phải xây thêm một bức tường đầy đủ. Đôi khi, một bức tường ngựa hoặc một bức tường ngăn ngắn như bức tường màu cam ở đây chỉ dừng lại ở đây là đủ. Thêm vào đó, bạn có thể dùng một vách ngăn đơn giản có 2 đến 4 chân hoặc vách thạch cao dễ dàng lắp lên và tháo xuống.

Ngoài ra, hãy chú ý đến vách ngăn trang trí được sử dụng trong không gian này.

Xây tường để phân chia không gian
Xây tường để phân chia không gian

11. Thay đổi bố cục không gian

Thay đổi bố cục của một căn phòng hoặc tạo thêm chiều sâu là một phương pháp sẽ tách biệt rõ ràng các không gian trong bố cục thiết kế mở. Sự thay đổi bố cục có thể mang lại cảm giác không gian phòng rộng rãi và thân mật hơn.

Thay đổi bố cục mang lại cảm giác không gian phòng rộng rãi và thân mật hơn
Thay đổi bố cục mang lại cảm giác không gian phòng rộng rãi và thân mật hơn

Hãy nhớ rằng những thay đổi bố cục trong nhà có thể là vấn đề những người gặp khó khăn trong việc di chuyển, vì vậy hãy luôn xem xét bố trí các tay vịn hoặc các cấu trúc hỗ trợ khác.

12. Phân chia không gian với đảo bếp

Nếu nhà bếp của bạn liên thông với các phòng xung quanh, chẳng hạn như bạn đang nấu ăn thì khách hoặc các thành viên trong gia đình liên tục ra vào gây cản trở, việc sử dụng đảo bếp phân chia không gian có thể sẽ phù hợp với bạn.

Một bàn đảo tạo thành một rào phân cách giữ mọi người ở một bên và phòng bếp ở bên kia. Nó cũng ngăn cách các không gian một cách trực quan. Bố trí ghế đẩu ở quầy bar sẽ giúp làm nổi bật thêm ranh giới phân cách, nhưng cũng nên cân nhắc việc đặt một tủ lạnh nhỏ đựng đồ uống ở phía ngoài để khách có thể lấy đồ uống mà không cần phải vào bếp có thể cản trở việc nấu nướng.

Một lựa chọn khác là hãy xem xét sử dụng đảo bếp bánh xe có thể khóa hoặc mở bánh, cho phép bạn dễ dàng di chuyển để tạo cảm giác thoáng mở hơn khi cần thiết.

Phân chia không gian với đảo bếp
Phân chia không gian với đảo bếp

13. Sử dụng các yếu tố nghệ thuật

Nếu bạn thiếu không gian tường để treo các tác phẩm nghệ thuật vì quá nhiều cửa sổ (không phải vấn đề gì quá nghiêm trọng), hãy cân nhắc việc tự tạo ra hoặc thuê một nghệ sĩ để thiết kế một tác phẩm nghệ thuật giúp phân chia không gian các phòng.

Trong ngôi nhà ở Montana này, chủ nhà đã bố trí cây bạch dương và các thân cây để phân chia khu vực ăn uống và phòng khách. Ngoài ra, hãy lưu ý cách tạo điểm nhấn cho từng không gian chẳng hạn như đèn chiếu sáng lớn cố định phía trên bàn ăn.

Phân chia khu vực ăn uống và phòng khách với cây bạch dương vô cùng nghệ thuật
Phân chia khu vực ăn uống và phòng khách với cây bạch dương vô cùng nghệ thuật

Trong căn gác xép ở New York này, các tác phẩm điêu khắc từ trần đến sàn xoắn tạo thêm điểm nhấn và nét đặc trưng cho bố cục mở.

Các tác phẩm điêu khắc từ trần đến sàn xoắn tạo thêm điểm nhấn và nét đặc trưng cho bố cục mở
Các tác phẩm điêu khắc từ trần đến sàn xoắn tạo thêm điểm nhấn và nét đặc trưng cho bố cục mở

14. Phân chia không gian bằng cửa trượt

Cửa trượt phổ biến để kết nối không gian nội thất và không gian ngoài trời, nhưng cũng có thể dễ dàng áp dụng để phân chia không gian nội thất.

Trong ngôi nhà ở San Francisco này, các cửa trượt có thể đóng mở hoàn toàn toàn tách biệt không gian làm việc và khu vực sinh hoạt chính.

Đối với sự sắp xếp này, bạn cần có vách ngăn hoặc một hệ thống hỗ trợ các tấm treo. Nếu các hệ thống đường ray nằm trên sàn, đó là điều cần phải suy nghĩ và lập kế hoạch nhiều hơn. Ngoài ra, hãy nhớ rằng một số kiểu thiết lập có thể khó làm sạch hơn những kiểu khác, vì vậy bạn nên thường xuyên làm việc nhà. Chẳng hạn các cửa trượt xếp chồng lên nhau có thể sẽ khó làm sạch khoảng trống giữa chúng. Nếu hệ thống đường ray nằm trên sàn, bụi bẩn có thể đọng lại trong các ngóc ngách.

Phân chia không gian bằng cửa trượt
Phân chia không gian bằng cửa trượt

15. Sử dụng lò sưởi 2 mặt

Lò sưởi 2 mặt có lẽ là lựa chọn hấp dẫn nhất khi phân chia không gian. Lò sưởi luôn là điểm nhấn nổi bật và loại 2 mặt sẽ giúp phân bổ nhiệt độ đồng đều hơn cho 2 khu vực so với khi lắp đặt loại chỉ dựa vào một bức tường ở cuối một căn phòng rộng thiết kế mở.

Bạn cũng có thể xem xét các lựa chọn sử dụng etanol sinh học hoặc hệ thống điện không yêu cầu ống khói.

Sử dụng lò sưởi 2 mặt khi phân chia khu vực nội thất
Sử dụng lò sưởi 2 mặt khi phân chia khu vực nội thất

Nguồn tham khảo: Houzz