MÁCH MẸ CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG KHI TRẺ SƠ SINH BỊ HO

Khi trẻ sơ sinh bị ho, mẹ nên chú ý tới các triệu chứng bị bệnh để có thể áp dụng phương pháp điều trị ho phù hợp. Trẻ sơ sinh bị ho nếu không kịp thời điều trị có thể phát triển thành bệnh viêm đường hô hấp rất nguy hiểm. Điều trị cho […]

Đã cập nhật 12 tháng 4 năm 2022

Bởi TopOnMedia

MÁCH MẸ CÁCH ĐIỀU TRỊ ĐÚNG KHI TRẺ SƠ SINH BỊ HO
  1. Khi trẻ sơ sinh bị ho, mẹ nên chú ý tới các triệu chứng bị bệnh để có thể áp dụng phương pháp điều trị ho phù hợp. Trẻ sơ sinh bị ho nếu không kịp thời điều trị có thể phát triển thành bệnh viêm đường hô hấp rất nguy hiểm.

    Điều trị cho trẻ sơ sinh bị ho như thế nào mới đúng? Chuyên gia VNCare hướng dẫn, mẹ tham khảo ngay nhé!

    1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho

    Nhiều mẹ thường có suy nghĩ ho là một căn bệnh và sẽ gây tổn hại cho trẻ. Nhưng thực tế, ho là một loại phản xạ có lợi cho cơ thể. Khi ho, những vi khuẩn, virus và những nhân tố gây bệnh sẽ được cơ thể “tống” ra ngoài.
    Trẻ sơ sinh bị ho có thể xuất phát từ 2 nguyên nhân cơ bản:

    Do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên

    Nhiễm khuẩn hô hấp trên thường xuất hiện ở trẻ bao gồm viêm mũi, viêm họng, viêm thanh quản… Những bệnh này thường do vi khuẩn, virus gây ra.Các bộ phận như mũi, tai, họng, thanh quản, xoang là các cơ quan thuộc đường hô hấp trên. Những bộ phận này thường tiếp xúc với không khí và môi trường xung quanh nên dễ bị viêm nhiễm. Đặc biệt là vào các thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết, nhiệt độ.Trẻ bị ho do nguyên nhân này đa số sẽ tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách.

    Do nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới

    Virus và vi khuẩn là 2 tác nhân chính gây ra nhiễm khuẩn ở đường hô hấp dưới. Thông thường sẽ gây ra các bệnh lý như viêm phổi, viêm phế quản…Môi trường và không khí ô nhiễm là nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm khuẩn. Những trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu nên sẽ dễ bị tấn công hơn.Khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, trẻ có thể sẽ bị suy hô hấp nặng và có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy nên cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chữa trị càng sớm càng tốt.

    Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ho
    Trẻ sơ sinh bị ho lâu ngày rất dễ dẫn đến viêm đường hô hấp

    2. Khi nào mẹ nên đưa bé sơ sinh bị ho đi khám?

    Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến bé bị ho mà bố mẹ nên cân nhắc để đưa bé đi khám và chữa trị kịp thời. Dưới đây là những dấu hiệu phụ huynh cần lưu ý:
    Đối với trẻ bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp trên:Trẻ bị sốt và có thể kèm theo co giật.Nhịp thở bất thường.
    Trẻ bị khụt khịt mũi và tần suất ho tăng dần.
    Trẻ chảy nước mũi nhiều, quấy khóc, biếng ăn.
    Đối với trẻ bị ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới:Trẻ bỏ bú hoàn toàn hoặc bú ít đi.
    Sốt cao liên tục và nhiệt độ cơ thể giảm đột ngột.
    Ngủ li bì và khó đánh thức.
    Ho kéo dài, ho nhiều về đêm và sáng sớm, kèm theo sổ mũi.
    Trẻ nôn, trớ sữa và mệt mỏi.
    Thở rút lõm lồng ngực và cơ thể tím tái.

    Những dấu hiệu cho thấy trẻ sơ sinh bị ho nên được thăm khám
    Trẻ bị khịt mũi, chảy nước mũi nhiều, tần suất ho tăng dần,… lúc này mẹ nên đưa con đến gặp bán sĩ (Nguồn: Sưu tầm)

    3. Cách trị ho cho trẻ sơ sinh không dùng thuốc

    Phần lớn những trường hợp trẻ sơ sinh bị ho đều có thể tự khỏi sau vài ngày. Chỉ khi triệu chứng sốt của trẻ kéo dài, kèm theo ho và khó thở, mẹ mới cần đưa bé đến Bệnh Viện kiểm tra.

    Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, mẹ không nên tự ý sử dụng các loại thuốc trị ho không kê toa cho bé. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Y khoa hoa Kỳ, những loại thuốc trị ho phần lớn đều chứa thành phần dextromethorphan, có thể gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe bé. Mẹ có thể tham khảo những cách dưới đây để có thể trị họ cho trẻ mà không cần sử dụng đến thuốc:Cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn: Nước có công dụng làm loãng dịch nhầy trong mũi và đường hô hấp. Vậy nên, khi bị ho, mọi người nên uống nhiều nước để giúp đường hô hấp thông thoáng hơn. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, mẹ chỉ nên cho trẻ bú sữa mẹ. Chất dinh dưỡng từ sữa mẹ sẽ giúp trẻ tăng sức đề kháng, khỏe mạnh hơn mà không cần dùng đến các loại thuốc.Nâng cao đầu của bé khi nằm ngủ: Việc kê đầu của trẻ cao hơn khi ngủ sẽ giúp bé giảm các cơn ho và dễ thở hơn. Các mẹ có thể kê gối cao hơn, hoặc lót thêm khăn vào gội giúp nâng cao đầu của trẻ.Giữ độ ẩm không khí phù hợp: Độ ẩm không khí là yếu tố quan trọng để giúp trẻ giảm ho và dễ thở hơn. Các mẹ nên đặt một chiếc máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ của bé để bé ngủ ngon giấc hơn. 

    Cách trị ho cho trẻ sơ sinh
    Không tự ý sử dụng các loại thuốc ho cho bé nếu không có chỉ định của bác sĩ (Nguồn: Sưu tầm)

    Với những trường hợp trẻ bị ho thông thường, mẹ có thể áp dụng các cách chữa ho cho trẻ sơ sinh sau đây:

    – Trị ho cho trẻ sơ sinh bằng nước ấm: Cho trẻ uống nước ấm giúp ngăn tiết dịch mũi gây kích ứng cổ họng, đồng thời giúp làm dịu cổ họng, từ đó giảm đáng kể triệu chứng ho. Theo khuyến cáo của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, mẹ có thể cho trẻ sơ sinh từ 3-12 tháng tuổi uống từ 1-3 muỗng nước ấm, ngày 4 lần để giảm ho.

    – Chườm khăn ấm hoặc đựng nước ấm trong chai để chườm vào ngực, cổ của trẻ cũng có tác dụng giảm triệu chứng ho. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý không chườm khăn liên tục quá 20 phút, trừ khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

    – Các thảo dược trong dân gian như húng chanh, lá hẹ, bạc hà… cũng có tác dụng trị ho hiệu quả. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng thuốc Đông y thảo dược đã qua bào chế. Tất nhiên, liều lượng thế nào, uống ra sao cũng cần phải có ý kiến của các chuyên gia, bác sĩ mẹ nhé!

    Cách giúp trẻ giảm ho

    4. Một số việc không nên làm khi trẻ sơ sinh bị ho
    Khi trẻ bị ho, sức đề kháng yếu, bố mẹ nên chăm sóc trẻ cẩn thận để tránh bệnh nặng thêm và để lại những di chứng về sau. Dưới đây là những việc bố mẹ cần lưu ý:
    Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc và môi trường ô nhiễm.
    Không nên lạm dụng thuốc kháng sinh để giảm cơn ho của trẻ.
    Các trẻ khỏe mạnh nên hạn chế tiếp xúc và dùng chung đồ dùng với trẻ bị ho để tránh lây bệnh. 
    Tránh để trẻ bị nhiễm lạnh.
    Không sử dụng các loại thuốc có chứa các thành phần như neo-codion, terpin-codein… vì dễ gây ra ngộ độc cho trẻ.
    Không nên vệ sinh mũi hoặc phun khí dung thường xuyên vì có thể gây ra tình trạng bội nhiễm và khiến bệnh nặng hơn. 
    Trẻ cũng có thể bị ho do phấn hoa, lông động vật… Nên hạn chế trẻ tiếp xúc với chúng.

    Những điều cần lưu ý khi trẻ bị ho
    Mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc, môi trường ô nhiễm (Nguồn: Sưu tầm)

    5. Một số câu hỏi thường gặp về việc trẻ sơ sinh bị ho

    Dưới đây là những vấn đề mà các mẹ thường thắc mắc trong quá trình chăm sóc trẻ bị ho:

    5.1. Mẹ nên ăn gì khi bé bị ho?

    Sữa mẹ là một trong những yếu tố cần thiết để giúp trẻ giảm ho. Mẹ nên áp dụng chế độ ăn uống hợp lý để có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con. Sau đây là những loại thực phẩm mẹ có thể tham khảo:
    Cháo móng giò: Trong móng giò chứa nhiều sữa và chất đạm, sẽ giúp cải thiện nguồn sữa mẹ. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong loại thực phẩm này sẽ giúp cho mẹ có lượng sữa dồi dào, tăng cường sức đề kháng cho trẻ.Thịt gà: Đây là loại thực phẩm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như protein, canxi, kẽm… Thịt gà không chỉ giúp mẹ và bé tăng sức đề kháng mà còn giúp bé nhanh khỏi bệnh hơn.Thịt bò: Thịt bò chứa nhiều loại vitamin cần thiết cho trẻ như B12, B6… Đây cũng là loại thực phẩm giàu chất đạm và cực kỳ bổ máu, là yếu tố thiết yếu trong quá trình phát triển của trẻ.Đu đủ: Loại quả này có nhiều vitamin và khoáng chất như B3, B5, C, canxi, magie… Lượng vitamin C trong đu đủ sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch  và bảo vệ trẻ khỏi các loại vi khuẩn gây hại.

    5.2. Trẻ sơ sinh bị ho có được tắm không?

    Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng khi trẻ bị không nên tắm gội, bởi có thể khiến bé bị nhiễm lạnh và bệnh nặng hơn. Quan điểm này không hoàn toàn sai, nhưng nó chỉ đúng khi trẻ tắm nước lạnh hoặc tắm trong phòng có gió lùa vào.
    Theo các chuyên gia về sức khỏe, dù trẻ bị ho, sổ mũi hay cảm cúm, bố mẹ vẫn nên tắm cho trẻ hàng ngày. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý những yếu tố sau:
    Luôn tắm cho trẻ bằng nước ấm và phòng phải kín gió.Có thể bật nước ấm hoặc bật máy sưởi trong phòng tắm, để nhiệt độ phòng ấm hơn.Tắm trong thời gian ngắn, khoảng 5 – 10 phút.Nên lau thật khô người cho bé sau khi tắm.

    5.3. Có nên dùng thuốc khi trẻ sơ sinh bị ho không?

    Theo các chuyên gia sức khỏe, khi trẻ sơ 1 tháng tuổi bị ho, bố mẹ không nên tự ý dùng thuốc để điều trị. Việc làm này có thể khiến trẻ bị sốc hoặc thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Thay vào đó nên áp dụng các phương thức giảm ho và điều trị không dùng đến thuốc. Chỉ khi những phương pháp này không mang lại hiệu quả, bố mẹ mới nên sử dụng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ.
    Ngoài ra, bố mẹ cần quan sát kỹ càng những biểu hiện của trẻ. Khi thấy có những dấu hiệu nguy hiểm như sốt cao, khó thở, co giật,… bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để có thể chữa trị kịp thời.

    Những thắc mắc của mẹ khi trẻ bị ho
    Trẻ 1 tháng tuổi mẹ không tự ý cho bé dùng thuốc điều trị ho (Nguồn: Sưu tầm)

    Trẻ bị ho không phải là một vấn đề đáng lo ngại, những bố mẹ nên quan sát kỹ càng những dấu hiệu của trẻ để có thể chữa trị kịp thời. Mong rằng bài viết của VNCare đã giải đáp được những thắc mắc của các mẹ. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây đã giúp mẹ hiểu hơn về tình trạng trẻ sơ sinh bị ho cũng như cách trị ho cho trẻ sơ sinh.

    Nguồn: Huggies