Vàng da

Mục lục 1 Tìm hiểu chung 1.1 Vàng da là bệnh gì? 1.2 Những ai thường mắc phải vàng da? 2 Triệu chứng thường gặp 2.1 Những triệu chứng và dấu hiệu của vàng da là gì? 2.2 Khi nào bạn cần gặp bác sĩ? 3 Nguyên nhân gây bệnh 3.1 Nguyên nhân gây ra […]

Đã cập nhật 3 tháng 1 năm 2020

Bởi TopOnMedia

Vàng da

Tìm hiểu chung

Vàng da là bệnh gì?

Vàng da hay còn gọi là “vàng mắt” hoặc “vàng củng mạc mắt”. Đây là tình trạng da và tròng trắng mắt bị xỉn vàng, gây ra bởi lượng bilirulin trong máu quá cao. Bilirubin là một hóa chất có màu vàng trong hemoglobin, các chất vận chuyển oxy trong nằm trong tế bào hồng cầu. Khi các tế bào hồng cầu bị vỡ, cơ thể tạo ra các tế bào mới để thay thế chúng. Những tế bào cũ sẽ được xử lý bởi gan. Nếu gan gặp vấn đề và không thể xử lý các tế bào hồng cầu này, bilirubin sẽ tích tụ trong cơ thể và khiến làn da của bạn có màu vàng.

Những ai thường mắc phải vàng da?

Vàng da là bệnh rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên bệnh thường tự thuyên giảm và biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, bệnh vàng da cũng có thể xảy ra ở các lứa tuổi khác, nhưng đó thường là triệu chứng của một bệnh khác.

Triệu chứng thường gặp

Những triệu chứng và dấu hiệu của vàng da là gì?

Triệu chứng thông thường nhất là hiện tượng da và tròng trắng của mắt bị ngả vàng. Nếu bệnh nặng hơn, các khu vực này có thể chuyển thành màu nâu.

Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện khi nồng độ bilirubin quá cao là:

  • Bên trong miệng có màu vàng;
  • Nước tiểu sẫm màu;
  • Phân nhạt màu hoặc có màu đất sét.
  • Lưu ý: nếu chỉ có da bạn ngả vàng trong khi lòng trắng của mắt thì không thì bạn có thể không bị vàng da. Làn da của bạn có thể biến một màu vàng hoặc cam nếu bạn tiêu thụ nhiều beta carotene, một sắc tố màu da cam trong cà rốt.
  • Các triệu chứng khác phụ thuộc vào các rối loạn dẫn đến chứng vàng da:
  • Ung thư có thể gây mệt mỏi, sụt cân…
  • Viêm gan có khả năng làm bạn buồn nôn, nôn mửa…

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu trẻ sơ sinh có triệu chứng vàng da sau khi về nhà, hoặc bệnh trở nặng, cần gặp bác sĩ nhi khoa ngay lập tức.

Bạn nên gọi bác sĩ nếu bé có các dấu hiệu như:

  • Vàng da ở bụng, cánh tay và chân;
  • Vàng da kéo dài hơn 3 tuần;
  • Tròng trắng mắt của bé vàng đi;
  • Bé có vẻ mệt mỏi hoặc khó tỉnh dậy;
  • Bé không tăng cân hoặc biếng ăn;
  • Bé hay khóc ré.

Ngoài ra, vàng da ở người trưởng thành có thể là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm như viêm gan hoặc ung thư. Bạn hãy đi khám bác sĩ ngay nếu xuất hiện triệu chứng của bệnh vàng da.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra vàng da là gì?

Bệnh vàng da gây ra bởi lượng bilirulin trong máu quá cao. Bilirubin là một hóa chất có màu vàng trong hemoglobin, các chất vận chuyển oxy trong nằm trong tế bào hồng cầu. Khi các tế bào hồng cầu bị vỡ, cơ thể của bạn sản xuất ra các tế bào mới để thay thế chúng. Những tế bào cũ sẽ được xử lý bởi gan. Đối với trẻ sơ sinh, do gan còn chưa trưởng thành nên thỉnh thoảng bilirubin hình thành nhanh hơn tốc độ xử lý của gan, từ đó dẫn đến tình trạng dư thừa bilirubin. Đối với người trưởng thành, tình trạng dư thừa bilirubin có thể gây ra do gan có đề (bị tổn thương do bị viêm, ung thư…).

Những nguyên nhân khác bao gồm nhiễm trùng, nhóm máu của mẹ và bé không tương đồng, và do bú sữa mẹ. Vì thỉnh thoảng, sữa mẹ can thiệp vào khả năng chuyển hóa bilirubin của gan. Loại vàng da này tiến triển chậm hơn những loại khác và có thể kéo dài đến vài tuần.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc vàng da?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ vàng da, bao gồm:

  • Sinh non: bé sinh trước 38 tuần không xử lý bilirubin nhanh như bé đủ tháng. Ngoài ra, bé có thể bú kém hơn và giảm nhu động ruột nên ít thải được bilirubin qua phân;
  • Vết bầm lớn khi sinh: phá vỡ nhiều hồng cầu hơn làm nồng độ bilirubin cao hơn;
  • Nhóm máu: nếu nhóm máu của mẹ khác của bé, bé có thể nhận được kháng thể truyền qua nhau thai, làm cho các tế bào máu phá vỡ nhanh hơn;
  • Bú mẹ: vì sữa mẹ có thể can thiệp vào khả năng chuyển hóa bilirubin của gan. Tuy nhiên do lợi ích lớn của sữa mẹ, các chuyên gia vẫn khuyên nên cho bé bú mẹ.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn hay bé không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị vàng da?

Việc điều trị phụ thuộc vào độ tuổi của người bệnh:

Đối với người trưởng thành

Bệnh vàng da thường chỉ là triệu chứng của một bệnh khác, nên việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh.

Đối với trẻ sơ sinh

Thông thường trẻ sẽ không cần điều trị và bệnh sẽ tự khỏi sau 2 đến 3 tuần.

Nếu các triệu chứng chuyển nặng hoặc không tự khỏi, trẻ sẽ cần được điều trị bằng các phương pháp sau:

Phương pháp quang trị liệu

Đây là phương pháp chữa trị tốt nhất. Trẻ sẽ nằm ở trần dưới ánh đèn huỳnh quang và được chụp mắt để bảo vệ mắt trong suốt quá trình điều trị. Ánh sáng sẽ giúp làm giảm lượng bilirubin dư thừa.

Phương pháp Immunoglobulin truyền tĩnh mạch

Phương pháp này được sử dụng nếu bệnh vàng da gây ra do nhóm máu của mẹ và bé khác nhau. Ở trường hợp này, máu của bé sẽ mang theo các kháng thể của mẹ. Các kháng thể này sẽ góp phần phá vỡ các tế bào máu. Immunoglobulin là một protein trong máu có thể hạn chế các kháng thể này, do đó tiêm immunoglobulin vào cơ thể sẽ giúp làm giảm tình trạng vàng da của bé.

Phương pháp truyền trả máu

Nếu các phương pháp khác không có hiệu quả, bé có thể phải cần tiến hành phương pháp truyền trả máu. Phương pháp này tiến hành bằng cách lấy nhiều lần một lượng nhỏ máu của bé, sau đó làm loãng bilirubin và kháng thể từ cơ thể mẹ, sau đó truyền trả lại vào cơ thể bé.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán vàng da?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên kết quả xét nghiệm máu kiểm tra nồng độ bilirubin. Ngoài ra, đối với người trưởng thành, một số xét nghiệm khác cũng có thể được tiến hành để bác sĩ có thể tìm ra nguyên nhân gây vàng da như:

  • Xét nghiệm viêm gan siêu vi;
  • Xét nghiệm chức năng gan;
  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ;
  • Chụp CT bụng;
  • Siêu âm bụng;
  • Nội soi chụp mật tụy ngược dòng;
  • Chụp mật qua da xuyên gan;
  • Sinh thiết gan;
  • Kiểm tra nồng độ cholesterol trong máu;
  • Xét nghiệm thời gian Prothrombin.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của vàng da?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh vàng da:

  • Vàng da có thể được hạn chế nếu bạn cho trẻ ăn thường xuyên hơn. Điều này giúp trẻ đi ra phân nhiều hơn, giúp làm giảm lượng bilirubin mà ruột hấp thu;
  • Cho trẻ ăn thực phẩm bổ sung nếu bé gặp vấn đề khi bú sữa mẹ, trở nên sụt cân và mất nước. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa

Tags: