Nếu muốn trẻ trở thành những người bản lĩnh, sẵn sàng đối mặt với thử thách trong tương lai thì các bậc phụ huynh nên biết cách rèn luyện tư duy phản biện cho con ngay từ bây giờ bởi tư duy phản biện giúp trẻ suy luận logic để giải quyết vấn đề nhanh chóng và sáng suốt. Cùng tham khảo top 5 cách giúp trẻ rèn luyện tư duy phản biện sau đây:
Đặt câu hỏi mở
Không chỉ rập khuôn câu trả lời “có” hoặc không, câu hỏi mở buộc trẻ phải động não suy nghĩ thêm để trả lời nhiều thông tin hơn, qua đó bố mẹ sẽ nghe được những quan điểm cá nhân, cách tư duy sáng tạo và niềm tin của con.
Vì câu hỏi mở là dạng câu có nhiều đáp án, tùy vào cảm nhận của trẻ nên phụ huynh có thể tránh đặt câu hỏi theo lối mòn có hoặc không. Ví dụ, thay vì hỏi “Hôm nay ở trường con học có vui không?”, bạn có thử gợi mở “Hôm nay ở trường, con và các bạn đã học được bài thơ nào thế, có thể đọc lại cho bố mẹ nghe không?”, từ đó, trẻ sẽ ghi nhớ lại hoạt động trong ngày và chia sẻ thêm những gì mình đã được học.
Không chỉ ba mẹ đặt câu hỏi mà ngược lại cũng nên khuyến khích con đặt câu hỏi cho người lớn. Đây là cách giúp trẻ suy luận nhiều hơn, tổng hợp thông tin nhiều hơn.
Động viên trẻ tự đưa ra quyết định độc lập
Ở độ tuổi của trẻ, bố mẹ thường tự ý quyết định thay con bởi nghĩ trẻ chưa biết gì. Tuy nhiên, điều đó về lâu dài sẽ khiến trẻ thụ động và không có chính kiến. Tùy vào độ tuổi, trẻ không thể quyết định những điều quá phức tạp nhưng cha mẹ vẫn có thể tạo điều kiện, tôn trọng để trẻ tự đưa ra lựa chọn và ý kiến.
Trẻ nên được lựa chọn những thứ liên quan đến bản thân, chẳng hạn hôm nay con ăn gì, con sẽ chọn bộ quần áo nào để ra ngoài, con muốn mua quyển sách kia,…Tuy nhiên, để rèn luyện tư duy phản biện hiệu quả, nên có lý do cho sự lựa chọn đó. Bố mẹ có thể hỏi một vài câu gợi mở như “Vì sao con mua quyển sách đó?”, “Vì sao con xem chương trình này?”, khi trẻ đưa ra được câu trả lời phù hợp chính là lúc con đang thực hành tư duy phản biện.
Nâng cao khả năng giải quyết vấn đề giúp trẻ
Kỹ năng giải quyết vấn đề được sử dụng khi con đối mặt với những tình huống không mong đợi. Lúc này, con cần tận dụng kiến thức và khả năng của mình để tìm ra phương pháp xử lý linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Những vấn đề phát sinh thường không tuân theo quy tắc cố định nào. Do đó, con cần tự mình phân tích và đưa ra cách giải quyết. Quá trình này sẽ giúp con rèn luyện tư duy, nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ khác nhau. Đồng thời, con cũng học cách lựa chọn điều đúng đắn và đưa ra lý lẽ phản biện với những điều chưa hợp lý.
Vừa rồi là 3 cách rèn luyện tư duy phản biện mà ba mẹ có thể giúp con mình luyện tập hàng ngày. Tuy nhiên quan trọng hơn hết, cần sự kiên trì đồng hành từ bố mẹ để tạo động lực giúp trẻ thành thạo kỹ năng khá “khó nhằn” này.