Trẻ sơ sinh bị khô da: Cách xử lý và chăm sóc cho bé chuẩn y khoa từ A – Z

Trẻ sơ sinh bị khô da là hiện tượng không hiếm gặp. Hiện tượng này khiến nhiều bố mẹ lo lắng vì không hiểu nguyên nhân. Bài viết này của Cleanipedia sẽ giúp các bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý nhanh, dễ dàng. Mục lục 1 Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị […]

Đã cập nhật 24 tháng 7 năm 2021

Bởi TopOnMedia

Trẻ sơ sinh bị khô da: Cách xử lý và chăm sóc cho bé chuẩn y khoa từ A – Z

Trẻ sơ sinh bị khô da là hiện tượng không hiếm gặp. Hiện tượng này khiến nhiều bố mẹ lo lắng vì không hiểu nguyên nhân. Bài viết này của Cleanipedia sẽ giúp các bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý nhanh, dễ dàng.

Trẻ sơ sinh bị khô da

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị khô da?

Khi thai nhi nằm trong bụng mẹ, bào thai được bao bọc bởi một lớp vernix caseosa. Đây là chất dưỡng da tự nhiên, có tác dụng ngăn ngừa mất nước và giữ ẩm cho da. Sau khi bé chào đời, lớp vernix caseosa này sẽ dần dần mất đi. Lớp vernix caseosa không còn, kết hợp với điều kiện thời tiết bên ngoài, sự cọ xát với khăn và áo khiến da trẻ sơ sinh bị khô sần, bong tróc.

Biểu hiện của bệnh khô da ở trẻ sơ sinh?

Khi trẻ sơ sinh bị khô da, da thường bị bong, nứt, tróc vảy và thậm chí là có thể ửng đỏ. Bé sẽ cảm thấy khó chịu và có thể quấy khóc nếu tình trạng khô da ở cấp độ nặng, gây nứt da chảy máu. Trẻ có thể bị khô da ở mặt, tay chân, lưng hoặc toàn thân, tùy theo cơ địa của từng bé. Ít gặp hơn là tình trạng trẻ sơ sinh bị khô da đầu. trường hợp nghiêm trọng nhất là trẻ sơ sinh bị khô da mẩn đỏ ở mặt.

Da của trẻ sơ sinh có thể bị khô trong suốt bốn mùa. Mùa hè, nhiệt độ cao khiến da mất cân bằng ẩm. Mùa đông, không khí lạnh và khô hanh, da bị khô do độ ẩm thấp. Về cơ bản, hiện tượng trẻ sơ sinh bị khô da có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng của bé trở nặng, hoặc đơn giản là để bé cảm thấy dễ chịu và thoải mái, áp dụng một vài biện pháp để cải thiện tình trạng khô da cho bé là điều cần làm.

Trẻ sơ sinh bị khô da do nguyên nhân gì?

Xử lý và chăm sóc trẻ sơ sinh bị khô da đúng cách

Những điều không nên làm để cải thiện da bị khô cho trẻ

  • Không dùng nước quá nóng để tắm cho bé. Nước nóng sẽ làm mất đi độ ẩm tự nhiên trên da. Tốt nhất là nên dùng nước sôi để nguội pha với nước sôi, nhiệt độ lý tưởng là 38 độ.
  • Không sử dụng quạt sưởi để sưởi ấm cho bé. Mặc dù nó thuộc top máy sưởi ấm mùa đông tốt nhất hiện nay, nhưng nhiệt lượng từ quạt sưởi sẽ làm tìn trạng khô da của bé trở nên trầm trọng hơn.
  • Không cho bé mặc quần áo vải khô, sợi tưa, chật hay thô ráp. Loại trang phúc này cọ xát vào da sẽ khiến bé khó chịu.
  • Không để trẻ tiếp xúc trực tiếp với nắng, gió lạnh. Yếu tố thời tiết là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ sơ sinh bị khô da.

Những điều nên làm để giảm tình trạng khô da cho bé

  • Cho bé bú đủ để cấp nước cho bé. Đối với bé trên 6 tháng tuổi, có thể cho bé uống một ít nước xen kẽ uống sữa.
  • Cấp ẩm cho không khí. Có thể mở máy tạo ẩm không khí trong nhà để tăng độ ẩm không khí. Lưu ý, mở trong thời gian nhất đinh. Nếu mở cả ngày, chất lượng không khí có thể bị ảnh hưởng, một số vi khuẩn gây bệnh hô hấp có thể phát triển.
  • Mang bao tay bao chân cho bé. Khi bị khó chịu do bong da, trẻ sơ sinh sẽ cào lên da theo bản năng. Điều này có thể làm rách da bé.
  • Giảm số lần tắm cho bé. Tắm càng nhiều, lớp dầu tự nhiên trên da sẽ mất đi càng nhiều. Với trẻ sơ sinh bị khô da, tắm 2 -3 lần/tuần là đủ.
  • Sử dụng sữa tắm dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh. Lưu ý khi tìm mua sản phẩm, đừng nhầm lẫn với top sữa tắm dưỡng ẩm dành cho người lớn.
  • Thoa kem dưỡng ẩm cho bé 2 lần trong ngày, nhất là sau khi tắm

Đặc trị khô da ở trẻ sơ sinh bằng nguyên liệu từ thiên nhiên

Dưới đây là một số nguyên liệu từ thiên nhiên mà chúng ta có thể sử dụng để làm giảm tình trạng khô da cho bé, vừa an toàn, vừa hiệu quả.

  • Sữa mẹ: Sữa mẹ lành tính, chứa nhiều vitamin và kháng thể sẽ giúp làm dịu đi triệu chứng về khô da ở trẻ sơ sinh. Nên dùng vài giọt sữa mẹ, thoa lên vùng da bị khô và lau lại bằng khăn ẩm sau 15-20 phút. Với trẻ sơ sinh bị khô da bong tróc hoặc trẻ sơ sinh bị khô da từng mảng, đây là biện pháp làm dịu da vô cùng hiệu quả.
  • Mật ong: Mật chứa nhiều dưỡng chất và thân thiện với làn da bé. Cách thực hiện tương tự như dùng sữa mẹ. Nếu da mặt bé sơ sinh bị khô, bạn cũng có thể thoa mật ong trực tiếp lên da mặt bé. Ngoài ra, bạn có thể pha vài giọt mật ong vào nước tắm, mật ong sẽ cấp ẩm, cải thiện tình trạng khô da cho bé.
  • Dầu dừa/ dầu oliu: Lựa chọn top dầu oliu nguyên chất, không pha tạp để  massage cho bé hàng ngày sau khi tắm hoặc trước khi đi ngủ để cân bằng độ ẩm. Da trẻ sơ sinh bị khô và sần rất cần đến dầu oliu/ dầu dừa.

Nếu các biện pháp trên không mang lại hiệu quả, hoặc da của bé quá nhạy cảm, bạn cần tìm hiểu cách chăm sóc da nhạy cảm toàn diện. Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc đến việc sử dụng các loại kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh bị khô da.  

Kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh bị da khô

Top 5 kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh được yêu chuộng trên thị trường

1. Kem dưỡng ẩm Johnson’s baby

Johnson’s Baby giàu vitamin E, A, giúp chăm sóc và nuôi dưỡng làn da bé từ bên trong. Đồng thời, sản phẩm còn bổ sung độ ẩm, làm trắng hồng, mịn màng và cực kỳ an toàn cho làn da bé. 

2. Kem dưỡng ẩm Pigeon Baby Cream

Pigeon có thành phần chính được chiết xuất từ hoa hồng, ô liu và hoa cúc giúp dưỡng ẩm vào bảo vệ làn da bé an toàn trong suốt thời gian dài. 

Sản phẩm có kết cấu mịn màng, thích hợp để dưỡng da mặt và cơ thể cho em bé. 

3. Kem dưỡng da cho bé Chicco

Kem dưỡng ẩm cho bé Chicco được chiết xuất từ tinh dầu, hoa lưu và cám gạo. Nhờ chứa nhiều Omega 3, 6 và vitamin E có tác dụng nuôi dưỡng chuyên sâu cho da bé.

4. Kem dưỡng ẩm cho trẻ sơ sinh Dexeryl

Paraffine có công dụng dưỡng ẩm và ngăn ngừa tình trạng da khô, nứt nẻ trong những ngày thời tiết lạnh giá. Ngoài ra, loại kem này còn giúp cải thiện tình trạng chàm da ở trẻ. 

5. Kem dưỡng ẩm Cetaphil Baby Daily Lotion

Kem dưỡng ẩm Cetaphil Baby Daily Lotion chiết xuất dầu hoa hướng dương và hạnh nhân. Do đó rất an toàn cho làn da nhạy cảm của bé. Sản phẩm giúp nuôi dưỡng làn da bé mịn màng, cung cấp độ ẩm. Đồng thời bảo vệ làn da mỏng manh của bé trước những tác hại từ môi trường. 

Da khô có phải là biểu hiện của bệnh lý? Khi nào nên đưa bé đi gặp bác sĩ?

Thực tế thì đại đa số các bé đều có thể tự khỏi khi bị khô da. Hoặc khỏi nhờ các biện pháp can thiệp mà Cleanipedia đã giới thiệu ở trên. Tuy nhiên, nếu trên da bé xuất hiện các mảng đỏ và ngứa, rất có thể bé đã bị viêm da dị ứng (còn gọi là chàm). Lúc này, cách  điều trị viêm da cho bé tại nhà giống như cách điều trị khô da ở trên. Nếu tình trạng không cải thiện tốt hơn, nghĩa là bé đang cần sự thăm khám của bác sĩ. 

Một số trường hợp hiếm gặp, khô da là biểu hiện của bệnh vảy cá. Lòng bàn tay, bàn chân của bé có thể bị dày lên, đóng vảy và bị mẩn đỏ. Lúc này, bạn cần đưa con đi gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Hy vọng những chia sẻ của Cleanipedia xoay quanh vấn đề trẻ sơ sinh bị khô da đã giúp các bạn lựa chọn được cách chăm sóc làn da cho trẻ sơ sinh phù hợp. Đừng quên ghé thăm Cleanipedia thường xuyên để cập nhật các mẹo về chăm sóc gia đình, nhà cửa nhé. 

Tags: