Tìm hiểu 6 cấp bậc trong tư duy phản biện 

Rèn luyện tư duy phản biện cần sự kiên trì và làm theo các bước bài bản thì bạn mới có thể đảm bảo phản xạ nhanh và thuyết phục trong mỗi trường hợp, vì vậy bố mẹ nên tập luyện cho con khả năng tư duy phản biện ngay từ khi còn nhỏ bởi […]

Đã cập nhật 7 tháng 11 năm 2024

Bởi Thảo Phạm

Tìm hiểu 6 cấp bậc trong tư duy phản biện 

Rèn luyện tư duy phản biện cần sự kiên trì và làm theo các bước bài bản thì bạn mới có thể đảm bảo phản xạ nhanh và thuyết phục trong mỗi trường hợp, vì vậy bố mẹ nên tập luyện cho con khả năng tư duy phản biện ngay từ khi còn nhỏ bởi thời điểm này trẻ đang tiếp thu nhanh và còn dễ sửa lỗi nếu còn mắc lỗi. Cùng tìm hiểu 6 cấp độ trong tư duy phản biện để có lộ trình phù hợp cho con.

Bậc bậc 1: Chưa thể trình bày trọn vẹn vấn đề hay ý kiến, không có tư duy phản biện (The Unreflective Thinker)

Ở cấp độ này, trẻ chưa hiểu được chủ đề chính và bày tỏ quan điểm rõ ràng. Khi phản hồi, con có thể nói dài dòng hoặc không đầu đuôi và không đi vào trọng tâm. Việc này khiến các cuộc đối thoại trở nên dài dòng mà không đi đến kết quả. Trẻ không có suy nghĩ độc lập và bị phụ thuộc bởi người khác.

Cấp bậc 2: Nhận thức được tư duy phản biện (The Challenged Thinker)

Mặc dù các em học sinh đã nhìn nhận được những mặt còn hạn chế trong khả năng phân tích thông tin và tư duy phản biện của bản thân nhưng vẫn còn khiếm khuyết về mức độ tập trung hay nghiêm túc. Tin vui là cấp độ này cha mẹ có thể khuyến khích con khắc phục bằng cách trẻ cố gắng đưa ra những quan điểm, góc nhìn đa chiều hơn. 

Cấp bậc 3: Bắt đầu hình thành được tư duy phản biện (The Beginning Thinker)

Đây là giai đoạn mà trẻ đã có thể kiểm soát và chủ động suy nghĩ về nhiều lĩnh vực hơn ở cấp độ 2. Trẻ hiểu rằng việc bày tỏ quan điểm của mình còn nhiều hạn chế khiến người khác chưa hiểu rõ và tìm cách khắc phục.

Cấp bậc 4: Tư duy thực tiễn (The Practical Thinker)

Không còn chỉ là suy nghĩ trong tiềm thức mà trẻ sẽ có khả năng áp dụng tư duy giải quyết vấn đề thực tế một cách hiệu quả nếu đạt đến trình độ này. Đặc điểm của nhóm người này là họ sẽ chủ động rèn luyện, phát triển bản thân thông qua việc thực hành thường xuyên, nhằm cải thiện kỹ năng từng ngày một cách có kiểm soát.

Cấp bậc 5: Tư duy phản biện như thói quen (The Advanced Thinker)

Ở cấp bậc cao này, trẻ có khả năng phân tích vấn đề một cách sâu sắc và toàn diện bằng tư duy phản biện. Nhận thức của các học sinh sẽ cực kỳ nhạy bén khi tiếp nhận và đối chiếu với các quan điểm khác, biết chọn lọc thông tin.Bên cạnh đó, trẻ còn có thể xây dựng các kế hoạch có hệ thống để cải thiện bản thân một cách toàn diện và hiệu quả.

Cấp bậc 6: Tư duy phản biện chuyên nghiệp ( Master Thinker)

Cấp bậc cuối cùng và cũng khó chinh phục nhất. Bởi để có thể khiến tư duy phản biện trở thành bản năng tự nhiên trong suy nghĩ của trẻ là một hành trình dài. Những người ở cấp độ này tiếp cận mọi vấn đề với sự logic và thấu đáo, làm chủ quá trình ra quyết định và xử lý thông tin hiệu quả. Ngoài ra khả năng phân tích và đánh giá thông tin một khách quan, nhạy bén cũng rất mạnh mẽ. 

6 cấp độ của tư duy phản biện

Để giúp con chinh phục cả 6 cấp bậc này sẽ rất khó khăn, thay vào đó cha mẹ có thể dựa vào năng lực của con để có những phương pháp phù hợp ở mỗi cấp độ. 

Tags: