Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là giáo dục trẻ trên quan điểm giáo viên chỉ đóng vai trò là người bạn hướng dẫn và đồng hành. Thầy cô phải có những hiểu biết nhất định về tính cách riêng của từng trẻ để từ đó tạo ra môi trường giáo dục chất lượng, […]

Đã cập nhật 20 tháng 9 năm 2022

Bởi The Tips

Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là giáo dục trẻ trên quan điểm giáo viên chỉ đóng vai trò là người bạn hướng dẫn và đồng hành. Thầy cô phải có những hiểu biết nhất định về tính cách riêng của từng trẻ để từ đó tạo ra môi trường giáo dục chất lượng, kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ. Việc tìm hiểu các để tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đóng một vai trò rất quan trọng để phát huy hiệu quả của mô hình giáo dục này.

Nguồn: Sưu tầm

Phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phải dựa trên các nội dung bao gồm:

  • Cho trẻ quyền được lựa chọn hoạt động yêu thích.
  • Khuyến khích sự sáng tạo của trẻ.
  • Tạo cơ hội, động viên trẻ phát biểu, nhận xét, đặt câu hỏi
Nguồn: Sưu tầm

Phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm:

  • Tổ chức các hoạt động theo hướng vừa học vừa chơi, giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng nhờ sự thoải mái và hứng thú trong quá trình học tập.
  • Đề cao tính chủ động cho trẻ, để trẻ được tự do sáng tạo và nêu ý kiến
  • Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn trẻ.
Nguồn: Sưu tầm

Các hoạt động có thể tổ chức trong mô hình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

Đầu tiên, cần lựa chọn trò chơi phù hợp với nhu cầu và sở thích của trẻ. Sắp xếp góc chơi khoa học là điều kiện đầu tiên để tổ chức thành công các trò chơi cho trẻ. Thứ hai, cần tạo mọi điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động học mà chơi, chơi mà học. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì trẻ đang hứng thú và đang thực hiện, bằng cách:

  • Ðặt những câu hỏi mang tính tư duy;
  • Lắng nghe trẻ;
  • Trò chuyện và giao tiếp với trẻ;
  • Chỉ dẫn;
  • Đưa ra gợi ý;
  • Khuyến khích, động viên trẻ;
  • Chơi cùng trẻ;
  • Củng cố kiến thức và các kỹ năng khác.
Nguồn: Sưu tầm

Ví dụ, hoạt động tạo hình theo chủ đề: Dán con vật từ hình tròn

Cách thực hiện:

  • Trẻ được tự do lựa chọn nhóm bạn cùng làm.
  • Trẻ được cung cấp nguyên liệu gồm các mảnh giấy hình tròn
  • Trẻ có thể tự do tạo ra các con vật tuỳ theo ý thích và trí tưởng tượng bằng việc ghép các hình tròn với nhau.

Qua trò chơi, các em sẽ phát triển khả năng sáng tạo, tăng trí tưởng tượng và chủ động hơn trong các hoạt động học tập.

Nguồn: Sưu tầm

Tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Nguồn: Sưu tầm