Các Loại Vật Liệu Làm Vách Nhà Tiền Chế Bền Đẹp

Với đặc thù riêng, vách nhà tiền chế sẽ có những yêu cầu đặc biệt về vật liệu thi công. Những yêu cầu này nhằm mục đích tạo nên công trình nhà tiền chế bền đẹp và chắc chắn. Cùng tìm hiểu các loại vật liệu chuyên dụng thường được dùng để làm vách nhà […]

Đã cập nhật 28 tháng 5 năm 2022

Bởi TopOnMedia

Các Loại Vật Liệu Làm Vách Nhà Tiền Chế Bền Đẹp

Với đặc thù riêng, vách nhà tiền chế sẽ có những yêu cầu đặc biệt về vật liệu thi công. Những yêu cầu này nhằm mục đích tạo nên công trình nhà tiền chế bền đẹp và chắc chắn. Cùng tìm hiểu các loại vật liệu chuyên dụng thường được dùng để làm vách nhà tiền chế phổ biến hiện nay. 

>> Xem thêm:

Cấu tạo của nhà tiền chế vách nhà tiền chế

Nhà thép tiền chế dần trở thành giải pháp phổ biến cho nhu cầu xây dựng các công trình từ Công Nghiệp đến thương mại và dân dụng. Giải pháp nhà thép tiền chế hoàn toàn có thể đáp ứng các yêu cầu của công trình bất động sản, nhà máy, trung tâm thương mại, nhà xưởng, nhà kho, trang trại… 

Cấu tạo của một nhà tiền chế bao gồm các phần chính:

Hệ khung chính

Hệ khung chính như cột xương sống của công trình. Đây là bộ phận có nhiệm vụ nâng đỡ, chịu lực, truyền lực, tăng độ cứng và độ ổn định cho công trình nhà thép tiền chế. Hệ khung gồm có: hệ khung kéo chính, hệ giằng, hệ xà gồ. Hệ khung được thiết kế chắc chắn và sử dụng các nguyên vật liệu cao cấp, chất lượng.

Cấu trúc nhà thép tiền chế (Nguồn: internet)

Kết cấu bao che

Kết cấu này có ý nghĩa quan trọng cho các công trình nhà thép tiền chế. Chúng có nhiệm vụ giới hạn không gian, phân khu sử dụng và bảo vệ công trình trước những tác động bên ngoài như thời tiết, côn trùng và con người. Phần bao che này cũng đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cho toàn bộ công trình. Với nguồn vật liệu sử dụng đa dạng từ hình dáng đến màu sắc thì các yêu cầu trong thiết kế của công trình đều được đảm bảo. Đây được xem như phần mặt tiền được chú ý đầu tiên khi tiếp cận với nhà thép tiền chế nên luôn được khách hàng chú trọng.

Kết cấu bao che hay vách nhà tiền chế được tạo hình từ những tấm vật liệu có sẵn như: tôn lợp, tấm xi măng sử dụng cho nội ngoại thất, tấm lót sàn, tấm thép, gạch, gỗ… 

Kết cấu phụ

Là những phần còn lại để hoàn thiện một công trình nhà thép tiền chế hoàn chỉnh. Tùy theo tính chất công trình mà việc sử dụng các kết cấu phụ sẽ được kỹ sư tối ưu khi thiết kế. Những kết cấu phụ thường được sử dụng trong công trình nhà thép tiền chế: mái che, cầu thang, hệ thống cửa, máng xối, diềm trang trí, lối đi thoát hiểm, lối đi bảo trì,… 

Các loại vách nhà tiền chế phổ biến

Vách nhà tiền chế thuộc phần kết cấu bao che của công trình. Khi thiết kế, dựa trên đặc điểm của công trình mà kỹ sư sẽ có những giải pháp sử dụng vách phù hợp. Dưới đây là những loại vách nhà tiền chế được sử dụng phổ biến:

Tôn thông dụng

  • Ưu điểm: Là loại vật liệu có trọng lượng nhẹ, màu sắc đa dạng và đa công năng như cách nhiệt, lấy sáng. Các tấm tôn có thể sản xuất theo yêu cầu để đảm bảo theo mục đích sử dụng khi xây dựng công trình nhà thép.
  • Nhược điểm: Tính năng cách âm của tôn bị hạn chế khiến hoạt động bên trong công trình nhà thép bị ảnh hưởng như bị ồn, bị vang tiếng… Giá thành tôn khá rẻ nhưng lại bị hạn chế nhiều tính năng hỗ trợ cho công trình nhà thép tiền chế.
Caption: Tôn cách nhiệt dùng làm vách nhà tiền chế (Nguồn: internet)

Tôn sandwich 

  • Ưu điểm: Còn có tên gọi là tôn panel, vách panel. Tôn sandwich nổi bật với tính năng cách âm, cách nhiệt, chống nóng, chống ồn hiệu quả. Sử dụng cho nhiều vị trí từ vách, trần, sàn. Tôn có nhiều màu sắc đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng: làm vách ngăn, tấm trần, cửa… 
  • Nhược điểm: Chịu nhiệt và chịu lực chỉ ở mức trung bình. Việc cắt theo nhu cầu để thay đổi kích thước sử dụng sẽ bị hạn chế vì kết cấu tôn cứng. Không phải là vật liệu tối ưu để che chắn cho khu vực ẩm, tiếp xúc với nước. 

Bê tông 

  • Ưu điểm: Có nhiều loại để lựa chọn như bê tông thông thường, tấm bê tông nhẹ, tấm cemboard. Tính năng ưu việt của loại vật liệu này là có khả năng chống cháy, chịu được nhiệt độ cao. Vật liệu có trọng lượng nhẹ, không gây áp lực lên hệ móng của công trình. Có tính an toàn cho sức khỏe con người và thân thiện với môi trường trong suốt thời gian sử dụng.
  • Nhược điểm: Không phải tấm bê tông nào cũng sử dụng làm vách bao che được. Một số tấm bê tông yếu, không đủ độ chắc chắn nên không đáp ứng yêu cầu làm vách ngăn cho công trình nhà thép tiền chế. Vì vậy, khi sử dụng, cần cân nhắc để đảm bảo hiệu quả. 
Cap: Tấm bê tông sử dụng để lót vách nhà tiền chế (Nguồn: internet)

Gạch 

  • Ưu điểm: Loại gạch sử dụng là gạch bê tông xốp có khối lượng nhẹ nhằm làm giảm áp lực cho công trình. Vật liệu được đánh giá cao giúp công trình chống được bão gió cũng như các tác động mạnh từ bên ngoài một cách chắc chắn.
  • Nhược điểm: Thi công cần sự tỉ mỉ, tốn nhiều thời gian hơn. Vật liệu không có giá trị tái sử dụng. Khi đã thi công là sử dụng hoặc loại bỏ hoàn toàn. 
Caption: Gạch bê tông sử dụng để làm vách nhà tiền chế (Nguồn: internet)

Gỗ 

  • Ưu điểm: Có tên gọi đầy đủ là gỗ ốp tường với tính năng cứng, bền, có khả năng chống mối mọt, chịu nước và chống thấm. Có dạng tấm cùng kích thước để công trình chủ động sử dụng theo thực tế. 
  • Nhược điểm: Không phải chất liệu gỗ 100% mà còn có cát và keo. Vệ sinh trong quá trình sử dụng bị hạn chế.

Kính

  • Ưu điểm: Đa dạng loại kính theo mục đích sử dụng: kính cường lực, kính trắng, kính màu, kính phản quang, kính an toàn… Độ bền cao nếu sử dụng đúng yêu cầu. Căn cứ vào nhu cầu và mục đích để chọn độ dày cho kính.
  • Nhược điểm: giá thành cao, yêu cầu kỹ thuật cao khi lắp đặt, có sự kén chọn khi sử dụng cho từng loại công trình. 

Hy vọng bài viết trên đem đến cho quý khách hàng thông tin hữu ích.

Tags: