U tủy thượng thận

Mục lục 1 Tìm hiểu về u tủy thượng thận 1.1 Bệnh u tủy thượng thận là gì? 1.2 Những ai thường mắc phải u tủy thượng thận? 2 Triệu chứng và dấu hiệu u tủy thượng thận 2.1 Những dấu hiệu và triệu chứng u tủy thượng thận là gì? 2.2 Khi nào bạn […]

Đã cập nhật 3 tháng 1 năm 2020

Bởi TopOnMedia

U tủy thượng thận

Tìm hiểu về u tủy thượng thận

Bệnh u tủy thượng thận là gì?

U tủy thượng thận là một khối u hiếm gặp của tuyến thượng thận. Khi đó, tuyến thượng thận tiết ra hormone gọi là epinephrine hoặc các chất tương tự khác gây ra cao huyết áp, tim đập nhanh, nhức đầu và ra mồ hôi. U tủy thượng thận chiếm một phần rất nhỏ trong những nguyên nhân gây ra tăng huyết áp.

Những ai thường mắc phải u tủy thượng thận?

Theo thống kê, có khoảng 2 đến 8 ca mắc u tủy thượng thận trên 1 triệu người mỗi năm. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giới tính và lứa tuổi nào nhưng phổ biến nhất là từ 30 đến 50 tuổi. Vì đây là một loại bệnh di truyền hiếm gặp nên những ai có người thân trong gia đình bị bệnh này thì sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh.

Triệu chứng và dấu hiệu u tủy thượng thận

Những dấu hiệu và triệu chứng u tủy thượng thận là gì?

Triệu chứng phổ biến là nhức đầu thành cơn, lo âu, tim đập nhanh bất thường, đổ mồ hôi, cao huyết áp, không chịu được nóng, chóng mặt khi đứng, đau bụng, táo bón, tức ngực. Ngoài ra, triệu chứng cao huyết áp nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến mất thị lực, bệnh tim, bệnh thận, và đột quỵ.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng sau đây:

  • Không thể kiểm soát được huyết áp với những thuốc thông thường.
  • Có người thân trong gia đình bị mắc bệnh này.
  • Có người thân trong gia đình bị mắc các bệnh liên quan đến bất thường gen như bệnh tân sinh đa tuyến nội tiết, bệnh Von Hippel-Lindau, bệnh u sợi thần kinh loại 1 và bệnh u hạch đối giao cảm

Nguyên nhân gây u tủy thượng thận

Nguyên nhân gây ra u tủy thượng thận là gì?

Hiên tại các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể của bệnh u tủy thượng thận. Bệnh tươờng không liên quan đến yếu tố di truyền, nhưng khoảng 10% là do rối loạn u nội tiết trong gia đình.

Nguy cơ mắc u tủy thượng thận

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc u tủy thượng thận?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị u tủy thượng thận, bao gồm:

  • Bệnh Von Hippel-Lindau: đây là bệnh làm xuất hiện u ở nhiều vị trí trên cơ thể, thường là ở hệ thần kinh trung ương, tuyến nội tiết, tuyến tụy và thận
  • Bệnh u sợi thần kinh loại 1: bệnh này thường gây ra nhiều u xuất hiện trên da, những điểm tăng sắc tố trên da và u trong dây thần kinh thị giác.
  • Bệnh u hạch đối giao cảm di truyền gây ra những khối u ở tủy thương thận và hạch đối giao cảm
  • Bệnh u tân sinh đa tuyến nội tiết: đây là một bệnh làm phát triển các khối u tuyến nội tiết ở nhiều nơi trên cơ thể. Những chỗ thường gặp là tuyến giáp, tuyến cận giáp, môi, lưỡi và đường tiêu hóa.

Điều trị u tủy thượng thận

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị u tủy thượng thận?

Hơn 90% bệnh u tủy thượng thận có thể được chữa khỏi bằng phẫu thuật cắt bỏ khối u. Bác sĩ có thể cho bạn dùng các loại thuốc hạ huyết áp trong thời gian chờ phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật có thể gây ra các biến chứng bao gồm chảy máu và nhiễm trùng tuy nhiên điều này rất hiếm khi xảy ra. Với những trường hợp u tủy thượng thận ác tính và đã di căn thì không thể chữa khỏi bằng phẫu thuật. Khi đó bác sĩ có thể sử dụng phương pháp hóa trị và xạ trị để kiểm soát tình trạng bệnh.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán u tủy thượng thận?

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh bằng cách hỏi bệnh sử và khám lâm sàng triệu chứng. Sau đó, bác sĩ sẽ cho bạn làm xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu trong 24 giờ để đo lường mức độ hormone do khối u tiết ra. Bạn không nên uống rượu, cà phê hoặc dùng amphetamines, benzodiazepines, một số thuốc chống trầm cảm hoặc lithium khi làm xét nghiệm vì có thể dẫn đến sai sót kết quả xét nghiệm.

Ngoài ra  chụp MRI, CT và phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác có thể được thực hiện để tìm khối u. Các khối u ở bên ngoài tuyến thượng thận có thể cần hình ảnh toàn thân với các xét nghiệm y học đặc biệt.

Thói quen sinh hoạt cho người bị u tủy thượng thận

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của u tủy thượng thận?

Để hạn chế diễn tiến của u tủy thượng thận, bạn nên:

  • Báo cho bác sĩ nếu bạn bị u tủy thượng thận trước đây hoặc có người thân trong gia đình mắc bệnh u tuyến nội tiết. Cả gia đình của bạn cần phải tầm soát u tủy thượng thận bằng xét nghiệm máu.
  • Báo cho bác sĩ biết nếu thấy mắt mờ, đau đầu nặng, yếu 1 nửa cơ thể, đau ngực hoặc tăng nhịp tim.
  • Báo cho bác sĩ biết nếu thấy mắt cá chân phù lên, khó thở, yếu trong người và chóng mặt khi đứng lên.
  • Báo cho bác sĩ nếu các triệu chứng tái phát sau phẫu thuật.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Liệu có thể chữa suy thận độ 1 nhờ thảo dược?
  • Ảnh hưởng của suy thận đến sự phát triển của trẻ
  • Tác hại của thuốc lá ở bệnh nhân suy thận mạn

Tags: