Vệ sinh thiết bị nhà tắm như thế nào đúng?

Các thiết bị nhà tắm dù được sử dụng mỗi ngày và tiếp xúc nhiều với nước nhưng không có nghĩa là chúng đã được làm sạch đâu nhé. Để không gian sống nhà bạn luôn sạch sẽ và thoải mái, hãy cùng Cleanipedia tìm hiểu cách vệ sinh thiết bị nhà tắm đúng cách […]

Đã cập nhật 5 tháng 5 năm 2020

Bởi TopOnMedia

Vệ sinh thiết bị nhà tắm như thế nào đúng?
thiết bị vệ sinh nhà tắm

Các thiết bị nhà tắm dù được sử dụng mỗi ngày và tiếp xúc nhiều với nước nhưng không có nghĩa là chúng đã được làm sạch đâu nhé. Để không gian sống nhà bạn luôn sạch sẽ và thoải mái, hãy cùng Cleanipedia tìm hiểu cách vệ sinh thiết bị nhà tắm đúng cách nhé!

1/ Vệ sinh lavabo và bồn tắm

Đây là 2 thiết bị đặc trưng được làm từ nguyên liệu sứ tráng men. Do đó, nếu không được làm vệ sinh đúng cách, bồn rửa và bồn tắm sẽ dễ bị ố vàng và nhanh cũ. Chất tẩy rửa mạnh sẽ làm lớp men nhanh chóng bị ăn mòn, vì thế bạn chỉ cần thiết bị vệ sinh nhà tắm cùng với dung dịch tẩy rửa hợp lý để làm sạch lavabo và bồn tắm là được.

Để làm sạch các vết bẩn bám trên lavabo và bồn tắm, bạn có thể tận dụng Nước tẩy bồn cầu & Nhà tắm Vim. Cách thực hiện như sau. Bạn pha 2 nắp Vim với 2.5 lít nước sạch, sau đó dùng dung dịch loãng vừa pha để lau toàn bộ bề mặt bồn tắm và lavabo. Với khả năng diệt khuẩn lên đến 99,9%, Vim sẽ nhanh chóng đánh bay các vi khuẩn trú ngụ trong bồn rửa mặt và bồn tắm, tẩy sạch mảng bám và trả lại cho bạn bề mặt sạch bóng như mới.

2/ Vệ sinh vòi hoa sen

Vòi hoa sen sạch sẽ mang đến cho bạn dòng nước thanh mát và tinh khiết để rửa trôi mệt mỏi trong ngày. Tuy nhiên, nếu vòi hoa sen không được vệ sinh định kỳ, các chất bẩn sẽ bị bám ở lỗ phun nước và gây tắc nghẽn vòi sen.

Để vệ sinh vòi hoa sen, bạn cũng không cần phải dùng đến thiết bị vệ sinh nhà tắm hay bất kỳ hóa chất dạng mạnh mà chỉ cần áp dụng phương pháp vệ sinh thủ công sau đây: Cho giấm trắng vào một chiếc túi nilon, sau đó thả ngập vòi hoa sen vào trong và cột miệng túi lại. Bạn nên ngâm đầu vòi sen trong nước giấm khoảng 1 tiếng, sau đó lấy ra và rửa sạch với nước. Giấm trắng sẽ thay bạn đánh bay bụi bẩn và cặn bã đọng lại trong các lỗ phun nước, đồng thời khử trùng và khử mùi cho vòi hoa sen sạch hơn trước.

3/ Vệ sinh bồn cầu

Hãy luôn giữ bồn cầu sáng bóng và không có mùi hôi để không ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình bạn nhé. Để khử mùi hôi trong bồn cầu mà không làm ảnh hưởng đến sự phân hủy của các chất thải bên dưới hầm cầu, bạn có thể pha hỗn hợp giấm + nước cốt chanh + baking soda để lau chùi, cọ rửa và giúp cho bồn cầu được sáng hơn và không còn mùi hôi.

4/ Vệ sinh sàn nhà tắm

Sàn nhà tắm cũng sẽ bị hoen ố và bụi bẩn bám dính khiến cho chúng nhanh bẩn và dễ dàng phát sinh vi khuẩn hơn. Để làm sạch sàn nhà tắm, bạn có thể dùng xà phòng hoặc nước tẩy sàn nhà để lau chùi mỗi ngày. Hoặc nếu bạn muốn có một dung dịch tẩy rửa chuyên sâu hơn nhưng lại không quá mạnh để làm ảnh hưởng tới lớp gạch men thì có thể pha hỗn hợp 1 nắp Vim với 2.5l nước sạch. Sau đó bạn dùng thiết bị vệ sinh nhà tắm nhúng vào hỗn hợp để làm sạch sàn và tường nhà tắm.

Ngoài các cách lau chùi kể trên, Cleanipedia cũng muốn mách bạn sản phẩm Nước lau đa năng CIF với công thức đa tác động sẽ giúp bạn rửa sạch và diệt vi khuẩn  cho mọi bề mặt. Bạn chỉ cần xịt nước lau CIF lên bề mặt bồn tắm, lavabo hay bồn cầu hoặc gương, sau đó dùng khăn sạch lau lại một lượt là đã có thể khử trùng và làm sạch chúng nhanh chóng. Không chỉ có thế, mùi hương mà CIF mang lại cũng vô cùng dễ chịu, giúp cho nhà tắm luôn thoáng khí và thơm tho.

Vậy là, chỉ cần chú ý một chút thôi là bạn đã có thể bỏ túi cho mình nhiều bí quyết để vệ sinh các thiết bị nhà tắm rồi đấy. Cleanipedia chúc các bạn thực hiện thành công!

Xem thêm: cách thông bồn cầu, vệ sinh máy lạnh, giặt thảm, thông tắc vệ sinh

Tags: