Treasury là gì? Giao dịch treasury ở sàn nào uy tín?

Đối với nhiều nhà giao dịch forex mới, việc giao dịch trái phiếu (treasury) vẫn còn là một khái niệm xa lạ. Tuy vậy, các giao dịch trái phiếu lại có mối liên hệ mật thiết với forex và đây là loại tài sản trader nên xem xét khi muốn kiếm tiền và đa dạng […]

Đã cập nhật 29 tháng 6 năm 2022

Bởi The Tips

Treasury là gì? Giao dịch treasury ở sàn nào uy tín?

Đối với nhiều nhà giao dịch forex mới, việc giao dịch trái phiếu (treasury) vẫn còn là một khái niệm xa lạ. Tuy vậy, các giao dịch trái phiếu lại có mối liên hệ mật thiết với forex và đây là loại tài sản trader nên xem xét khi muốn kiếm tiền và đa dạng hóa danh mục đầu tư. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cùng bạn treasury là gì và Top 5 sàn giao dịch forex cho phép giao dịch treasury uy tín hiện nay

Treasury là gì? Khái niệm trái phiếu và thị trường trái phiếu
Treasury là gì? Khái niệm trái phiếu và thị trường trái phiếu

1. Treasury là gì? Khái niệm trái phiếu và thị trường trái phiếu

Trái phiếu hay Treasury được hiểu một cách đơn giản là một khoản vay của một tổ chức – thường là các chính phủ và các doanh nghiệp. Các tổ chức này sẽ phát hành trái phiếu như một dạng giấy vay nợ với cam kết trả lãi suất sau 1 khoảng thời gian nhất định, sau đó nhà đầu tư sẽ cho vay bằng cách mua về những trái phiếu này. Thông thường thời hạn của trái phiếu là nửa năm hoặc một năm. Khoản gốc sau đó được trả lại vào ngày đáo hạn và kết thúc giao dịch.

Trái phiếu khác với cổ phiếu ở chỗ trong giao dịch này, các nhà đầu tư không cần chịu trách nhiệm về mục đích sử dụng nguồn vốn đầu tư trái phiếu. Các đơn vị, tổ chức đã phát hành trái phiếu có nghĩa vụ phải hoàn trả lại gốc và lãi theo đúng cam kết trong hợp đồng cho vay. Về cơ bản, mua trái phiếu cũng giống như bạn đang cho một tổ chức vay tiền trong một khoảng thời gian nhất định và được tính lãi giống như các ngân hàng mà không cần quan tâm tổ chức đó vay tiền để làm gì.

Chẳng hạn, một tổ chức phát hành trái phiếu trị giá 100.000 USD với thời gian hoàn lại là 1 năm, kèm theo mức lãi suất là 1%. Nếu bạn mua trái phiếu của họ, sau 1 năm số tiền gốc lãi bạn nhận về là 101.000 USD. Tuy nhiên, nếu chưa đến 1 năm mà bạn có nhu cầu chuyển đổi trái phiếu sang tiền mặt, bạn phải bán lại trái phiếu cho một nhà đầu tư khác với một mức giá khác, bởi tổ chức phát hành trái phiếu sẽ chỉ thực hiện chi trả khi trái phiếu đáo hạn.

Giống như trong giao dịch forex, mức giá giao dịch trái phiếu giữa các nhà đầu tư luôn luôn thay đổi. Tùy theo sức hút của trái phiếu trên thị trường, bạn có thể bán nó với mức giá cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá ban đầu, nhưng không thể vượt quá tổng gốc và lãi mà tổ chức phát hành cam kết ban đầu.

Đối với giao dịch trái phiếu, lãi suất cơ bản luôn được cố định. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu luôn luôn thay đổi theo điều kiện thị trường. Mức giá bạn mua vào trái phiếu càng thấp thì lợi suất trái phiếu mang lại càng cao.

Có rất nhiều thị trường trái phiếu được phân loại theo mục tiêu huy động vốn cho tổ chức như:

  • Thị trường trái phiếu Chính phủ
  • Thị trường trái phiếu chính phủ bảo lãnh
  • Thị trường trái phiếu chính quyền địa phương
  • Thị trường trái phiếu doanh nghiệp…

2. Phân loại trái phiếu

Trái phiếu được phân loại theo 5 tiêu chí khác nhau bao gồm:

a.      Người phát hành: Bao gồm 3 loại sau đây

  • Trái phiếu của Chính phủ: trái phiếu Chính phủ được coi là loại chứng khoán có ít rủi ro nhất.
  • Trái phiếu của doanh nghiệp: Là những trái phiếu do doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành để tăng vốn hoạt động.
  • Trái phiếu của ngân hàng và các tổ chức tài chính: Các tổ chức này có thể phát hành trái phiếu để tăng vốn.

b.      Lợi tức trái phiếuBao gồm 3 loại sau:

  • Trái phiếu có lãi suất cố định: lợi tức được xác định theo một tỷ lệ phần trăm (%) cố định tính theo mệnh giá.
  • Trái phiếu có lãi suất thả nổi: lợi tức được trả trong các kỳ có sự khác nhau và được tính theo biên + lãi suất tham chiếu.
  • Trái phiếu có lãi suất bằng không: được mua với giá thấp hơn mệnh giá (mua chiết khấu) và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đó đáo hạn.

c.      Mức độ đảm bảo thanh toánBao gồm 2 loại:

  • Trái phiếu bảo đảm: Là loại trái phiếu mà người phát hành dùng tài sản cầm cố hoặc chứng khoán ký quỹ làm tài sản bảo đảm, nếu đáo hạn, chủ thể phát hành mất khả năng thanh toán thì tài sản này sẽ được xử lý để chi trả gốc và lãi trái phiếu.
  • Trái phiếu không bảo đảm: Là loại trái phiếu bảo đảm bằng uy tín của người phát hành.

d.      Hình thức trái phiếuBao gồm 2 loại:

  • Trái phiếu vô danh: trái phiếu này không ghi tên của người mua và trong sổ sách của người phát hành. Ai cầm trái phiếu người đó sẽ được chi trả khi đáo hạn.
  • Trái phiếu ghi danh: trái phiếu này có ghi tên của người mua và trong sổ sách của người phát hành.

e.       Tính chất trái phiếu.

  • Trái phiếu có thể chuyển đổi: trái chủ được quyền chuyển sang cổ phiếu của công ty đó theo quy định cụ thể về thời gian và tỷ lệ khi mua trái phiếu.
  • Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: kèm theo phiếu cho phép trái chủ được quyền mua một số lượng nhất định cổ phiếu của chủ thể phát hành.
  • Trái phiếu có thể mua lại: cho phép nhà phát hành được quyền mua lại một phần hay toàn bộ trước khi trái phiếu đến hạn thanh toán.

3. Khi nào các nhà đầu tư tìm đến treasury?

Trái phiếu được phát hành bởi các tổ chức và công ty huy động vốn sẽ quy định cụ thể các điều khoản cho vay, thời gian thực hiện các khoản thanh toán lãi cũng như thời gian trả gốc.

Treasury là loại tài sản được các nhà đầu tư yêu thích sự an toàn cực kỳ quan tâm
Treasury là loại tài sản được các nhà đầu tư yêu thích sự an toàn cực kỳ quan tâm

Mệnh giá của trái phiếu là khoản tiền được trả lại cho người vay sau khi trái phiếu đáo hạn. Ở Việt Nam, hầu hết các trái phiếu đều có mệnh giá từ 100.000 vnđ trở lên. Giá phát hành trái phiếu bị ảnh hưởng bởi danh tiếng của tổ chức phát hành trái phiếu, thời điểm đáo hạn, lãi suất định kỳ (coupon).

Các nhà đầu tư có thể giao dịch treasury với nhau tùy theo nhu cầu. Thậm chí, trong các trường hợp lãi suất giảm, chủ thể phát hành có thể tiến hành mua lại trái phiếu và có thể phát hành lại trái phiếu mới với chi phí thấp hơn.

Trái phiếu là một loại tài sản tài chính được xếp vào nhóm các công cụ nợ, tuy lợi suất thu được từ đầu tư trái phiếu không cao như đầu tư vào cổ phiếu hay các cặp tiền tệ trong forex… Tuy nhiên, đây lại là loại tài sản được các nhà đầu tư yêu thích sự an toàn cực kỳ quan tâm, thu hút rất nhiều người tham gia mua bán trên thị trường, đặc biệt là những người mong muốn có một khoản thu nhập ổn định.

4. Trader có thể giao dịch treasury ở đâu?

Lợi thế lớn nhất khiến trái phiếu thu hút các nhà đầu tư là nó tạo ra thu nhập cố định (lãi suất định kỳ). Bên cạnh đó, rất nhiều trái phiếu chính phủ còn đi kèm điều kiện miễn thuế giúp các nhà đầu tư được gia tăng lợi ích.

Trái phiếu thường được giao dịch trên thị trường trái phiếu và chứng khoán cả sơ cấp và thứ cấp. Nhiều nhà môi giới tham gia vào thị trường sơ cấp với vai trò đại lý cấp I để thay mặt cho khách hàng đấu giá trái phiếu và tín phiếu chính phủ. Đồng thời, họ cũng tham gia vào thị trường tiền thệ thông qua các giao dịch repo và repo ngược trái phiếu với khách hàng.

Bên cạnh đó, trái phiếu còn được giao dịch trên thị trường forex. Forex được đánh giá là thị trường lưu thông tiền tệ lớn nhất trên thế giới, với khối lượng giao dịch một ngày lên đến 5000 tỷ USD. Ngoài loại tài sản được giao dịch phổ biến nhất là các cặp tiền tệ, các sàn giao dịch forex còn cung cấp các loại hàng hóa khác như Bitcoin, chỉ số chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, dầu….

Trái phiếu được các nhà đầu tư hướng đến nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu và bù đắp tổn thất. Đây là loại tài sản được đánh giá là có tính thanh khoản cao.

Các nhà đầu tư có thể tiến hành giao dịch trái phiếu thông qua CFD và tận dụng tỷ lệ đòn bẩy để khuếch đại tiền lời từ mức ký quỹ ban đầu. Với CFD, tất cả giao dịch được dựa trên biến động giá. Bạn sẽ không cần chờ đến khi trái phiếu đáo hạn.

Hai loại trái phiếu CFD phổ biến là Trái phiếu tương lai 10 năm của Đức (10-year Germany Bund Futures CFD/Bund) và Trái phiếu tương lai 10 năm của Mỹ (10-year US Treasury Note Futures CFD/USTNotee).

Trader có thể giao dịch treasury ở đâu?
Trader có thể giao dịch treasury ở đâu?

Việc ký quỹ giao dịch khi mua / bán trái phiếu là điều cần thiết. Khi đặt lệnh mua trái phiếu chính phủ, khách hàng cần phải ký quỹ tiền giao dịch theo mức thỏa thuận với công ty chứng khoán. Khi đặt lệnh bán trái phiếu chính phủ, khách hàng phải có đủ số lượng trái phiếu chính phủ đặt bán. Sau đó, lệnh giao dịch được thực hiện qua các nhà môi giới là thành viên thị trường trái phiếu chính phủ trừ ngân hàng thương mại là thành viên hệ thống giao dịch trái phiếu.

5. Top 5 sàn giao dịch forex cho phép giao dịch treasury uy tín hiện nay

a. Sàn giao dịch AvaTrade:

Đây là một broker của Ireland và được Ngân hàng Trung ương Ireland và toàn EU quản lý theo quy định của MiFID. Avatrade là sàn giao dịch khởi đầu tốt cho các nhà giao dịch mới với nền tảng giao dịch rất phổ biến là MT4. Bạn cũng có thể truy cập sàn từ web và mobile. Avatrade được biết đến với tính ổn định và độ tin cậy cao.

AvaTrade cho phép giao dịch nhiều loại tài sản như tiền tệ, tiền điện tử, chỉ số, kim loại, năng lượng, cổ phiếu, trái phiếu, ETFs…

b. Sàn giao dịch Pepperstone:

Pepperstone là một trong những nhà môi giới MT4 lớn nhất thế giới. Nhờ quy mô lớn, Pepperstone có thể phục vụ các nhà giao dịch với chi phí cực thấp đối với cả FX, CFD và hàng hóa. Pepperstone là một nhà môi giới tuyệt vời và toàn diện nếu bạn muốn giao dịch trên nhiều thị trường khác nhau với một loạt các nền tảng như MT4, WebTrader, cTrader và các ứng dụng di động cho iPhone, Android và máy tính bảng.

c. sàn giao dịch forex Markets.com

Sàn giao dịch forex Markets.com được hỗ trợ bởi một công ty giao dịch công khai và đáng tin cậy, cung cấp nhiều lựa chọn tài sản và cặp ngoại hối để giao dịch.  Ngoài ra, Markets.com còn cung cấp nhiều công cụ giao dịch giúp trader có các quyết định giao dịch đúng đắn hơn.

d. Sàn giao dịch XTB (UK)

Sàn giao dịch XTB (UK) là nhà môi giới forex hàng đầu, cung cấp cho các cá nhân khả năng giao dịch trên nhiều thị trường tài chính khác nhau bao gồm Forex, chỉ số, cổ phiếu và hàng hóa trên nền tảng xStation và MT4.

e. Sàn giao dịch iTrader

Sàn giao dịch iTrader là dịch vụ giao dịch trực tuyến hàng đầu cung cấp khả năng giao dịch các tài sản cơ bản như ví dụ CFD và tiền tệ. Với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp về thương mại web và giao dịch tài chính, sàn giao dịch này cung cấp dịch vụ giao dịch với mức phí khá rẻ cho các trader giao dịch nhỏ lẻ.

Kết luận

Nhìn chung, trái phiếu là loại tài sản có tính thanh khoản cao và được các nhà đầu tư cực kỳ ưa chuộng. Hi vọng thông qua những chia sẻ trên đây, bạn đã tìm hiểu được Treasury là gì và tìm được sàn giao dịch Treasuary phù hợp cho mình. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, vui lòng để lại bình luận dưới đây.

Nguồn: https://vnrebates.net/treasury-la-gi.html

Tags: