Bất kỳ giai đoạn phát triển nào của trẻ cũng cần có sự kết hợp giữa rèn luyện trí não và thể chất. Do đó, việc cung cấp một số trò chơi vận động cho trẻ mầm non là rất cần thiết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp các trò chơi đang được áp dụng phổ biến trong các trường học.
Lợi ích của một số trò chơi vận động cho trẻ mầm non
Ở lứa tuổi mầm non, các em đang trong giai đoạn hình thành các kỹ năng cơ bản để phát triển. Một số trò chơi vận động cho trẻ mầm non được coi là công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình này vì:
- Bằng cách tham gia vào các hoạt động, trẻ có cơ hội rèn luyện sự dẻo dai, khả năng giữ thăng bằng và tăng cường sức mạnh. Việc vận động thường xuyên sẽ giúp tạo nền tảng thể lực tốt, giúp trẻ luôn năng động và khỏe mạnh.
- Ngoài phát triển thể chất, nhiều trò chơi còn được thiết kế để giúp trẻ vận động tư duy. Từ quan sát, đánh giá đến đưa ra quyết định, các em sẽ suy nghĩ nhạy bén và sáng tạo hơn.
- Khi tham gia vào các trò chơi tập thể, các em có thêm cơ hội để học cách làm việc nhóm và phát triển kỹ năng giao tiếp vô cùng hiệu quả.
Một số trò chơi vận động cho trẻ mầm non
Hầu hết các trường đều tạo điều kiện tốt nhất cho các em học sinh được phát triển hài hòa giữa thể chất lãn trí tuệ. Dưới đây là một số trò chơi vận động cho trẻ mầm non.
Kéo co
Các em sẽ được chia thành hai đội với số lượng người bằng nhau. Mỗi đội sẽ nắm chặt một phần dây thừng và đứng đối diện nhau. Đội nào kéo được trung điểm của sợi dây qua vạch của phía mình sẽ giành chiến thắng. Trò chơi này đòi hỏi sức mạnh và khả năng phối hợp giữa các thành viên.
Bắt bóng
Giáo viên sắp xếp các em thành vòng tròn và chuyền bóng cho nhau theo thứ tự từ trái sang phải. Trong quá trình đó, các em sẽ được nghe một bài hát, nếu nhạc dừng thì các em sẽ không chuyền bóng nữa.
Em nào đang giữ bóng sẽ phải trả lời một câu hỏi do giáo viên đặt ra. Nếu đúng sẽ được thưởng còn thua sẽ loại khỏi vòng tròn. Điều này giúp các em vừa được vui vẻ vừa được ôn lại kiến thức rất hiệu quả.
Nhảy lò cò
Trò chơi nhảy lò cò bao gồm một tấm thảm có 10 ô vuông được đánh số từ 1 đến 10. Các ô vuông được sắp xếp theo quy tắc 1-2, tức là hàng đầu tiên bao gồm 1 ô tương ứng với số 1, hàng thứ 2 là 2 ô tương ứng với số 2, số 3, hàng thứ 3 sẽ quay lại 1 ô tương ứng với số 4 và tiếp tục đến khi hết 10 số.
Trẻ sẽ nhảy qua các ô với điệu kiện ô 1 số sẽ bằng 1 chân và ô 2 số sẽ bằng 2 chân. Các em sẽ thi đấu lần được từng bạn một và tìm ra người chiến thắng cuối cùng. Hình thức này giúp trẻ rèn luyện khả năng giữ thăng bằng và phối hợp nhịp nhàng giữa mắt và chân.
Bài viết trên đã giới thiệu chi tiết về cấu trúc của một số trò chơi vận động cho trẻ mầm non. Tùy theo cách thức tổ chức, các em sẽ được phát triển các kỹ năng khác nhau nên nhà trường có thể thay đổi thường xuyên để tạo sự linh hoạt.