Vay tín chấp là hình thức vay không cần thế chấp tài sản để đảm bảo với nhiều ưu điểm khác nhau và những lưu ý quan trọng cần được biết trong quy trình vay tín chấp.
Vay tín chấp có ưu điểm gì và đối tượng nào nên vay tín chấp?
- Vì không cần tài sản thế chấp để đảm bảo, việc làm hồ sơ, thủ tục vay tín chấp hay giải ngân cho khoản Vay tín chấp khá đơn giản, nhanh chóng và luôn được đồng hành cùng rất nhiều ưu đãi về mặt lãi suất kèm theo.
- Người đi Vay tín chấp chỉ cần chứng minh khả năng kinh tế để trả nợ khi làm thủ tục vay tín chấp. Người đi Vay tín chấp có thể vay số tiền tối đa lên tới 500 triệu đồng (tối thiểu 10 triệu đồng) hời hạn vay từ 6 đến 48 tháng. Việc giải ngân chỉ diễn ra trong vòng 2-3 ngày, và bạn còn có thể tất toán khoản vay bất kỳ lúc nào có nhu cầu.
- Việc bạn được vay bao nhiêu tiền và phải trả góp hàng tháng bao nhiêu sẽ được tính toán dựa vào mức thu nhập của bạn. Thông thường số tiền được vay có thể 6 lần khoản lương của bạn và số tiền này sẽ thuộc toàn quyền sử dụng của bạn, vào bất cứ mục đích nào mà bạn mong muốn.
Ngoài ra, Vay tín chấp cũng là sự lựa chọn phù hợp cho những doanh nghiệp đang cần tiền để duy trì và phát triển việc kinh doanh, sản xuất hoặc cá nhân muốn vay vốn nhanh chóng để trang trải cho đời sống sinh hoạt, thỏa mãn nhu cầu cá nhân mà không phải đau đầu về tài sản thế chấp.
Top 5 lưu ý quan trọng trong quy trình vay tín chấp
1. Đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng vay tín chấp
Thủ tục vay tín chấp hiện nay đã được đơn giản hóa đi rất nhiều so với trước đây, tuy nhiên bạn vẫn cần phải đọc kỹ hợp đồng trước khi đặt bút ký, bởi sẽ có những điều khoản ràng buộc giữa người vay và ngân hàng.
2. Hiểu rõ phương thức trả góp
Hiện nay có hai phương thức trả nợ Vay tín chấp là trả nợ theo dư nợ ban đầu và trả nợ theo dư nợ giảm dần:
- Đối với trả nợ theo dư nợ ban đầu (gốc), bạn phải trả tiền gốc cộng với lãi suất cố định trong quy trình vay.
- Đối với trả nợ theo dư nợ giảm dần, hàng tháng bạn sẽ phải trả tiền gốc và tiền lãi tính theo dư nợ thực tế, tức là số tiền lãi mà bạn phải trả sẽ giảm dần.
Tuy mức lãi suất tính theo hai phương thức này là khác nhau, nhưng tổng số tiền lãi mà bạn phải trả là bằng nhau. Một điểm đặc biệt nữa của vay tín chấp đó là bất kể khi nào bạn mong muốn hoặc có điều kiện đều có thể tất toán khoản vay ngay lập tức, và phí để thực hiện tất toán sẽ giao động từ 2% đến 6% tổng số dư nợ còn lại.
3. Tìm hiểu về cách tính lãi suất
Việc tính lãi suất vay tín chấp thường sử dụng 2 cách sau:
- Dựa trên dư nợ gốc: Lãi suất được tính trên số tiền vay ban đầu trong thời hạn vay.
- Dựa trên dư nợ giảm dần: Lãi suất chỉ tính trên số tiền thực tế người vay còn nợ sau khi trừ đi phần tiền gốc đã được trả trong các tháng trước đó.
Bạn có thể chịu lãi suất thị trường thấp hoặc cao hơn trong suốt thời gian vay vốn, bởi lãi suất sẽ không thay đổi hoặc thay đổi phụ thuộc vào diễn biến thị trường.
4. Cân nhắc khả năng chi trả trước khi vay
Mặc dù đây là hình thức vay không cần đảm bảo bằng tài sản, bạn vẫn nên cân nhắc khả năng chi trả trước khi vay vì vẫn phải trả góp tiền gốc và lãi suất hàng tháng. Số tiền nợ chỉ nên chiếm 30-40% tổng thu nhập hàng tháng. Không nên vay số tiền quá khả năng chi trả của bản thân, bời bạn sẽ phải chịu rất nhiều áp lực để trả nợ. Lên một kế hoạch chi tiêu hợp lý để luôn có thể thanh toán đầy đủ và đúng hạn, tránh việc nợ xấu xảy ra.
5. Chú ý đến các điều khoản và phí phạt của hợp đồng vay tín chấp
Có một số loại phí sau bạn nên chú ý trong quy trình vay tín chấp:
- Phí thanh toán trước hạn: Đây là khoản tiền bạn phải trả nếu muốn tất toán sớm trước hạn, tùy vào từng ngân hàng mà phí này sẽ giao động từ 2% đến 6% tổng số dư nợ còn lại.
- Phí thanh toán chậm: Ngân hàng sẽ quy định rõ thời gian bạn thanh toán cứng như các khoản phải trả hàng tháng của người vay, cần ghi nhớ thật kỹ để tránh việc bị ngân hàng phạt vì thanh toán chậm hoặc tạo ra nợ xấu.