Uniqlo là một thương hiệu thời trang mang tính tiêu biểu của Nhật Bản: kiểu mẫu, sáng tạo và bền vững…với những sản phẩm may mặc sử dụng nguyên vật liệu mới, chất lượng tốt và giá cả hợp lý.
1. Tính biểu tượng
Người ta biết đến Nhật Bản như một nền văn hoá quật cường, sáng tạo và tính kỷ luật cao. Và người ra cũng biết đến thương hiệu Uniqlo, một nền văn hoá thời trang kiểu Nhật – mang tính dài hạn, chú trọng cải tiến và phục vụ đời sống thực tiễn. Phong cách thời trang, chất lượng và giá trị sử dụng của Uniqlo mang trên mình những phẩm chất của một nền văn hoá Công Nghiệp Nhật Bản, hiện đại và tinh tế. Nhân tố quyết định tính “unique” của thương hiệu là sự cầu toàn trong việc phát triển và hoàn thiện nguyên vật liệu mới, với các đặc tính thường thức như giữ nhiệt, giúp duy trì độ ẩm của da, khoáng khuẩn, có độ đàn hồi cao và độ mỏng làm mát, khô thoáng nhanh.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách giặt áo da siêu chuẩn để áo luôn như mới
Thời trang của Uniqlo là nhu cầu ăn mặc căn bản của người tiêu dùng. Khác với mô hình thời trang thị trường “Fast fashion” của các hãng thời trang bản lẻ có tiếng như H&M, Zara hay Mango. Triết lý kinh doanh của Uniqlo là những cải tiến theo đuổi đời sống công nghiệp mới, những sáng tạo kiểu mẫu mang tính ổn định và thay đổi qua thời gian, thay vì là sự “chạy đua” với xu hướng và các trào lưu hiện hành.
Xem thêm: Top 6 dịch vụ vệ sinh laptop tại nhà giá rẻ
2. Lịch sử sáng lập
Xuất thân từ một doanh nghiệp gia đình đã tồn tại từ năm 1949, ông Tadashi Yanai sáng lập công ty Ogori Shoji tại Yamaguchi vào năm 1963. Đến năm 1984, thương hiệu Uniplo mới chính thức được ra đời. Ban đầu, tên thương hiệu được đặt theo cách viết rút gọn của cụm từ “Unique Clothing” là Uniclo, tuy nhiên, sự nhầm lẫn giữa “c” và “q” khi đăng ký thương hiệu vào năm 1988 đã dẫn đến sự ra đời của Uniqlo ngày nay. Tháng 9/1991, Ogori Shoji được đổi tên thành Fast Retailing Co.,Ltd và chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Hiroshima vào tháng 7/1994. Song, từ ngày 1/11/2005, Uniqlo tách ra từ công ty mẹ và độc lập niêm yết cổ phần tại Sở GDCK Tokyo.
Xem thêm: 6 cách trị rôm sảy ở người lớn cực hữu ích bạn cần biết
Mặc dù là một doanh nghiệp có nguồn gốc Á Đông, nhà sáng lập Tadashi Yanai không duy trì hình thức quản trị công ty theo truyền thống “Cha truyền con nối”. 2 người con trai của Tadashi Yanai giữ vai trò lãnh đạo trong bộ máy điều hành, nhưng không ai được nghiễm nhiên giữ chức CEO của tập đoàn. Thay vào đó, họ phải cùng tham gia quản lý với nhiều thành viên khác trong ban quản trị. Thương hiệu Uniqlo là một trong những doanh nghiệp, đầu tư trong việc đào tạo thế hệ lãnh đạo tương lai. Cốt lõi là nhằm để “săn đón” nhân tài, những người sẽ kế thừa các vị trí điều hành cao cấp của tập đoàn bao gồm khoảng 200 “ghế lãnh đạo” của thương hiệu, trải rộng trên khắp thế giới
Mẫu thiết kế logo đặc biệt của Uniqlo hiện nay đã được đổi mới kể từ năm 2006. Trong đó, logo đang được sử dụng được thiết kế bởi Kashiwa Sato, bao gồm 2 hình vuông với 2 màu chủ đạo đỏ – trắng, tượng trưng cho màu quốc kỳ Nhật Bản. Ngoài ra, với ý tưởng từ con dấu kí tên của Nhật, logo thương hiệu bao gồm 2 phần, với 1 hình vuông hiển thị theo bộ chữ viết Katakana, và 1 hình vuông hiển thị bằng chữ cái latin. 3 chi tiết thiết kế này thể hiện ý nghĩa sâu sắc của một thương hiệu Uniqlo toàn cầu mang đậm bản sắc cố quốc.
3. Thông tin thương nghiệp
Câu chuyện thành công của thương hiệu Uniqlo, đồng thời là một trong những điều tâm đắc nhất trong sự nghiệp của nhà sáng lập Tadashi Yanai. Trong khi hầu hết chúng ta đều tin rằng cotton là loại vải hữu cơ có chất lượng tốt nhất, Uniqlo đã phát minh ra nhiều loại nguyên vật liệu mới để kiến tạo nền tảng mới, thị phần mới cho mình. Tiêu biểu như các loại vải giữ ấm Heattech, hay chất vải làm mát để mặc trong mùa hè oi nóng như AIRism.
Thương hiệu Uniqlo duy trì mối quan hệ trực tiếp với các nhà cung cấp một cách ổn định. Theo đó, số hàng đang được bán ra từng giờ tại các cửa hàng đồng thời sẽ được “luân chuyển” đến các nhà sản xuất và cung cấp như một đơn đặt hàng. Do đó, từng khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình sản xuất hàng hoá của thương hiệu. Mặt khác, học hỏi và áp dụng tính linh động của mô hình “thời trang nhanh”, sản phẩm của Uniqlo không có chu kỳ lưu kho qua hàng tuần hay nhiều tháng trời, mà là được tính trong khoảng 1 tuần hay vài ngày.
Ngoài ra, sự sáng tạo của Nhật Bản là điều mà các quốc gia trên thế giới điều phải ngước nhìn. Và Uniqlo đã luôn đưa ra những dự án quảng cáo độc đáo và mang lại lợi ích cộng đồng cao. Điển hình là chiến dịch lông cừu 1900 yên được phát động vào năm 1998, hay “dự án UT”, một cửa hàng tiện lợi cho T-shirt, đã được triển khai vào ngày 28/04/2007 tại Harajuku, Tokyo. Ngoài ra, thương hiệu Uniqlo cũng lựa chọn và tận dụng các kênh quảng bá sản phẩm khác nhau một cách tốt nhất, từ truyền hình, báo chí, internet cho đến việc sử dụng các tờ rơi vào dịp cuối tuần theo mùa hoặc các chiến dịch giới hạn.
4. Các dòng sản phẩm
Thương hiệu Uniqlo cung cấp các mặt hàng thời trang dành cho 3 nhóm đối tượng chính bao gồm: nam giới, phụ nữ và trẻ em. Chuyên sâu trong nghiên cứu và các thử nghiệm xơ sợi mới, Uniqlo phân chia các sản phẩm của mình theo 2 dòng “vật liệu” chính như:
Dòng sản phẩm Heattech là minh chứng của những cải tiến và sáng tạo không ngừng nghỉ của Uniqlo. Phục vụ cho lĩnh vực thời trang bền vững, loại vải Heattech có khả năng hấp thụ nhiệt toả ra từ cơ thể, lưu giữ lại trong các túi không khí nằm trên các sợi vải Công Nghệ mới, có tác dụng giữ ấm cho người mặc. Chất liệu đặc biệt này là thành quả của sự hợp giác giữa Uniqlo và nhà sản xuất xơ sợi tổng hợp Toray Industries (một công ty khoa học về nghiên cứu và phát triển vật liệu), kể từ năm 2003. Heattech có chất vải mỏng, tạo cảm giác thoải mái cho người mặc, hoàn tác khác với tiêu chuẩn và đặc điểm thông thường của các loại vải giữ ấm khác.
Các dòng sản phẩm khác mang tính đột phá của Uniqlo là Lông cừu (Fleece – 1999), Bratop (2004), AIRism (2009), Ultra Light Down (2009) và Lifewear. Trong đó AIRism là một loại vải làm mát có tính co giãn, Lifewear có tác dụng dành cho loại trang phục kết hợp giữa đồ thể thao và đồ mặc thường ngày.
5. Gương mặt đại diện
Tháng 5/2012, ngay trước thềm Giải vô địch quần vợt Pháp mở rộng Roland Garros, tay vợt số 2 thế giời người Serbia – Novak Djokovic, chính thức được công bố trở thành gương mặt đại diện cho thương hiệu Uniqlo.
Tháng 10/2012, thương hiệu Uniqlo đã thu hút gần 200 triệu lượt xem với đoạn video quảng cáo độc đáo và mới lạ của mình. Trong đó, chú mèo Maru nổi tiếng trên mạng Internet lúc bấy giờ trở thành đại sứ thương hiệu của hãng thời trang Nhật Bản nổi tiếng này. Uniqlo đã “ngỏ lời” mời vị đại sứ đáng yêu này nhằm tôn vinh hình tượng “Nhật Bản” của thương hiệu, nhân dịp quảng bá cửa hàng mới tại San Francisco, bang California, Mỹ.
6. Bộ sưu tập
7. Thị trường Châu Á
Những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, sau khi đã đạt được sự “kiên cố” và ổn định tại thị trường Nhật Bản, thương hiệu Uniqlo mới bắt đầu vươn đến mục tiêu toàn cầu. Ông Tadashi Yanai bắt đầu chuyển hướng tập trung sang thị trường quốc tế, xâm nhập vào Mỹ, Châu Âu và bành trướng tại Đông Á. Kể từ khi xâm nhập vào thị trường Trung Quốc đại lục vào tháng 9/2002 với cửa hàng đầu tiên được mở tại Thượng Hải. Uniqlo đã liên tục mở rộng mạng lưới của mình, hiện nay sở hữu khoảng 403 cửa hàng tính đến tháng 10/2015.
Để thực hiện chiến lược toàn cầu, Uniqlo đã xây dựng các mối kinh doanh với các nhà máy đối tác của thị trường nhân công giá rẻ như Trung Quốc, Việt Nam, Bangladesh và Indonesia. Các văn phòng sản xuất của Uniqlo có mặt tại Thượng Hải, Hồ Chí Minh, Dhaka, Jakarta và Istanbul, tuy nhiên, Uniqlo Outlet vẫn chưa có mặt tại thị trường Việt Nam.
7. Các nhãn hiệu liên quan
Thương hiệu Uniqlo đặt tham vọng vươn tới vị trí số 1 vào năm 2020 và vượt qua các đối thủ trọng yếu như Zara, H&M và Gap. Trong đó, Gap được xem là đối thủ trực tiếp nhất của Uniqlo trên thị trường Mỹ nói riêng và quốc tế nói chung. Nằm trong các chiến lược M&A, Uniqlo thậm chí đã lên kế hoạch thâu tóm Gap vào năm 2011 nhưng đã thất bại từ giai đoạn đầu.
Theo công bố của Tạp chí kinh doanh (Forbes), nhà sáng lập Tadashi Yanai hiện là tỷ phú giàu nhất Nhật Bản. Ông Tadashi Yaina bên cạnh việc điều hành tập đoàn thời trang hiện tại, còn chú trọng đến sự phát triển bền vững trong tương lai. Từ năm 2012, ông đầu tư xây dựng trường đại học Uniqlo tại Tokyo nhằm đào tạo nghiệp vụ và nâng cao trình độ, dự tính khoảng 1500 nhà quản lý cho chuỗi cửa hàng bán lẻ toàn cầu của mình.
Nhãn hiệu con Grameen UNIQLO ra đời từ sự hợp tác của doanh nghiệp xã hội Uniqlo Bangladesh (UNIQLO Social Business Bangladesh Ltd.) với Grameen Healthcare Trust vào tháng 8/2011. Grameen UNIQLO thiết lập chu kỳ kinh doanh bền vững với cơ cấu hoàn toàn bản địa. Nhãn hiệu này cung cấp đồ may mặc chất lượng giá rẻ (phù hợp với khả năng chi trả của người nghèo ở Bangladesh), với lợi nhuận tái đầu tư vào các sáng kiến kinh doanh phục vụ cộng đồng và phát triển đời sống xã hội của Bangladesh. Đến nay, cửa hàng thứ 10 của Grameen UNIQLO vừa được khai trương vào tháng 6/2015.
Ngoài Uniqlo, tập đoàn Fast Retailing còn bao gồm các công ty con khác như: GU (Nhật Bản), Theory (Nhật Bản), Comptoir des Cottonniers S.A.S (Pháp), Princesse Tam.Tam S.A.S (Pháp), J Brand (Mỹ)
8. Theo dõi Uniqlo
[row cols_nr=”6″]
[col size=”2″]
[/col]
[col size=”2″]
[/col]
[col size=”2″]
[/col]
[col size=”2″]
[/col]
[/row]